Tin tức

Hợp đồng thang máy và những thông tin về pháp lý

Trong quá trình mua bán và trao đổi tài sản,  hợp đồng nguyên tắc là biên bản quan trọng ràng buộc đôi bên về quyền và nghĩa vụ thực hiện. Tuy  nhiên, việc thiếu kiến thức về pháp lý hay hợp đồng chưa rõ ràng cũng là một điều vô cùng nguy hiểm nếu bạn không hiểu về chúng, dẫn đến gặp phải một số rủi ro và tranh cãi cho mình và đối tác.

Hợp đồng lắp đặt thang máy cũng vậy, để phòng ngừa các rủi ro và sự hợp tác suôn sẻ, tránh bất đồng ý kiến giữa các bên, hãy cùng Đông Đô tìm hiểu về hợp đồng mua bán tài sản áp dụng đối với sản phẩm thang máy và các quy định về quyền và nghĩa vụ trọng hợp đồng này nhé!

1.Hợp đồng lắp đặt thang máy là gì?

Hợp đồng lắp đặt thang máy là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán trong các công việc liên quan đến quá trình thực hiện lắp đặt thang máy. Đảm bảo quá trình thực hiện sau khi ký hợp đồng không bị xung đột về lợi ích. Hợp đồng lắp đặt thang máy sẽ làm nhiệm vụ ràng buộc và làm rõ trách nhiệm giữa các bên cân bằng về lợi ích giữa bên mua và cả bên bán, giúp thang máy hoạt động hiệu quả phục vụ lợi ích cho con người.

Hop-dong-thang-may-giup-2-ben-di-den-thoa-thuan-som-nhat
Hợp đồng lắp đặt thang máy giúp 2 bên đi đến thỏa thuận nhanh nhất

2.Hợp đồng căn cứ vào các tiêu chuẩn nào để nghiệm thu sản phẩm

Đối với hợp đồng mua bán và lắp đặt thang máy, thông thường 2 bên sẽ dựa trên các căn cứ về chất lượng sản phẩm cũng như về sự thỏa thuận thống nhất về các yêu cầu trong thang máy. Tuy nhiên, để làm đúng điều này thì các căn cứ phải cụ thể như sau:

  • Chất lượng của thang máy phải được thống nhất và đảm bảo tương đương theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN). Từ đó, bên mua sẽ dựa trên các số liệu của sản phẩm và số liệu tiêu chuẩn kỹ thuật để so sánh.
  • Mọi sự mô tả trên bao bì, nhãn hiệu hàng hóa, thông tin nguồn gốc xuất xứ chính xác với mẫu mà bên mua lựa chọn, và bên bán phải xác nhận đảm bảo cho bên mua.
  • Bộ phận làm nhiệm vụ kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy phải được làm từ những đơn vị được nhà nước cấp phép, giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu, cũng như hồ sơ, lý lịch về nguồn gốc xuất xứ của thang.
  • Ngoài ra, bên mua cũng cần tìm hiểu kỹ về các tiêu chuẩn liên quan đến an toàn thang máy. Để đảm bảo sự lựa chọn thang máy của mình đã phù hợp hay chưa. Không nên vì giá cả, chi phí rẻ mà lựa chọn những loại thang máy kém chất lượng hay đơn vị cung cấp thang máy năng lực yếu kém.   

>> Xem thêm: Hợp đồng mẫu trong thang máy

3.Điều khoản vi phạm và bồi thường

Khi hợp đồng giao kèo, việc thiết lập các điều khoản vi phạm bồi thường giữa 2 bên là những điều rất quan trọng. Hai bên cần lường trước mọi vấn đề có thể xảy ra, và quy định rõ ràng về trách nhiệm bồi thường về thiệt hại nếu có.

Nhung-rui-ro-trong-ky-ket-hop-dong-thang-may
Những rủi ro trong ký kết hợp đồng thang máy

Từ đó, bên mua và bên bán có thể đề xuất và chỉnh sửa các điều khoản về vi phạm và bồi thường và thống nhất trong văn bản hợp đồng. Trong đó bao gồm các vấn đề:

  • Thời hạn hợp đồng thi hành và các điều khoản phạt về chậm tiến độ.
  • Trách nhiệm bàn giao sản phẩm chuẩn xác, đúng chủng loại và nguồn gốc xuất xứ của bên bán hàng. Cùng với đó là các điều khoản về đổi-trả-bồi thường thiệt hại do vi phạm các điều khoản thỏa thuận ban đầu.
  • Sản phẩm trong thời hạn bảo hành, bên bán có nghĩa vụ phải bảo hành sửa chữa và bồi thường thiệt hại nếu vấn đề nào đó xảy ra. Bên mua có quyền yêu cầu bên bán thực hiện bảo hành, phòng trường hợp các lỗi nhỏ về thiết bị hay ngoại quan sản phẩm có vấn đề đều có thể thực hiện đổi trả hay bồi thường thiệt hại.
  • Bên bán cần có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết về sản phẩm và hướng dẫn sử dụng và vận hành sản phẩm sao cho chuẩn xác nhất. Nếu bên bán không thực hiện, bên mau có thể hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại dựa trên điều kiện hợp đồng đã giao kèo trước đó.

4.Bảo lãnh tài chính – phòng ngừa rủi ro trong mua bán giữa đôi bên

Bảo linh tài chính có tên tiếng anh là Financial Guarantee là hợp đồng bảo lãnh của bên thứ ba để trả lại khoản nợ giữa bên bán hàng và bên mua hàng. Do đó, bên bán và bên mua thường có đơn vị thứ 3 đứng ra làm trung gian có thẩm quyền và đủ tính pháp lý để bảo lãnh tài chính giữa đôi bên. Giúp đảm bảo lợi ích cho cả hai.

Bởi vì trước đây, đã có một vài tình huống sau khi người mua ký hợp đồng và thanh toán tiền cọc đầu tiên cho đơn vị cung cấp thang máy thì đơn vị đó bỗng chốc mất hút, chặn liên hệ và biến mất khỏi thị trường. Ngay cả khi thời điểm bên mua đã lắp đặt vận hành xong, cũng có trường hợp thang vẫn còn trong giai đoạn bảo hành nhưng đơn vị lắp đặt lại biến mất không rõ lý do. Dẫn đến tình trạng bên mua bị hẫng, mất lòng tin khi hợp tác với những đơn vị này.

Ngoài ra, cũng có nhiều trường hợp doanh nghiệp làm việc dưới dạng lấy chỗ nọ đắp chỗ kia, lâu dần khiến cho doanh nghiệp mất khả năng tài chính và dẫn đến các tình trạng chiếm dụng vốn, làm chậm tiến độ, hay thậm chí là sử dụng các phụ tùng thay thế và kém chất lượng để lắp vào thang máy của bạn.

Bao-lanh-tai-chinh-la-bien-phap-phong-ngua-rui-ro-giua-doi-ben
Bảo lãnh tài chính là biện pháp phòng ngừa rủi ro giữa đôi bên

Hoặc trường hợp khác, bên bán hàng đã thực hiện đầy đủ các quy trình từ nhập hàng, lắp đặt hoàn thiện và kiểm định cho bên mua hàng theo hợp đồng đã thống nhất, nhưng bên mua lại bắt đầu có ý định trì hoãn việc thanh toán tiền, hay tìm mọi vấn đề để gây khó dễ trong việc nghiệm thu và quyết toán, dẫn đến đơn vị thang máy bị chậm thanh toán với các đối tác bởi bên mua chiếm dụng tài sản, khiến tài chính của đơn vị này bị ảnh hưởng làm cho mọi vấn đề bị phát sinh theo sau đó.

Trong các tình huống phát sinh như vậy, thông thường trường hợp có đơn vị bảo lãnh đứng trung gian thì bên mau hoàn toàn có thể yên tâm hơn. Bởi vì chỉ cần bên mua có thể cung cấp đầy đủ thông tin về hợp đồng vi phạm của bên bán là có thể lấy lại tiền của mình. Nếu bên bán không làm đúng trách nhiệm mà 2 bên đề ra thì bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay thế để bảo đảm quyền lợi cho khách hàng về sau. Chính vì vậy, việc lựa chọn đơn vị bảo lãnh làm trung gian sẽ là biên pháp hữu hiệu trong phòng ngừa rủi ro tài chính cho cả đôi bên. Tuy nhiên, trong bảo lãnh lại có nhiều dạng khác nhau:

4.1.Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là phương án được thực hiện do tổ chức tín dụng cam kết với bên bảo lãnh thực hiện thay các khoản nợ đầy đủ theo nghĩa vụ của bên được bảo lãnh được ghi nhận trong hợp đồng với bên bảo lãnh.

Bao-lanh-hop-dong-se-giup-dam-bao-quyen-loi-giua-doi-ben
Bảo lãnh hợp đồng sẽ giúp đảm bảo quyền lợi giữa đôi bên
  • Bên bảo lãnh (bên thứ 3) có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh (bên mua).
  • Nghĩa vụ thực hiện bảo lãnh bao gồm tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên nợ gốc, lãi trên số tiền chậm trả,… theo hợp đồng soạn sẵn.
  • Giá trị thực hiện bảo lãnh do các bên thỏa thuận, thông thường từ 2%-10% giá trị hợp đồng đã ký kết. Tuy nhiên, theo thông tư số 11/2015/TT-BKHĐT, biểu mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng đối với hình thức chào hàng cạnh tranh có nêu giá trị bảo lãnh hợp đồng là từ 2%-3% giá trị hợp đồng.

4.2.Bảo lãnh tạm ứng

Bảo lãnh tạm ứng được hiểu là sự ràng buộc về pháp lý để bên bán không vi phạm hợp đồng, không vi phạm tiến độ và đảm bảo bên bán sử dụng khoản tạm ứng đúng mục đích với thời gian tạm ứng tương đương với thời gian sử dụng hợp đồng. Giá trị bảo lãnh thường được thỏa thuận tùy vào các điều kiện:

  • Đối với hợp đồng thi công công trình xây dựng trên 50 tỷ thì giá trị bảo lãnh thông thường quy định là 10%
  • Với những công trình xây dựng từ 10 tỷ đến 50 tỷ thì giá trị bảo lãnh tương ứng là 15%
  • Với những công trình xây dựng dưới 10 tỷ, giá trị bảo lãnh thông thường là 20%

4.3.Bảo lãnh bảo hành

Bảo lãnh bảo hành là biện pháp được nhiều người sử dụng nhất, nó được áp dụng trong quá trình ký kết hợp đồng lắp đặt thang máy, giúp bảo vệ lợi ích cho cả bên mua lẫn bên bán hàng. Đảm bảo quá trình bảo hành được thực hiện đầy đủ về quyền và nghĩa vụ giữa hai bên trong thời gian bảo hành có hiệu lực.

Trong trường hợp mà hợp đồng xây dựng đã có hiệu lực mà đơn vị thang máy lại không thực hiện theo hợp đồng hoặc có hành vi vi phạm hợp đồng thì đơn vị này sẽ không nhận lại được số tiền đã được bảo lãnh này.

Voi-Dong-Do-viec-bao-lanh-bao-hanh-se-dam-bao-moi-quyen-loi-cho-dong-do
Đông Đô luôn đảm bảo quyền lợi và uy tín cho khách hàng không cần thông qua bảo lãnh

Mức bảo lãnh cho việc bảo hành được quy định trong từ 2% đến 10% giá trị hợp đồng đã ký kết. Trong trường hợp phòng ngừa rủi ro, bảo lãnh có thể lên đến không quá 30% giá trị hợp đồng, nhưng điều kiện này phải có sự thỏa thuận thống nhất giữa hai bên mua và bên bán.

4.4.Bảo lãnh thanh toán

Bảo lãnh thanh toán được áp dụng không chỉ phòng ngừa cho người mua có nguy cơ gặp rủi ro mà cũng là điều kiện để phòng ngừa cho đơn vị thang máy khi gặp phải những khách hàng không uy tín.

Bởi gần đây, có rất nhiều doanh nghiệp thang máy rơi vào hoàn cảnh éo le khi gặp phải những khách hàng không có khả năng thanh toán hợp đồng, hay cố tình dây dưa việc thanh toán chốt hợp đồng cho đơn vị cung cấp thang máy. Vì đối với sản phẩm thang máy là sản phẩm có giá trị lớn, nên thường được chia ra các giai đoạn thanh toán chứ hiếm khi thanh toán 100% thang máy từ đầu. Thậm chí có một số đơn vị còn chấp nhận thanh toán 100% sau khi lắp đặt và bàn gia sản phẩm. Việc này sẽ gây ra rủi ro khá lớn cho đơn vị cung cấp thang máy.

Cho nên với một sản phẩm thang máy đắt tiền, ngoài tiền cọc bên mua đã thanh toán đợt đầu tiên thì các chi phí, sản xuất hay vận chuyển đều được doanh nghiệp ứng trước. Trường hợp bàn giao sản phẩm nhưng khách hàng lại không quyết toán đúng lịch, đúng hẹn, sẽ gây ra tình trạng khách hàng chiếm dụng tài sản, tồn đọng vốn, mất dòng tài chính để phát triển các dự án, và các hợp đồng công trình sau. Điều này đa phần hay xảy ra với các doanh nghiệp nhỏ, có nguồn vốn và chi phí bị hạn chế.

Cho nên, trong trường hợp này việc tìm đến đơn vị thứ 3 đứng ra bảo lãnh tài chính hay bảo lãnh tài sản là một quyết định hợp lý nhất. Bởi khi bảo lãnh tài chính được lập ra, bên thứ 3 sẽ có trách nhiệm đứng ra bảo lãnh hoặc thu trước giá trị của hợp đồng mua bán đó. Sau đó, tùy thuộc vào giai đoạn thanh toán của hợp đồng mà bên bán có thể được đảm bảo được thanh toán theo đúng lộ trình và giá trị. Tuy nhiên, trước khi thực hiện hợp đồng này, bên mua và bên bán cũng cần phải xác minh sự uy tín của đơn vị bảo lãnh, tránh trường hợp cả 2 bên gặp phải rủi ro tài chính từ bên thứ 3 (Thông thường bên thứ 3 là đơn vị ngân hàng nên cũng có thể yên tâm phần nào trong vấn đề này) hoặc thủ tục pháp lý không rõ ràng.

Vì thế, với những sản phẩm có giá trị lớn như thang máy và liên quan trực tiếp đến tính mạng con người, an toàn kỹ thuật thì cả người mua hay doanh nghiệp cung cấp thang máy đề nên nghiên cứu kỹ các thông tin về kỹ thuật cũng như pháp lý. Cùng với đó là tham khảo kỹ càng về các vấn đề trong hợp đồng tài chính để đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên liên quan trong hợp đồng.

>>Xem thêm: Thủ tục về nhập khẩu và thuế thang máy gia đình mới nhất

MH


Thông tin về chúng tôi:

📞 Hotline: 086 504 3686, 037 504 3686033 717 3686

📍 Địa chỉ: 53 Phạm Thận Duật, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

🌐 Theo dõi Đông Đô tại D.D-Omnichannel

Chia sẻ :

Bình luận


Ánh
Ánh
04 Jan 2023 08:59 PM
Hay!

Thêm bình luận

 Bạn đã gửi bình luận thành công!   Tải lại
Error: Please try again

Tin Tức liên quan

Đăng ký tư vấn

 Tin nhắn của bạn đã được gửi thành công, Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất. Cảm ơn bạn!
Error: Please try again