Tin tức

Phương Pháp Bảo Trì Tủ Điện Thang Máy

Tủ điện thang máy là bộ phận quan trọng điều khiển vận hành thang máy khi xảy ra hỏng hóc sẽ ảnh hưởng nhiều đến vận hành thang máy, gây ra những sự cố, tai nạn thang máy khó lường. Bảo trì tủ điện thang máy nằm trong quy trình bảo trì bảo trì thang máy tổng thể, cần có phương pháp kỹ thuật chuyên nghiệp khi bảo trì, sửa chữa tủ điện thang máy.

Tủ điện thang máy là gì?

tu-dien-thang-may
Tủ điện thang máy

Tủ điện thang máy (tủ điều khiển thang máy) được ví như linh hồn của chiếc thang máy, nơi điều khiển và vận hành hệ thống cabin, cửa với kết nối điện điều khiển truyền tín hiệu xuống đưa cabin đến vị trí thích hợp. Tủ điện thang máy gồm nhiều bộ phận khác nhau như hệ thống điều khiển, hệ thống mạch động lực, hệ thống bảo vệ an toàn,…  Mỗi chi tiết có trong tủ điện thực hiện một chức năng khác nhau.

Tín hiệu điều khiển sẽ được truyền tới hệ thống điều khiển, vị trí này sẽ tiếp nhận đồng thời xử lý thông tin, phát tín hiệu nhanh chóng tới mạch động lực để từ đó giúp động cơ quay, giúp cabin thang máy di chuyển tới vị trí mà chúng ta cần.Quá trình hoạt động cứ lặp lại liên tục và sẽ giúp cho con người có thể sử dụng thang máy một cách đơn giản. Khi xảy ra các trường hợp lỗi kỹ thuật hoặc hỏng hóc khi ấy thang máy cần được bảo trì kiểm tra kịp thời và có phương án sửa chữa, thay thế.

>> Xem thêm: Thang máy thường dùng điện mấy pha? So sánh 1phase và 3phase

Tại sao tủ điện thang máy bị hỏng

Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tủ điện thang máy, trong đó các nguyên nhân chính được xác định như sau:

  • Lựa chọn nguồn thiết bị chưa chuẩn

Thang máy là thiết bị có tính đồng bộ và vận hành dựa trên nguyên lý điện áp tiêu chuẩn. Các trường hợp tủ điện thang máy xảy ra lỗi, hỏng hóc thường do việc lựa chọn nguồn thiết bị, linh kiện trong tủ điện thang máy chưa đủ tiêu chuẩn hoặc sai. Tuy nhiên hiện nay các dòng tủ điện thang máy mới với thiết kế đồng bộ và thông số kỹ thuật đạt chuẩn, lắp ráp nguyên chiếc nên ít xảy ra các tình trang sai số và vận hành sai sau lắp đặt.

  • Môi trường làm việc: ô nhiễm, không đủ điều kiện kỹ thuật

Tủ điện thang máy được lắp đặt nằm trong hệ thống phòng máy cùng các thiết bị đầu kéo, phanh, biến tần… khu vực này thường nằm tách biệt trên cùng hoặc nóc hố thang ít được vệ sinh thường xuyên nhiều bụi bặm hay động vận xâm nhập gây ảnh hưởng. Điều kiện mùa hè, thời tiết oi bức, bí bách hoặc miền bắc những ngày mưa nồm phòng máy bị ẩm ướt cũng là các nguyên nhân dẫn đến tủ điện thang máy hỏng.

  • Không đảm bảo độ ăn khớp giữa phần cơ khí và phần điện

Thang máy hoạt động lâu năm các linh kiện hoạt động với tần suất lớn xảy ra hiện tượng hao mòn làm mất đi độ ăn khớp và chính xác giữa phần điện và cơ khí. Ví như sai lệch điều khiển đóng, mở cửa thang máy vì thói quen người dùng. 

  • Không đảm bảo tần suất bảo trì định kỳ

Bảo trì bảo dưỡng vệ sinh thang máy, phát hiện lỗi vận hành điện trong thiết bị là hoạt động rất quan trọng. Như vậy khi không đảm bảo tần suất bảo trì định kỳ thang máy thì không chỉ tủ điện hỏng hóc mà các thiết bị khác cũng sẽ bị ảnh hưởng. Tủ điều khiển không được bảo trì thường xuyên dẫn đến bụi bẩn, muội bám dính sinh ra hiện tượng chập điện giữa các tiếp điểm phá hủy bộ phận dây dẫn điện.

bao-tr-tu-dien-thang-may
Bảo trì tủ điện thang máy

Báo giá tủ điện thang máy MT70 mọi công suất tại đây!

Phương pháp bảo trì tủ điện thang máy

Bảo trì thang máy là hoạt động cần thiết, trong quá trình bảo trì thang máy đặc biệt là thiết bị tủ điều khiển (tủ điện thang máy) cần thực hiện đảm bảo quy tắc an toàn lao động và tiêu chuẩn trong quy trình bảo trì.

bao-tri-tu-dien-thang-may-de-kiem-tra-su-co-neu-co
Bảo trì tủ điện thang máy để kiểm tra sự cố (Nếu có)

Các bước bảo trì tủ điện thang máy

Bước 1: Vệ sinh tủ điện và khu vực xung quanh

Thực hiện vệ sinh xung quanh môi trường tủ điện: Loại bỏ rác, bụi, sinh vật lạ như chuột bọ ảnh hưởng đến thiết bị. 

Các hoạt động vệ sinh, hút bụi lau chùi thang máy tuy đơn giản nhưng vô cùng cần thiết đối với chiếc tủ điện thang máy. Ngăn chặn tình trạng thang máy chập, phóng điện đồng thời giảm nguy cơ tủ điện hoạt động sai. 

Bước 2: Đánh giá thực trạng tủ hỏng nặng hay nhẹ có phương án thay thế

Những biểu hiện có thể chẩn đoán bằng thực tế nhân viên kỹ thuật sẽ can thiệp và xử lý ngay và luôn. Tuy nhiên khi gặp các trường hợp tủ điện hỏng do phần lập trình và chạy sai phần lớn sẽ mất khoảng thời gian để nhận dạng và có phương án sửa chữa cụ thể.

Bước 3: Phát hiện và xử lý nguy cơ tủ điện thang máy hỏng

Dựa vào tình trạng lỗi hiển thị mã lỗi cụ thể mà nhân viên kỹ thuật sẽ thực hiện sửa chữa.

  • Lỗi F: Lỗi mất pha, mất an toàn chính, mất phanh động cơ (với Tủ PLC)
  • Hiện chữ E: Thang máy đang chuyển qua chế độ chạy UD (với Tủ PLC)
  • Lỗi E3, E4 – Thang máy chạy lên, xuống bị quá hành trình
  • Lỗi E5, E6 – Khoá cửa thang máy không mở hoặc không đóng Gặp phải khi cửa không ở vị trí mở sau 15s nhận được tín hiệu.
  • Lỗi E10, E11, E12 – switch buộc giảm tốc dưới và trên không đúng vị trí
  • Lỗi E20 – Lỗi bảo vệ trượt khi thang máy
  • Lỗi E21 – Quá nhiệt động cơ
  • Lỗi E22 – Lỗi đảo động cơ do động cơ xảy ra hiện tượng trượt liên tục trong 0.5s
  • Lỗi E27, E28 – Lỗi cảm biến bằng tầng
  • Lỗi E30 – Lỗi vị trí bằng tầng
  • Lỗi E32 – Mạch an toàn bị hở lúc thang máy hoạt động
  • E45 – lỗi relay mở cửa trước
  • Lỗi E49 – Lỗi truyền thông không do lỗi tín hiệu
  • Lỗi 60 – Tiếp điểm contactor bị ngắt kết nối
  • Lỗi E61 – Lỗi tín hiệu khởi động
  • E74 lỗi bộ hãm
  • Lỗi E75 – Đứt cầu chì
  • E77 – Lỗi lệch tốc độ, thời gian tăng tốc quá ngắn, quá tải
  • Lỗi đen màn hình – do đảo pha hoặc cháy móng ngựa
  • Khi thang máy chạy từ dưới lên: switch giới hạn trên tự động ngắt hoặc thang chạy vượt quá mức đỉnh giới hạn trên. ( F212-0)
  • Khi thang máy chạy từ trên xuống: Switch giới hạn dưới tự động ngắt hoặc thang chạy quá mốc giới hạn dưới. ( F212-0)
  • Lỗi cảm biến bằng tầng trên và dưới – Do cảm biến không được kích hoạt hoặc do cảm khoảng cách bảo vệ tối đa của pad

Khi gặp các lỗi này nhân viên kỹ thuật thang máy phải thực hiện cài đặt và thiết lập lại trình xử lý của tủ điều khiển. Trường hợp nghiêm trọng không thể tiến hành sửa chữa hoặc liên tục báo lỗi, cần có phương án thay thế linh kiện.

Khi nào cần thay thế tủ điện thang máy

khi-nao-can-thay-the-tu-dien-thang-may
Khi nào cần thay thế tủ điện thang máy

Thay thế tủ điện thang máy là trường hợp rất hiếm khi xảy ra. Các trường hợp bắt buộc cần thay thế tủ điện:

  1. Xảy ra hỏa hoạn làm hỏng, cháy tủ
  2. Chập nguồn do sét đánh
  3. Khách hàng lựa chọn sai thiết bị tủ điện không tương thích với thiết bị thang máy.

Thay thế tủ điện thang máy là hoạt động phức tạp, liên quan đến kỹ thuật, đơn vị thang máy trực tiếp thực hiện lắp đặt và kết nối theo sơ đồ mạnh điện thang máy, đảm bảo tính kỹ thuật và sự vận hành ổn định, hiệu quả của tủ điện. 

Mua tủ điện thang máy MT70 mọi công suất tại đây!

Liên hệ nhận dịch vụ bảo trì tủ điện thang máy

Thay thế sửa chữa linh kiện thang máy là điều không mong muốn đối với công trình thang máy của khách hàng, việc thường xuyên chú trọng bảo trì bảo dưỡng linh kiện thiết bị thang máy giúp kéo dài tuổi thọ thang máy và tiết kiệm phần lớn ngân sách dành cho sửa chữa thang máy. Thang máy Đông Đô cung cấp dịch vụ bảo trì thang máy định kỳ dành cho từng công trình thang máy cụ thể, khách hàng thực sự có nhu cầu bào trì bảo dưỡng thang máy xin liên hệ 086 504 3686

[ĐẶT LỊCH DỊCH VỤ BẢO TRÌ THANG MÁY ĐÔNG ĐÔ]

dat-lich-bao-tri-thang-may
Đặt lịch bảo trì thang máy

Thông tin về chúng tôi:

📞 Hotline: 086 504 3686

📍 Địa chỉ: LK 03-03, Khu Đô Thị Hinode Royal Park, Xã Kim Chung, Huyện Hoài Đức, Hà Nội

🌐 Theo dõi Đông Đô tại D.D-Omnichannel

Chia sẻ :

Thêm bình luận

 Bạn đã gửi bình luận thành công!   Tải lại
Error: Please try again

Tin Tức liên quan

Đăng ký tư vấn

 Tin nhắn của bạn đã được gửi thành công, Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất. Cảm ơn bạn!
Error: Please try again