Tin tức

Những thông tin cần biết về bảo trì thang máy

Nguyên nhân gây ra sự cố thang máy hiện nay đa số bắt nguồn từ thang máy không được kiểm tra, bảo trì bảo dưỡng thường xuyên theo định kỳ và đúng cách. Bảo trì thang máy giúp giảm rủi ro tai nạn thang máy và nâng cao độ an toàn cho gia đình. Sau đây hãy cùng thang máy Đông Đô tìm hiểu về “Những thông tin cần biết về việc bảo trì thang máy gia đình” qua bài viết dưới đây nhé!

1. Tại sao cần bảo trì thang máy thường xuyên?

Sau một thời gian dài thang máy hoạt động liên tục, các linh kiện bên trong thang máy hoạt động quá công suất dẫn đến các linh kiện bị hao mòn. Bảo trì, bảo dưỡng thang máy thường xuyên giúp chúng ta kiểm tra, phát hiện, khắc phục những lỗi, sự cố mà thang máy đang gặp phải giúp cho thang máy hoạt động ổn định và tăng công suất hoạt động của thang máy.

can-bao-tri-thang-may-thuong-xuyen
Bảo trì thang máy thường xuyên giúp tăng tuổi thọ của thang máy

Ngoài ra bảo trì thang máy gia đình thường xuyên còn giúp tiết kiệm 1 khoản chi phí cho việc phải sửa chữa, thay thế toàn bộ thiết bị hỏng hóc, bởi mỗi thiết bị linh kiện đều có giá thành cao và phải chờ đợi linh kiện vận chuyển về, mất nhiều thời gian.

2. Dấu hiệu nhận biết thang máy cần được bảo trì, bảo dưỡng

  • Trong quá trình vận hành, thang chạy quá ồn, quá trình khởi động và dừng bị rung lắc, không được êm.
  • Thang máy vận hành chậm, xử lý các tín hiệu gọi thang quá chậm
  • Hệ thống cáp tải kém chất lượng, cáp kéo là bộ phận cần được bảo trì thường xuyên và được tra dầu mỡ thường xuyên bảo đảm có độ trơn để quá trình di chuyển được êm ái.
  • Thang máy thường xuyên bị trục trặc, hỏng hóc như cửa thang bị kẹt, thang dừng đột ngột dù không mất điện,… các sự cố này cũng cần phải lưu ý để được bảo trì kịp thời, tránh những sự cố xảy ra.
nhan-biet-nhung-dau-hieu-bat-thuong-cua-thang-may
Dấu hiệu nhận biết thang máy cần được bảo trì, bảo dưỡng

3. Quy trình bảo trì thang máy

3.1. Công việc cần thực hiện trong mỗi lần bảo trì

(Vệ sinh công nghiệp toàn bộ Thang Máy)

1

Phòng đặt máy

Khoá cửa và cửa sổ. Sự di chuyển của cửa, nhiệt độ phòng máy. Đèn, sự thấm nước các vật dụng khác đặt trong phòng máy

2

Các thiết bị trong Phòng Máy

Máy kéo, động cơ. Dầu máy kéo, phanh điện tử, bộ phanh cơ khí an toàn(Governor), tủ điều khiển. Tất cả các chi tiết trong tủ điều khiển: Relay, khởi động từ, các mạch điều khiển, giắc cắm….

3

Sự hoạt động của buồng thang

Sự hoạt động của cửa: Khởi động, hãm, dừng. Độ lắc, tiếng ồn, Đất, cát ở Sill cửa. Sự di chuyển, Thanh Sefety - Shoes, các thiết bị khác làm cửa mở lại (Photocell, USDS….), lau mắt kính của Photocell, Chuông dừng tầng, quạt làm mát buồng thang.

4

Sự hoạt động của tủ cứu hộ tự động

Kiểm tra hoạt động của hệ thống ắc quy, nguyên lý hoạt động của tủ cứu hộ tự động

5

Bảng điều khiển, hộp, hiển thị báo tầng, báo chiều

Sự tác động của các nút ấn, các công tắc. Các vis định vị, các đèn bảo chiều tầng, quá tải.

6

Đèn và vách buồng thang

Bóng đèn, bụi bẩn xung quanh. Các boulon bắt vách buồng thang.

7

Đèn E. Light

Sự hoạt động của đèn E. Light, độ sáng của bóng đèn.

8

Interphon

Kiểm tra sự hoạt động, rẻ, nhiễu….

9

Cửa tầng

Sự hoạt động của các nút gọi tầng. Các đèn báo tầng, chiều. Vệ sinh bụi đất, cát bám trên Sill cửa tầng.

10

Bảng quan sát

Kiểm tra lau chùi các đèn báo.

11

Hố thang

Kiểm tra đèn dọc hố thang, hộp hứng dầu. Độ thấm nước, vệ sinh sạch sẽ.

12

Nóc buồng thang

Vệ sinh công nghiệp, đổ thêm dầu bôi trơn Raill. Vệ sinh toàn bộ

13

Cửa thoát hiểm

Kiểm tra sự hoạt động, khoá , Switch an toàn

14

Hệ thống Door lock

Kiểm tra khoá Doorlock, tiếp điểm Doorlock, độ nhún của tiếp điểm khi đóng cửa. Kiêm tra các đầu dây.

15

Các hộp giới hạn

Kiểm tra khoảng cách tác động. Kiểm tra các bánh xe, hiệu chỉnh các tiếp điểm. Kiểm tra các đầu dây.

 

3.2. Công việc cần thực hiện sau 06 tháng bảo trì

1

Tủ điểu khiển và các tủ phụ

Tất cả các thiết bị trong tủ phải được kiểm tra một cách kỹ lưỡng và chi tiết

2

Phanh điện tử

Tháo và vệ sinh, lau dầu, bôi mỡ các trục, cốt phanh. Kiểm tra lực hút nhanh, hiệuchỉnh nếu cần thiết. Kiểm tra các dây nối, tiếp điểm phanh.

3

Bộ Governor

Kiểm tra các tiếp điểm, búa văng, Poulie, tra dầu các cần thiết

4

Cửa buồng thang

Cửa Cabin: bánh xe treo cửa, bánh xe Cable, các đầu nối Cable, Rail cửa. Hộp Gate, cam đè hộp Gate, bánh xe hộp Gate. Kiếm cửa, poulie cửa, dây couroa cửa…. Đầu cửa Cabin: Các Boulon định vị, Encoder, giới hạn cửa

5

Đầu cửa tầng

Bánh xe treo cửa, Rail cửa tầng, đầu nối dây, tiếp điểm Doorlock. Bánh xe Cable cửa, Cable cửa và các đầu nối, bánh xe lệnh tâm. Các đinh vis, boulon định vị.

 

3.3. Các công việc bảo trì cần thực hiện tháng thứ 12

(Vệ sinh công nghiệp toàn bộ thang)

1

Máy kéo

Sự khớp nối, các bạc đạn, Poulie, hộp đấu dây, chặn Cable, sự dò rỉ dầu trên máy kéo, tiếng ồn khi hoạt động…….

2

Phanh điện tử, má phanh

Tất cả các chốt, trục, lò xo, má phanh, càng phanh, contact phanh

3

Bộ Encoder

Dây dẫn, đệm đàn hồi, nắp hộp bảo vệ, tiếng ồn khi hoạt động

4

Kiếm cửa

Khoảng cách các kiếm cửa và bánh xe Doorlock, khoảng cách giữa kiếm và Sill cửa tầng, các phần nhô ra khác của cửa tầng

5

Cửa tầng

Các cao su chặn giới hạn cửa, bao che cửa, Doorlock, bao che đầu cửa, Sill cửa tầng

6

Guốc cửa

Các Boulon định vị, độ mòn, căn chỉnh lại

7

Thanh Sefety – Shoes

Sự di chuyển, tiếng động khi chuyển động, các boulon định vị, tra dầu vào các bạc, vòng bi các khớp chuyển động, Sw, dây dẫn, đầu nối.

8

Photocell, cảm biến cửa

Sự tác động, độ nhạy…

9

Độ căng của Cable tải

Độ căng đều trên tất cả các sợi Cable tải, Cáp bù trừ..

10

Cable các loại (Cable tải, Governor, cửa…

Sự rỉ sét, nổ, độ mòn, Vệ sinh cáp nếu cần thiết…

11

Dây Travelling cable

Sự định vị hai đầu, điểm giữa. Độ chai cứng vỏ cable, các đầu nối, độ võng đáy, buồng thang

12

Các móng ngựa

Sự gá lắp, độ nhạy, khoảng cách vỡi cờ vị trí, các tay cờ

13

Shoes Carbin, đối trọng

Tiếng kêu, độ mòn, mặt tiếp xúc với Rail, căn chỉnh lại khoảng cách của Shoes, vệ sinh sạch sẽ, thêm dầu bôi trơn.

14

Đối trọng

Khung đối trọng, đầu cable, các Poid đối trọng, poulie cable, vòng bi Poulie

15

Rail Cabin, đối trọng

Kiểm tra các boulon Bracket, nối Rail, các đà chịu lực

16

Máng điện, hộp nối dây

Hộp nối cửa tầng, máng điện, các bảng điện

17

Contac hố thang

Sự gá lắp, sự tác động, của Contac hố thang, các hộp giới hạn.

18

Các thiết bị trên đầu Cabin

Boulon định vị buồng thang, khung Cabin, các đầu nối cable, đèn E. light, Bộ giám sát tải, lò xo Cable tải và Cable Governor…

19

Các thiết bị đáy Cabin

Boulon định vị khung dưới buồng thang, các cao su giảm chấn

20

Bộ phanh An Toàn

Sự gá lắp, độ nhạy, các SW an toàn, má phanh, lò xo

21

Hộp contact Cabin

Sự tác động của các Contact Do, Fan, Light, Stop Run, Norman…

22

Các hộp dầu bôi trơn

Sự gá lắp, định vị, nứt, tim dầu

23

Các Contact chạy ray

Sự tác động của các contact chạy bằng tay, các đầu nối dây

24

Các hộp giới hạn

Sự gá lắp, khoảng tác động, các tiếp điểm, thông số về khoảng cách tác động theo tiêu chuẩn. Các bánh xe hộp giới hạn..

25

Quạt thông gió

Các boulon định vị, cao su giảm chấn, tiếng ồn khi hoạt động

26

Các thiết bị dưới hố

Bảng diện đáy hố, contact an toàn, đèn hố, bộ lò xo, cable Governor, xích bù trừ..

27

Sự di chuyển của Cable Governor, dây Cordon

Độ văng của cable, dây Cordon, khi thang chuyển động. Độ võng của dây Cordon, khoảng cách đáy đối trọng.

 

4. Hợp đồng bảo trì và những thông tin về chi phí bảo trì thang máy

4.1. Hợp đồng bảo trì thang máy

4.1.1. Những lưu ý khi thỏa thuận hợp đồng

- Thỏa thuận về đối tượng được bảo trì

- Thỏa thuận về thời gian, địa điểm bảo trì

- Thỏa thuận về điều kiện và cách thức bảo trì

- Thỏa thuận về chi phí bảo trì (nếu có)

- Các thỏa thuận khác liên quan đến giải quyết mâu thuẫn, hành vi vi phạm nếu có của các bên.

=> Hai bên sau khi đã thỏa thuận và kí kết hợp đồng phải tuân thủ mọi nội dung trong bản hợp đồng đã đề ra.

4.1.2. Nội dung cơ bản của hợp đồng bảo trì thang máy

Nội dung cơ bản của hợp đồng bảo trì thang máy bao gồm những nội dung sau:

- Chủ thể hợp đồng: là phần thông tin bắt buộc của hợp đồng

- Đối tượng hợp đồng: là công việc mà hợp đồng hướng tới

- Phương thức thực hiện hợp đồng bao gồm cách thức bảo trì, yêu cầu đối với việc bảo trì, thời gian bảo trì, địa điểm bảo trì theo thỏa thuận của hai bên

- Giá cả và phương thức thanh toán

- Quyền và nghĩa vụ của các bên

- Bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm

- Hiệu lực hợp đồng

- Cam kết chung.

4.1.3. Mục đích của bản hợp đồng bảo trì thang máy

Nếu 2 bên đồng ý với các thỏa thuận trong hợp đồng thì hơp đồng sẽ được kí kết, hợp đồng ký kết đáp ứng yêu cầu của cả hai bên, một bên chuyên bảo trì thang máy và một bên cần bảo trì thang máy.

Hợp đồng bảo trì thang máy là cơ sở ghi nhận cơ quan pháp lý trong trường hợp hai bên xảy ra tranh chấp trước tiên theo thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng.

4.2. Chi phí bảo trì thang máy

Thang máy Đông Đô gửi quý khách bảng chi phí bảo trì thang máy của Đông Đô như sau:

Lưu ý: Bảng giá áp dụng tối thiểu cho 5 điểm dừng tầng

=> Giá bảo trì thang máy = Số tầng x Đơn giá

STT

Loại thang máy

Số lần bảo trì

Đơn giá/tầng

1

Thang máy hết bảo hành của công ty

1 tháng/ lần

2 tháng/ lần

200.000 - 300.000

2

Thang máy liên doanh của công ty khác

1 tháng/ lần

2 tháng/ lần

400.000 - 500.000

3

Thang máy Mitsubishi, Hitachi, Shinhan, Huyndai, Travis,...

1 tháng/ lần

2 tháng/ lần

720.000 - 900.000

4

Thang máy Thyssenkrupp, Otis, Kone, Schindler, Aritco,...

1 tháng/ lần

2 tháng/ lần

1.150.000 - 1.550.000

 

5. Lựa chọn đơn vị lắp đặt thang máy uy tín để giảm thiểu chi phí bảo trì

Gia chủ nên cân nhắc việc lựa chọn lắp đặt thang máy ở những đơn vị uy tín để được hưởng dịch vụ bảo trì tốt nhất, giảm thiểu chi phí phát sinh.

lua-chon-don-vi-bao-tri-uy-tin
Thang máy Đông Đô - Đơn vị lắp đặt thang máy uy tín

Bạn cũng có thể tham khảo một trong những đơn vị cung cấp thiết bị Thang máy uy tín đó là Thang máy Đông Đô. Thang máy Đông Đô là đơn vị chuyên cung cấp giải pháp thang máy di chuyển an toàn, quy trình làm việc của thang máy Đông Đô từ khâu thiết kế - lắp đặt - giám sát luôn được đồng bộ. Đặc biệt hoạt động bảo trì bảo hành sau lắp đặt thang máy luôn được đơn vị đảm bảo là gói hậu mãi đem lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng lắp đặt.

Tìm hiểu thêm:

Qua tìm hiểu về “Những thông tin cần biết về bảo trì thang máy gia đình, Thang máy Đông Đô mong rằng sẽ phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình bảo trì thang máy. Nếu bạn có nhu cầu bảo trì cho thang máy, thì đừng ngần ngại mà gọi ngay đến hotline Thang máy Đông Đô để được tư vấn viên tư vấn kĩ hơn nha!


Thông tin về chúng tôi:

📞 Hotline: 086 504 3686

📍 Địa chỉ: LK 03-03, Khu Đô Thị Hinode Royal Park, Xã Kim Chung, Huyện Hoài Đức, Hà Nội

🌐 Theo dõi Đông Đô tại D.D-Omnichannel

Chia sẻ :

Bình luận


Bùi Tùng
Bùi Tùng
04 Jan 2024 03:11 AM
Bài viết rất hay, chi tiết

Thêm bình luận

 Bạn đã gửi bình luận thành công!   Tải lại
Error: Please try again

Tin Tức liên quan

Đăng ký tư vấn

 Tin nhắn của bạn đã được gửi thành công, Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất. Cảm ơn bạn!
Error: Please try again