Linh kiện thang máy

Linh kiện thang máy

Đăng ký tư vấn

 Tin nhắn của bạn đã được gửi thành công, Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất. Cảm ơn bạn!
Error: Please try again

Tin nổi bật

Tin doanh nghiệp

Ban Kinh doanh Đông Đô - Kết nối tầm cao, xây dựng tương lai

Ban Kinh doanh thang máy Đông Đô là bộ phận giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy, quảng bá và phân phối các sản phẩm, dịch vụ cho công ty. Ban Kinh doanh thang máy Đông Đô sở hữu những chuyên gia giàu kinh nghiệm, sẵn sàng lắng nghe nhu cầu của khách hàng để đưa ra những giải pháp lắp đặt tốt nhất cho khách hàng, đảm bảo mỗi dự án đều được thực hiện với tiêu chuẩn chất lượng cao nhất. Hãy cùng thang máy Đông Đô tìm hiểu kĩ hơn về “Ban Kinh doanh thang máy Đông Đô” qua bài viết dưới đây nhé! Nội dung bài viết 1. Giới thiệu về thang máy Đông Đô 2. Về tập thể Ban Kinh doanh Đông Đô 2.1. Phòng Kinh doanh dự án (Bao gồm Đội Kinh doanh dự án 1 và Đội Kinh doanh dự án 2) 2.2. Phòng Kinh doanh dân dụng ( bao gồm Đội Kinh doanh dân dụng 1, Đội Kinh doanh dân dụng 2 và Đội Kinh doanh dân dụng 3) 2.3. Phòng hỗ trợ kinh doanh (bao gồm Đội hỗ trợ kinh doanh 1 và đội hỗ trợ kinh doanh 2) 3. Quy trình làm việc của Ban Kinh doanh Đông Đô 3.1. Nghiên cứu thị trường và xác định thị trường mục tiêu 3.2. Tiếp cận khách hàng 3.3. Tư vấn và khảo sát 3.4. Lập báo giá và đề xuất 3.5. Đàm phán và kí hợp đồng 3.6. Thực hiện đơn hàng và giao hàng 3.7 Lắp đặt và kiểm định   3.8. Dịch vụ hậu mãi và hỗ trợ kĩ thuật 1. Giới thiệu về thang máy Đông Đô Với gần 10 năm trên chặng đường chinh phục sứ mệnh kinh doanh “Thương hiệu thang máy,  Nét thăng hoa cho không gian sống hiện đại”, Thang máy Đông Đô đã phục vụ hàng chục nghìn khách hàng trên cả nước, với tỷ lệ hài lòng của khách hàng trên 95%.  Đông Đô tự hào là đơn vị phân phối các loại thang máy với các thương hiệu nổi tiếng. Với ngành nghề chính là cung cấp, lắp đặt, bảo hành, bảo trì hệ thống thang máy vận chuyển đến các công trình, cung cấp các vật liệu phục vụ cho công việc lắp đặt, tổ chức thi công, lắp đặt thiết bị thang máy và bàn giao cho chủ đầu tư. Sau khi bàn giao thang máy, công ty tiếp tục thực hiện bảo hành, bảo dưỡng định kì cho thiết bị lắp đặt. Môi trường làm việc Đông Đô Với năng lực và sự chuyên nghiệp của mình cùng với sự giúp đỡ của hãng Công Ty TNHH Thang Máy Và Thiết Bị Đông Đô đã đóng góp một phần trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đông Đô tin rằng Chính trực là yếu tố sống còn cho mọi thành công, là cầu nối kết nối lòng tin, sự tôn trọng, giúp mỗi thành viên trong Đông Đô vươn lên vượt qua mọi thử thách và kiến tạo một tương lai rực rỡ. 2. Về tập thể Ban Kinh doanh Đông Đô Sơ đồ tổ chức Ban Kinh doanh thang máy Đông Đô Ban kinh doanh là bộ phận trong một công ty chịu trách nhiệm quản lý và thực hiện các hoạt động liên quan đến việc tạo ra doanh số bán hàng và lợi nhuận. Ban kinh doanh thường tham gia vào việc xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược sản phẩm, chiến lược Marketing, quản lý mối quan hệ với khách hàng, tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới và đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty được tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả. Đội ngũ Ban kinh doanh thường tập hợp các nhóm như phát triển kinh doanh, bán hàng và chăm sóc khách hàng để thúc đẩy tăng trưởng doanh số và đáp ứng nhu cầu của thị trường. 2.1. Phòng Kinh doanh dự án (Bao gồm Đội Kinh doanh dự án 1 và Đội Kinh doanh dự án 2) Buổi họp của Phòng kinh doanh dự án Phòng Kinh doanh dự án là bộ phận chuyên trách trong công ty thang máy, chịu trách nhiệm quản lý và phát triển các cơ hội kinh doanh liên quan đến các dự án thang máy. Bộ phận này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự thành công của các dự án thang máy từ giai đoạn đầu đến khi dự án hoàn thành và bàn giao. * Nhiệm vụ - Hai đội Kinh doanh dự án có nhiệm vụ nghiên cứu và xác định các cơ hội kinh doanh trên thị trường, tìm kiếm các khách hàng tiềm năng, nhà thầu và đối tác để phát triển các dự án mới. - Tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng, chuyên viên kinh doanh sẽ phân tích và tư vấn các giải pháp thang máy phù hợp cho từng công trình của khách. - Theo dõi và quản lí tiến độ thực hiện lắp đặt, thi công thang máy, đảm bảo đúng thời gian và tiến độ đã thỏa thuận trong hợp đồng. Tiếp nhận các phản hồi, khiếu nại của khách hàng một cách hiệu quả - Đánh giá hiệu quả của các chiến lược kinh doanh, lập báo cáo định kì về kết quả kinh doanh, nắm bắt xu hướng thị trường và đề xuất cách để nâng cao hiệu quả công việc. - Phân tích đối thủ cạnh tranh và thông tin thị trường để điều chỉnh chiến lược kinh doanh và cải thiện dịch vụ của Công ty. 2.2. Phòng Kinh doanh dân dụng ( bao gồm Đội Kinh doanh dân dụng 1, Đội Kinh doanh dân dụng 2 và Đội Kinh doanh dân dụng 3) Phòng Kinh doanh dân dụng là bộ phận chuyên trách trong công ty, tập trung vào việc phát triển và quản lý các cơ hội kinh doanh liên quan đến các dự án thang máy dành cho lĩnh vực dân dụng. Các dự án này thường bao gồm các công trình như: chung cư, biệt thự, nhà ở và các tòa nhà dân cư khác. * Nhiệm vụ - Tìm kiếm các dự án thang máy cho các dự án dân dụng như chung cư, biệt thự và các tòa nhà dân cư. - Duy trì các mối quan hệ với chủ đầu tư, nhà thầu và các đối tác khác trong ngành thang máy - Cung cấp, tư vấn chuyên sâu về các giải pháp thang máy phù hợp với nhu cầu và yêu cầu của các dự án dân dụng. - Đàm phán với khách hàng về các điều khoản hợp đồng và ký kết hợp đồng bán hàng - Giám sát tiến độ thực hiện các dự án thang máy, đảm bảo các dự án thang máy được hoàn thành đúng thời gian và đảm bảo chất lượng như yêu cầu của khách hàng. - Cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng trước, trong và sau khi hoàn thành dự án, xử lí, phản hồi khiếu nại của khách hàng và đảm bảo rằng khách hàng hài lòng với sản phẩm và dịch vụ. 2.3. Phòng hỗ trợ kinh doanh (bao gồm Đội hỗ trợ kinh doanh 1 và đội hỗ trợ kinh doanh 2) Phòng hỗ trợ kinh doanh chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ và hỗ trợ cần thiết để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Phòng này hoạt động như một cầu nối giữa các phòng ban kinh doanh và các bộ phận khác trong công ty, đồng ý hỗ trợ các hoạt động khác. * Nhiệm vụ - Hỗ trợ, giải quyết các vấn đề kĩ thuật phát sinh, bao gồm việc tư vấn sửa chữa và bảo trì - Theo dõi và đảm bảo hàng về đúng tiến độ và đạt chất lượng - Theo dõi, đánh giá hiệu suất của các hoạt động kinh doanh để đưa ra các cải tiến và điều chỉnh cần thiết. 3. Quy trình làm việc của Ban Kinh doanh Đông Đô Quy trình làm việc của Ban Kinh doanh Đông Đô Quy trình làm việc của Ban Kinh doanh Đông Đô bao gồm các bước chính nhằm đảm bảo hiệu quả trong việc tiếp cận khách hàng, thực hiện tư vấn bán hàng và cung cấp dịch vụ. Dưới đây là cái nhìn tổng quan về quy trình làm việc của Ban Kinh doanh thang máy Đông Đô: 3.1. Nghiên cứu thị trường và xác định thị trường mục tiêu Ban kinh doanh thực hiện phân tích thị trường để hiểu rõ nhu cầu và xu hướng của ngành thang máy. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, chẳng hạn như các nhà thầu xây dựng, chủ đầu tư dự án, các khu chung cư, để định hướng các hoạt động kinh doanh hiệu quả. 3.2. Tiếp cận khách hàng Sau khi xác định khách hàng mục tiêu, ban Kinh doanh có thể phối hợp với ban Marketing thực hiện các hoạt động tiếp thị và quảng cáo để tạo sự chú ý với khách hàng, tiếp cận các khách hàng tiềm năng. 3.3. Tư vấn và khảo sát Khi khách hàng quan tiếp, ban Kinh doanh tiếp xúc với khách hàng để tìm hiểu nhu cầu và yêu cầu cụ thể của khách . Khảo sát thực địa nếu cần thiết, kiểm tra các yếu tố như kích thước hố, cấu trúc nhà và các yêu cầu kĩ thuật để đưa ra giải pháp phù hợp 3.4. Lập báo giá và đề xuất Dựa trên những nhu cầu của khách hàng, phòng Kinh doanh xây dựng báo giá chi tiết  và chuẩn bị bản báo giá, sau đó tiến hành gửi cho khách hàng và giải thích rõ ràng các điều khoản và điều kiện để đảm bảo sự hiểu biết và đồng thuận từ cả hai bên. 3.5. Đàm phán và kí hợp đồng Ban kinh doanh thảo luận các điều khoản hợp đồng với khách hàng, bao gồm giá cả, thời gian giao hàng và các dịch vụ hậu mãi. Khi đi đến thống nhất, hai bên sẽ tiến hành kí hợp đồng chính thức để chính thức hóa thỏa thuận. 3.6. Thực hiện đơn hàng và giao hàng Sau khi hợp đồng được ký, Ban Kinh doanh phối hợp với ban Kỹ thuật và ban Thiết kế để đảm bảo thang máy được sản xuất và giao đúng thời gian và địa điểm như trên hợp đồng. Liên tục theo dõi quá trình sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi giao hàng. 3.7 Lắp đặt và kiểm định   Ban Kinh doanh phối hợp cùng với ban Kỹ thuật và ban Thiết kế tổ chức lắp đặt thang máy tại công trình theo đúng yêu cầu và hướng dẫn kỹ thuật. Sau khi lắp đặt hoàn tất, thực hiện việc kiểm định để đảm bảo thang máy hoạt động đúng cách và đáp ứng các yêu cầu. Sau khi đã đáp ứng được các yêu cầu an toàn về thang máy, chuyên viên sẽ tiến hành bàn giao cho khách hàng. 3.8. Dịch vụ hậu mãi và hỗ trợ kĩ thuật Sau khi lắp đặt và bàn giao xong, ban Kinh doanh cung cấp dịch vụ bảo trì và sửa chữa theo hợp đồng, đảm bảo quá trình bảo trì diễn ra đúng như thỏa thuận trong hợp đồng, giải quyết các vấn đề phát sinh để duy trì sự hài lòng của khách hàng. Có thể bạn quan tâm: Ban Kỹ thuật Thang máy  Đông Đô - Đơn vị chủ lực tạo nên sự chuyên nghiệp Qua bài viết trên, thang máy Đông Đô đã giới thiệu cho bạn hiểu hơn về Ban Kinh doanh của thang máy Đông Đô. Mong rằng Ban Kinh doanh sẽ ngày càng phát triển và nhận được nhiều sự tin tưởng từ khách hàng, mang lại doanh thu lớn cho Công ty! Thông tin về chúng tôi: 📞 Hotline: 086 504 3686 📍 Địa chỉ: LK 03-03, Khu Đô Thị Hinode Royal Park, Xã Kim Chung, Huyện Hoài Đức, Hà Nội 🌐 Theo dõi Đông Đô tại D.D-Omnichannel

Ban Kỹ thuật Thang máy Đông Đô - Đơn vị chủ lực tạo nên sự chuyên nghiệp

Trong lĩnh vực thang máy, Ban Kỹ thuật thang máy nói chung và Ban Kỹ thuật thang máy Đông Đô nói riêng đóng vai trò chủ chốt trong việc đảm bảo sự an toàn và hiệu suất của hệ thống thang máy. Trách nhiệm và sự chỉn chu là hai yếu tố quyết định thành công và uy tín của phòng ban, việc thực hiện công việc với trách nhiệm cao và sự chỉn chu sẽ giúp công ty duy trì sự thành công và phát triển bền vững trong ngành thang máy này.  Dưới đây hãy cùng thang máy Đông Đô giới thiệu kỹ hơn về “Ban Kỹ thuật thang máy Đông Đô” ngay nhé! Nội dung bài viết 1. Giới thiệu về Thang máy Đông Đô 2. Về tập thể nhân sự Ban Kỹ thuật Đông Đô 2.1. Khối dân dụng (bao gồm phòng lắp đặt dân dụng và phòng vận hành dân dụng và Trung tâm bảo trì dân dụng) 2.2. Khối dự án (bao gồm phòng lắp đặt dự án, phòng vận hành dự án và Trung tâm bảo trì dự án) 2.3. Phòng QC – quản lý chất lượng 2.4. Phòng vật tư 2.5. Phòng dự án 3. Quy trình làm việc của Ban Kỹ thuật Đông Đô 3.1. Lắp Đặt 3.2. Vận Hành 3.3. Bảo Trì và Bảo Dưỡng 3.4. Cải Tiến và Nâng Cấp 3.5. Đào Tạo và Hướng Dẫn 4. Tác phong làm việc của Người Đông Đô 4.1. Chuyên Nghiệp và Kỹ Thuật Cao 4.2. Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ 4.3. Lắng nghe ý kiến của khách hàng 1. Giới thiệu về Thang máy Đông Đô Với gần 10 năm trên chặng đường chinh phục sứ mệnh kinh doanh “Thương hiệu thang máy,  Nét thăng hoa cho không gian sống hiện đại”, Thang máy Đông Đô đã phục vụ hàng nghìn khách hàng trên cả nước, với tỷ lệ hài lòng của khách hàng trên 95%. Điều đặc biệt từ sản phẩm và dịch vụ của Thang máy Đông Đô, chúng tôi là giải pháp tổng thể và toàn diện, giúp khách hàng đạt được mục tiêu vận hành, kinh doanh hiệu quả. Làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, mỗi công việc đều trở thành dấu ấn của sự xuất sắc, làm nên những thành tựu vượt bậc cho tập thể Đông Đô. Chúng tôi đưa ra sự phân tích kỹ thuật phù hợp, lập kế hoạch và tổ chức thi công đúng thời gian, tiến độ và ngân sách tối ưu nhất cho khách hàng. Thang máy Đông Đô xem trọng mỗi thành viên là tài sản quý giá nhất mà công ty có được. Từ đó, tạo dựng môi trường làm việc hiệu quả và nêu cao sức mạnh đoàn kết giữa các thành viên trong công ty. Đông Đô tin rằng Chính trực là yếu tố sống còn cho mọi thành công, là cầu nối kết nối lòng tin, sự tôn trọng, giúp mỗi thành viên trong Đông Đô vươn lên vượt qua mọi thử thách và kiến tạo một tương lai rực rỡ. 2. Về tập thể nhân sự Ban Kỹ thuật Đông Đô Sơ đồ tổ chức Ban Kỹ thuật Ban Kỹ thuật bao gồm Khối dân dụng (bao gồm phòng lắp đặt dân dụng, phòng vận hành dân dụng và Trung tâm bảo trì dân dụng), Khối dự án (bao gồm phòng lắp đặt dự án, phòng vận hành dự án và Trung tâm bảo trì dự án), Phòng QC, Phòng vật tư và Phòng Dự án. Mỗi bộ phận sẽ có nhiệm vụ khác nhau: 2.1. Khối dân dụng (bao gồm phòng lắp đặt dân dụng và phòng vận hành dân dụng và Trung tâm bảo trì dân dụng) * Nhiệm vụ + Thực hiện vận hành đấu nối điện cho các công trình, dự án thang máy đang triển khai; + Bàn giao các thang máy đã kiểm định cho khách hàng; + Các công việc khác theo yêu cầu của ban lãnh đạo + Theo dõi và quản lý quá trình thi công, lắp đặt và bảo trì thang máy để đảm bảo dự án được thực hiện đúng tiến độ và đạt chất lượng yêu cầu. + Thực hiện kiểm tra, giám sát và đánh giá chất lượng công việc của các nhà thầu, kỹ sư và công nhân liên quan đến hệ thống thang máy. + Xử lý các sự cố phát sinh liên quan đến thang máy, tìm nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục nhanh chóng. 2.2. Khối dự án (bao gồm phòng lắp đặt dự án, phòng vận hành dự án và Trung tâm bảo trì dự án) + Phòng lắp đặt dự án: là bộ phận phụ trách các công việc liên quan đến việc triển khai và thực hiện các dự án lắp đặt thang máy tại các công trình xây dựng. Nhiệm vụ chính của phòng này bao gồm: Xây dựng kế hoạch chi tiết cho quá trình lắp đặt, bao gồm các bước công việc, thời gian thực hiện và các nguồn lực cần thiết.   Giám sát công việc của phòng ban, đảm bảo công việc được thực hiện đúng tiến độ.   Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình lắp đặt   Đảm bảo các thiết bị thang máy được lắp đặt đúng cách, đạt tiêu chuẩn chất lượng và an toàn trước khi bàn giao cho khách hàng. + Phòng vận hành dự án: là bộ phận phụ trách và điều hành các dự án liên quan đến lắp đặt và bảo trì thang máy. Nhiệm vụ của phòng này bao gồm:     Xây dựng kế hoạch chi tiết cho các dự án lắp đặt thang máy Theo dõi quá trình thi công, đảm bảo rằng công việc được thực hiện đúng tiến độ và đạt yêu cầu chất lượng   Giải quyết các sự cố phát sinh trong quá trình vận hành thang máy và quản lý cá công việc bảo trì thang máy. + Trung tâm bảo trì dự án: là bộ phận chuyên trách trong một tổ chức hoặc công ty, tập trung vào việc bảo trì, sửa chữa và quản lý sự vận hành liên tục của hệ thống thang máy. Trung tâm này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hiệu suất và an toàn của thang máy. Các nhiệm vụ chính bao gồm:   Thực hiện kiểm tra và bảo trì định kỳ để đảm bảo cho thang máy hoạt động ổn định và đạt tiêu chuẩn an toàn.   Trung tâm bảo trì dự án có trách nhiệm nhanh chóng khắc phục vấn đề để đảm bảo an toàn cho khách hàng.   Lưu trữ và quản lý các hồ sơ liên quan đến bảo trì, sửa chữa và kiểm tra thang máy, cung cấp hướng dẫn về cách xử lý các tình huống khẩn cấp. 2.3. Phòng QC – quản lý chất lượng Phòng QC có chức năng tham mưu, tư vấn cho Ban Kĩ thuật công ty về các hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, đảm bảo đáp ứng được các tiêu chuẩn tiên tiến về quản lý chất lượng như: hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, quản lý môi trường ISO 14000,… Đồng thời có chức năng quản lý công tác tiêu chuẩn hóa các quy định và quy trình quản lý chất lượng; tổ chức thử nghiệm, kiểm định chất lượng sản phẩm và thúc đẩy tư duy cải tiến chất lượng sản phẩm trong toàn bộ công ty.  2.4. Phòng vật tư Phòng vật tư của doanh nghiệp có chức năng quản lý và cung cấp các vật tư, thiết bị và linh kiện cần thiết cho việc lắp đặt, bảo trì và sửa chữa thang máy. Phòng này đóng vai trò quan trọng giúp hoạt động sản xuất của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi và liên tục, đảm bảo nguồn vật tư đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong từng thời kỳ nhất định. 2.5. Phòng dự án Phòng dự án giữ vai trò quan trọng trong việc giúp các doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu của dự án. Chức năng của phòng dự án là tham mưu, tư vấn cho Ban giám đốc công ty về các vấn đề liên quan đến việc quản lý quá trình thực hiện dự án. Đồng thời nghiên cứu, tìm ra phương án hiệu quả để phát triển các dự án nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của thị trường. Từ đó doanh nghiệp có thể hoàn thành các chiến lược kinh doanh và đạt được sự tăng trưởng kinh tế mong muốn. 3. Quy trình làm việc của Ban Kỹ thuật Đông Đô Thang máy Đông Đô có quy trình và bảo trì cụ thể để đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả cho thang máy. Dưới đây là một cái nhìn tổng quan về quy trình làm việc của thang máy Đông Đô, từ lắp đặt đến bảo trì: 3.1. Lắp Đặt Quy trình làm việc bên Đông Đô Quy trình lắp đặt thang máy đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa kĩ sư thang máy và kỹ sư thiết kế: Kỹ sư thiết kế sẽ tiến hành xác định nhu cầu, khảo sát địa điểm và thiết kế hệ thống thang máy phù hợp với tòa nhà và tham khảo yêu cầu từ khách hàng để thiết kế. Kỹ sư thiết kế sẽ phát triển một kế hoạch chi tiết và bản vẽ kỹ thuật cho hệ thống thang máy. Kế hoạch sẽ bao gồm các thông số kỹ thuật và cấu hình cần thiết để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Cần đảm bảo rằng khu vực lắp đặt yêu cầu kỹ thuật và đủ điều kiện để tiến hành lắp đặt thang máy. Sau khi lắp đặt các thành phần chính cho thang máy như cabin, trục, động cơ và hệ thống điều khiển, Kỹ sư lắp đặt cần tiến hành kiểm tra toàn diện để đảm bảo hệ thống hoạt động đúng cách và đạt tiêu chuẩn an toàn. 3.2. Vận Hành Vận hành thang máy bao gồm các bước từ khi thang máy bắt đầu hoạt động cho đến khi kết thúc và bảo trì. Để đảm bảo thang máy hoạt động an toàn và hiệu quả, Đông Đô đã thực hiện các bước vận hành thang máy như sau: Trước khi vận hành thang máy, Kỹ sư vận hành cần kiểm tra toàn bộ hệ thống để đảm bảo mọi bộ phận đều hoạt động bình thường. Điều này bao gồm kiểm tra các cảm biến, hệ thống điều khiển, động cơ, và các thành phần cơ khí. Nếu trong quá trình vận hành xảy ra sự cố, như thang máy bị kẹt, mất điện, hoặc sự cố kỹ thuật, thực hiện các bước cần thiết để xử lý tình huống. Thực hiện các biện pháp khắc phục ngay lập tức và thông báo cho các nhân viên bảo trì hoặc kỹ thuật viên nếu cần. => Quy trình vận hành thang máy yêu cầu sự chú ý liên tục đến các yếu tố an toàn và hiệu suất. Việc duy trì hệ thống, kiểm tra định kỳ, và xử lý kịp thời các sự cố giúp đảm bảo rằng thang máy hoạt động hiệu quả và an toàn cho người sử dụng. Vận hành thang máy bên Đông Đô 3.3. Bảo Trì và Bảo Dưỡng Bảo trì, bảo dưỡng thang máy bên Đông Đô Kỹ sư bảo trì cần thực hiện bảo trì định kỳ theo lịch trình để kiểm tra và làm sạch các bộ phận của thang máy, bao gồm động cơ, cáp, ray dẫn hướng, và các cảm biến an toàn. Bảo trì định kỳ giúp phát hiện và khắc phục các vấn đề trước khi chúng trở nên nghiêm trọng. Đảm bảo các yếu tố an toàn của thang máy luôn được đáp ứng, như kiểm tra hệ thống phanh, cảm biến và thiết bị khẩn cấp. Xử lý các vấn đề và sửa chữa sự cố nếu có bất kỳ hỏng hóc nào xảy ra trong quá trình vận hành. Xem thêm: Kỹ thuật viên bảo trì thang máy cần tuân thủ những quy định nào? 3.4. Cải Tiến và Nâng Cấp Ban kĩ thuật luôn cập nhật và nâng cấp công nghệ để cải thiện hiệu suất và tính năng của thang máy, đáp ứng các tiêu chuẩn mới và yêu cầu của người dùng. Thay thế các linh kiện cũ hoặc lỗi thời bằng các bộ phận mới để đảm bảo thang máy hoạt động hiệu quả và an toàn. 3.5. Đào Tạo và Hướng Dẫn Cung cấp hướng dẫn và đào tạo cho người dùng và kỹ sư bảo trì về cách sử dụng và bảo trì thang máy đúng cách. Cung cấp tài liệu chi tiết về thang máy, bao gồm hướng dẫn sử dụng, bảo trì và các thông tin liên quan. => Quy trình cụ thể có thể thay đổi tùy theo từng dự án và yêu cầu của khách hàng. Nếu bạn cần thông tin chi tiết hơn về sản phẩm và dịch vụ của thang máy Đông Đô, việc liên hệ trực tiếp với nhà cung cấp hoặc đại lý chính thức là một lựa chọn tốt. 4. Tác phong làm việc của Người Đông Đô Tác phong làm việc của Kỹ sư thang máy Đông Đô, như nhiều công ty trong ngành thang máy, thường bao gồm các yếu tố chủ chốt liên quan đến chuyên môn, chất lượng dịch vụ, và sự an toàn. Dưới đây là những điểm nổi bật về tác phong làm việc của Người Đông Đô 4.1. Chuyên Nghiệp và Kỹ Thuật Cao Ban Kỹ thuật của Đông Đô thường có nền tảng đào tạo vững vàng và kinh nghiệm phong phú trong ngành thang máy. Họ được đào tạo để làm việc với một thái độ lăn xả cùng các công nghệ tiên tiến và các hệ thống thang máy phức tạp. Đông Đô áp dụng các công nghệ và thiết bị mới nhất để đảm bảo rằng thang máy hoạt động hiệu quả và đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn quốc tế. 4.2. Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ Kiểm tra và bảo dưỡng thang máy định kì Thực hiện bảo trì định kỳ để đảm bảo rằng các hệ thống thang máy luôn hoạt động trong điều kiện tốt nhất và không gặp phải sự cố an toàn. Cung cấp chế độ bảo hành và bảo dưỡng để đảm bảo rằng thang máy luôn hoạt động ổn định và hiệu quả trong suốt thời gian sử dụng. Chỉn chu trong từng nhiệm vụ không chỉ giúp cá nhân mỗi kỹ sư Đông Đô đạt được mục tiêu hiện tại mà còn xây dựng nên đức tính tốt cho sự phát triển của mỗi con người Đông Đô đưa công ty phát triển bền vững. 4.3. Lắng nghe ý kiến của khách hàng Đông Đô cung cấp các giải pháp thang máy để phù hợp với yêu cầu và điều kiện cụ thể của từng dự án, từ các tòa nhà cao tầng đến các công trình đặc biệt, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng Tinh thần đồng đội là nền tảng giúp xử lý các tình huống phát sinh một cách linh hoạt và nhanh chóng, bao gồm việc điều chỉnh kế hoạch lắp đặt hoặc bảo trì theo yêu cầu của khách hàng.  Vậy là qua bài viết trên, thang máy Đông Đô đã giới thiệu cho bạn kĩ hơn về “Công việc của ban Kỹ thuật thang máy Đông Đô” để bạn có cái nhìn rõ hơn về công việc của bộ phận này. Mong rằng Ban Kỹ thuật sẽ ngày càng phát triển và nhận được nhiều sự tin tưởng từ khách hàng! Thông tin về chúng tôi: 📞 Hotline: 086 504 3686 📍 Địa chỉ: LK 03-03, Khu Đô Thị Hinode Royal Park, Xã Kim Chung, Huyện Hoài Đức, Hà Nội 🌐 Theo dõi Đông Đô tại D.D-Omnichannel

Quy định phòng cháy chữa cháy liên quan đến thang máy

Hiện nay số lượng nhà cao tầng ngày càng nhiều, đặc biệt là ở các khu đô thị đông dân có tác động lớn đến công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. Một trong các yếu tố mang tính giải pháp yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật chính là thang máy chữa cháy. Sau đây hãy cùng thang máy Đông Đô tìm hiểu về Quy định phòng cháy chữa cháy liên quan đến thang máy ngay nhé! 1. Tìm hiểu về thang máy chữa cháy Thang máy chữa cháy Thang máy chữa cháy được lắp đặt chủ yếu để vận chuyển người những được trang bị thêm các hệ thống điều khiển bảo vệ, thông tin liên lạc và các dấu hiệu để cho phép những thang máy đó được sử dụng dưới sự điều khiển trực tiếp của lực lượng chữa cháy đến được các tầng của nhà khi xảy ra hỏa hoạn. 2. Những quy định về phòng cháy chữa cháy 2.1. Quy định tại Khoản 3 về Đảm bảo an toàn cho người  - Trong không gian của các buồng thang bộ, trừ các buồng thang không nhiễm khói, cho phép bố trí không quá hai thang máy chở người hạ xuống chỉ đến tầng 1 với các kết cấu bao che giếng thang làm từ các vật liệu không cháy. - Các giếng thang máy nằm ngoài nhà, nếu cần bao che thì phải sử dụng các kết cấu làm từ vật liệu không cháy. 2.2. Quy định tại Khoản 4 về Ngăn chặn cháy lan – Các kết cấu bao che của các giếng thang máy (trừ các giếng đã nêu trong Khoản 3 điều 4.6) và các phòng máy của thang máy (trừ các phòng trên mái), cũng như của các kênh, giếng và hộp kỹ thuật phải đáp ứng các yêu cầu đặt ra như đối với các vách ngăn cháy loại 1 và các sàn ngăn cháy loại 3. Không quy định giới hạn chịu lửa của các kết cấu bao che giữa giếng thang máy và phòng máy của thang máy. - Khi không thể lắp các cửa ngăn cháy trong các kết cấu bao che các giếng thang máy nêu trên, phải bố trí các khoang đệm hoặc các sảnh với các vách ngăn cháy loại 1 và sàn ngăn cháy loại 3 hoặc các màn chắn tự động đóng các lỗ cửa đi của giếng thang khi cháy. Các màn chắn này phải được làm bằng vật liệu không cháy và giới hạn chịu lửa của chúng không nhỏ hơn E 30. - Trong các nhà có các buồng thang bộ không nhiễm khói phải bố trí bảo vệ chống khói tự động cho các giếng thang máy mà tại cửa ra của chúng không có các khoang đệm ngăn cháy với áp suất không khí dương khi cháy. – Trong các tầng hầm hoặc tầng nửa hầm, trước lối vào các thang máy phải bố trí các khoang đệm ngăn cháy loại 1 có áp suất không khí dương khi cháy. 2.3. Quy định tại khoản 6 về Chữa cháy và cứu nạn  – Nhà và công trình phải bảo đảm việc chữa cháy và cứu nạn bằng các giải pháp: kết cấu, bố trí mặt bằng – không gian, kỹ thuật – công trình và giải pháp tổ chức. 3. Quy định về việc bố trí và lắp đặt các thang máy chữa cháy Bố trí và lắp đặt thang máy đúng quy định Việc bố trí và lắp đặt các thang máy chữa cháy phải bảo đảm những quy định cơ bản nha: Không được sử dụng các thang máy hay vận chuyển hàng hóa để làm thang máy chữa cháy Tính toán đủ số lượng để khoảng cách từ vị trí các thang máy đó đến một điểm bất kỳ trên mặt bằng tầng mà nó phục vụ không được vượt quá 60m. Trong trường hợp nếu chỉ có một thang máy chữa cháy thì thang máy đó ít nhất phải đến được tất cả các tầng kế cận với tầng đang cháy của nhà. Hình thức phục vụ của các thang máy chữa cháy phải giống nhau, cụ thể thang máy chỉ phục vụ các tầng lẻ hoặc các tầng chẵn hoặc tất cả các tầng. Nếu có các tầng lánh nạn thì mỗi tầng đó phải được phục vụ ít nhất một thang máy chữa cháy. Ở chế độ hoạt động bình thường, cửa các thang máy chữa cháy không được mở vào những tầng lánh nạn đó còn cửa tầng của các giếng thang tại những tầng lánh nạn đó phải thường xuyên được khóa và chỉ được tự động mở khóa khi chuyển sang chế độ phục vụ lực lượng chữa cháy. Việc bố trí thang máy chữa cháy phải dự tính được đường di chuyển của đội phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp và luôn bảo đảm đội chữa cháy tiếp cận được tất cả các gian phòng, lối đi trên tất cả các tầng của nhà. Sức chở của thang máy chữa cháy không được nhỏ hơn 630 kg đối với nhà chung cư và không nhỏ hơn 1000 kg đối với nhà sản xuất và nhà công cộng khác. Tốc độ di chuyển của thang máy chữa cháy không được nhỏ hơn H/60 (m/s), trong đó H là chiều cao nâng (m). Kết cấu bao che của cabin thang máy chữa cháy phải được làm từ vật liệu không cháy hoặc cháy yếu. Tất cả các tầng hầm trong nhà có từ 2 đến 3 tầng hầm, phải được trang bị hệ thống liên lạc khẩn cấp hai chiều giữa phòng trực điều khiển chống cháy tới những khu vực cần thiết, trong đó có các thang máy chữa cháy. 4. Các quy định bổ sung về an toàn cháy đối với một số nhóm nhà cụ thể 4.1. Đối với nhà (có chiều cao PCCC từ trên 50m đến 150m) thuộc nhóm nguy hiểm cháy và nhà hỗn hợp) – Các sảnh thang máy phải được ngăn cách với các hành lang và các phòng bên cạnh bằng các vách ngăn cháy có giới hạn chịu lửa theo quy định. – Phải bố trí thang máy chữa cháy trong các giếng thang riêng biệt, có sảnh thang máy độc lập. Lối ra từ thang máy này đi ra ngoài nhà không được bố trí đi qua sảnh chung. - Số lượng thang máy chữa cháy cho mỗi khoang cháy phải được tính toán đủ để khoảng cách từ vị trí các thang máy đó đến một điểm bất kỳ trên mặt bằng tầng mà nó phục vụ không vượt quá 45m. – Giới hạn chịu lửa của kết cấu giếng thang máy và buồng máy của thang máy lấy theo quy định tại A.2.24. – Các cửa đi của sảnh thang máy và cửa đi của gian máy của thang máy phải là các cửa không lọt khí, khói. – Hệ thống điện cấp cho các hệ thống thiết bị kỹ thuật, trong đó có thang máy chữa cháy phải bảo đảm duy trì sự làm việc của các thiết bị đó trong thời gian không ít hơn 3 giờ kể từ khi có cháy. 4.2. Đối với nhà thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng – Việc bảo vệ chống khói cho nhà, hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động thực hiện theo các quy định bổ sung dưới đây: – Hệ thống báo cháy tự động phải báo rõ địa chỉ của từng căn hộ. Trong các phòng của căn hộ và các hành lang tầng, kể cả sảnh thang máy phải lắp đặt đầu báo khói. – Cần trang bị hệ thống báo cháy, thiết bị, phương tiện chữa cháy tự động trong các kênh, giếng kỹ thuật điện, thông tin liên lạc và giếng kỹ thuật khác có nguy hiểm cháy. – Nguồn điện cấp cho hệ thống bảo vệ chống cháy gồm: thang máy phục vụ chuyên chở lực lượng, phương tiện chữa cháy; hệ thống bảo vệ chống khói; hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động; phải được lấy từ các tủ điện độc lập hoặc các bảng điện riêng với mầu sơn khác nhau đi theo hai tuyến riêng biệt tới thiết bị phân phối của từng khoang cháy. 5. Quy định bảo vệ chống khói các khu vực liên quan đến thang máy Quy định bảo vệ chống khói các khu vực – Việc bảo vệ chống khói phải cung cấp không khí từ bên ngoài vào các khu vực bao gồm: – Lưu lượng cấp không khí dùng để bảo vệ chống khói cần được tính toán để bảo đảm áp suất không khí không thấp hơn 20Pa ở các vị trí: – Khi tính toán các thông số của hệ thống cấp không khí vào phải kể đến: + Độ dư của áp suất không khí không thấp hơn 20Pa và không lớn hơn 50Pa – ở các giếng thang máy. + Các buồng thang máy thông với chiếu tới của thang bộ và khi các cửa thang máy ở tầng đang xét để mở. Tìm hiểu thêm: Tại sao không nên sử dụng thang máy khi có hỏa hoạn? Với những Quy định phòng cháy chữa cháy liên quan đến thang máy nêu trên, thang máy Đông Đô mong rằng sẽ giúp bạn hiểu hơn về những quy định và bên cạnh đó cũng góp phần đem lại sự an toàn để chung cư, tòa nhà có thể khắc phục được những rủi ro không mong muốn khi hỏa hoạn xảy ra. Chúng ta cũng cần luôn cẩn thận và phòng tránh những nguy cơ hỏa hoạn xảy ra để phòng ngừa, không để “giặc lửa” không có cơ hội phát triển, lăm le đến cuộc sống của chúng ta. Thông tin về chúng tôi: 📞 Hotline: 086 504 3686 📍 Địa chỉ: LK 03-03, Khu Đô Thị Hinode Royal Park, Xã Kim Chung, Huyện Hoài Đức, Hà Nội 🌐 Theo dõi Đông Đô tại D.D-Omnichannel

Tin kỹ thuật

Tổng hợp các mã lỗi của thang máy Mitsubishi

Lỗi thang máy không chỉ gây ra sự bất tiện trong quá trình sử dụng mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu không được xử lý đúng cách. Hiểu biết về các loại mã lỗi trong thang máy nói chung và thang máy Mitsubishi nói riêng sẽ giúp bạn kịp thời xử lý khi thang gặp sự cố, đảm bảo an toàn cho bạn và người thân trong gia đình. Vậy các mã lỗi đó là gì ? Hãy cùng thang máy Đông Đô tìm hiểu và Tổng hợp các mã lỗi của thang máy Mitsubishi ngay qua bài viết dưới đây bạn nha! Nội dung bài viết 1. Mã lỗi B13 2. Mã lỗi B35 3. Mã lỗi D01 4. Mã lỗi D02 5. Mã lỗi D03 6. Mã lỗi D12   7. Mã lỗi E32 8. Mã lỗi E33 9. Mã lỗi E35 10. Mã lỗi E36 11. Mã lỗi E37 12. Mã lỗi F31 13. Mã lỗi F34 14. Mã lỗi F35 15. Mã lỗi F36 16. Mã lỗi F37 17. Mã lỗi F38 18. Mã lỗi F51 19. Mã lỗi F52 20. Mã lỗi F53 21. Mã lỗi F54 22. Mã lỗi F55 23. Mã lỗi F56 24. Mã lỗi F57 25. Mã lỗi F58 26. Mã lỗi F59 27. Mã lỗi F5A 28. Mã lỗi F5B 1. Mã lỗi B13 Mã lỗi B13 của thang máy Mitsubishi Mã lỗi B13 (giới hạn thời gian giảm tốc) là mã lỗi hiển thị trong thang máy, thường xảy ra khi thang máy không giảm tốc độ đúng cách trước khi đến tầng dừng. Thang máy bị lỗi sẽ khiến thang máy bị hỏng hoặc chị áp lực lớn hơn bình thường, nhiều trường hợp người sử dụng cảm thấy có một cú va chạm mạnh khi thang máy dừng lại, gây nguy hiểm cho người sử dụng. Nguyên nhân gây ra lỗi này có thể do hệ thống điều khiển gặp trục trặc, cảm biến tốc độ không hoạt động chính xác, hỏng hóc trong cơ cấu giảm tốc. Khi phát hiện thang máy xuất hiện lỗi B13, bạn nên báo ngay cho kĩ thuật viên để tiến hành:   Kiểm tra hệ thống điều khiển: Đánh giá và sửa chữa hệ thống điều khiển để đảm bảo nó hoạt động chính xác và điều chỉnh tốc độ giảm.   Kiểm tra cảm biến: Kiểm tra và thay thế các cảm biến tốc độ nếu cần thiết, để đảm   bảo chúng đo đúng tốc độ và cung cấp thông tin chính xác cho hệ          thống.   Kiểm tra cơ cấu giảm tốc: Đảm bảo các bộ phận của cơ cấu giảm tốc không bị mòn hoặc hư hỏng. 2. Mã lỗi B35 Mã lỗi B35 (dây thép trượt) xảy ra khi dây cáp kép (dây thép) không bám chặt vào pully hoặc bị trượt ra ngoài đường dẫn của nó. Điều này làm giảm hiệu suất thang máy, hư hỏng thiết bị như động cơ và pully. Nguyên nhân chính gây ra lỗi này là mòn dây cáp hoặc thang máy chịu tải trọng quá mức. Khi xảy ra lỗi, kỹ thuật viên thang máy cần:       Kiểm tra lắp đặt: Đảm bảo dây cáp được lắp đặt đúng cách và theo đúng quy chuẩn.       Thay thế dây cáp: Thay thế dây cáp khi phát hiện dấu hiệu mòn hoặc hư hỏng.       Giám sát tải trọng: Đảm bảo thang máy không bị quá tải để giảm nguy cơ trượt dây cáp. 3. Mã lỗi D01 Mã lỗi D01 (dừng khẩn cấp SLC - Safety Limit Control) là tình huống khi hệ thống an toàn của thang máy kích hoạt để ngăn chặn sự cố tiềm ẩn, dẫn đến việc thang máy dừng đột ngột. Điều này xảy ra khi các cảm biến hoặc hệ thóng điều khiển nhận biết tình huống nguy hiểm, chẳng hạn như quá tốc độ, quá tải, hoặc khi cửa thang không đóng kín, hệ thống SLC thiết kế để đảm bảo an toàn cho hành khách và ngăn ngừa tai nạn có thể xảy ra. Các tác nhân bên ngoài khiến thang máy dừng khẩn cấp:       Hỏng hóc cảm biến: Cảm biến báo lỗi không hoạt động đúng cách.       Quá tải: Thang máy chở quá số lượng người hoặc hàng hóa cho phép.       Vấn đề với cửa thang: Cửa không đóng kín hoặc bị kẹt.       Sự cố cơ học: Các vấn đề về động cơ, dây cáp hoặc hệ thống truyền động. Khi lỗi thang máy D01 hiển thị, kỹ thuật viên thang máy cần:     Kiểm tra hệ thống an toàn: Đảm bảo tất cả các cảm biến và bộ phận an toàn hoạt động đúng cách.     Kiểm tra cửa thang: Đảm bảo cửa thang hoạt động trơn tru và đóng kín hoàn toàn.     Kiểm tra hệ thống điện: Đánh giá và sửa chữa các vấn đề liên quan đến hệ thống điện và điều khiển của thang máy. 4. Mã lỗi D02 Mã lỗi D02 (SLC tốc độ quá cao) xảy ra khi thang máy di chuyển với tốc độ vượt quá giới hạn an toàn mà hệ thống điều khiển đã được thiết lập. Điều này có thể dẫn đến những tình huống nguy hiểm và làm giảm độ an toàn của thang máy. Nguyên nhân thang máy hiện mã lỗi D02 là do:  Hỏng hóc cảm biến: Cảm biến báo lỗi không hoạt động đúng cách.  Quá tải: Thang máy chở quá số lượng người hoặc hàng hóa cho phép.  Vấn đề với cửa thang: Cửa không đóng kín hoặc bị kẹt.  Sự cố cơ học: Các vấn đề về động cơ, dây cáp hoặc hệ thống truyền động. Biện pháp cần thực hiện để khắc phục lỗi trên là:  Thay thế cảm biến: Nếu phát hiện cảm biến không hoạt động chính xác, cần thay thế ngay.  Đảm bảo hệ thống điện và điều khiển ổn định: Kiểm tra và sửa chữa các vấn đề liên quan đến hệ thống điện.  Đánh giá hệ thống an toàn: Đảm bảo rằng tất cả các biện pháp an toàn và giới hạn tốc độ đều hoạt động đúng cách. 5. Mã lỗi D03 Mã lỗi thang máy Mitsubishi Mã lỗi D03 (gian hàng SLC) thường báo hiệu thang máy đã gặp sự cố liên qua đến hệ thống an toàn, đặc biệt là khi có vấn đề về tốc độ hoặc kiểm soát chuyển động. Khi mã lỗi này xảy ra cần thang máy kiểm tra để xác định rõ các mã lỗi cụ thể và cách khắc phục. Khi gặp sự cố này nên bình tĩnh đưa thang máy vào trạng thái an toàn và liên hệ với chuyên gia bảo trì để kiểm tra và sửa chữa. 6. Mã lỗi D12   Mã lỗi D12 (SLC TSD bất thường) liên quan đến việc hệ thống an toàn phát hiện một số tình huống không bình thường trong quá trình điều khiển thang máy, đặc biệt là trong việc kiểm soát tốc độ và vị trí của nó. Các nguyên nhân khiến SLC TSD bất thường là do:     Cảm biến tốc độ hỏng: Nếu cảm biến đo tốc độ không hoạt động chính xác, thang máy có thể không nhận biết được tốc độ thực tế và dẫn đến lỗi.     Vấn đề với hệ thống điều khiển: Hệ thống điều khiển có thể gặp sự cố, khiến cho thang máy không điều chỉnh tốc độ hoặc vị trí đúng cách.     Cảm biến vị trí lỗi: Nếu cảm biến vị trí không hoạt động đúng, thang máy có thể không dừng đúng tầng hoặc không xác định được vị trí chính xác.     Quá tải hoặc quá tốc độ: Khi thang máy bị quá tải hoặc di chuyển với tốc độ vượt quá giới hạn an toàn, hệ thống sẽ kích hoạt để bảo vệ an toàn. Khi thang máy báo lỗi D12, kỹ thuật viên thang máy cần:     Kiểm tra hệ thống cảm biến: Đánh giá và sửa chữa các cảm biến tốc độ và vị trí để đảm bảo chúng hoạt động chính xác.     Bảo trì định kỳ: Thực hiện bảo trì và kiểm tra định kỳ hệ thống điều khiển của thang máy để phát hiện sớm các sự cố.     Đánh giá tải trọng: Đảm bảo thang máy không bị quá tải, tuân thủ đúng quy định về trọng lượng. 7. Mã lỗi E32 Mã lỗi E32 (Lỗi RAM trình điều khiển) là lỗi liên quan đến sự cố với bộ nhớ RAM của hệ thống điều khiển thang máy. RAM (Random Access Memory) là bộ nhớ tạm thời giúp lưu trữ dữ liệu và chương trình trong quá trình hoạt động. Nguyên nhân là do do hỏng hóc phần cứng, sự cố phần mềm, điệp áp thang máy không ổn định hay thang bị quá tải. Khi xảy ra mã lỗi này, kĩ thuật viên thang máy cần kiểm tra:       Kiểm tra phần cứng: Đánh giá và kiểm tra bộ nhớ RAM để phát hiện hỏng hóc và thay thế nếu cần.       Cập nhật phần mềm: Đảm bảo phần mềm điều khiển được cập nhật để giảm thiểu lỗi và tăng cường hiệu suất.       Kiểm tra nguồn điện: Đảm bảo nguồn điện ổn định và phù hợp với yêu cầu của hệ thống. 8. Mã lỗi E33 Mã lỗi E33 (Lỗi cài đặt hệ thống truyền động) liên quan đến việc thiết lập hoặc điều chỉnh các thành phần của hệ thống truyền động không đúng cách. Hệ thống truyền động là phần quan trọng trong thang máy, chịu trách nhiều di chuyển cabin và điều khiển tốc độ. Nguyên nhân gây ra lỗi E33 có thể do:       Lắp đặt sai: Nếu các bộ phận như động cơ, dây cáp, và pully không được lắp đặt đúng vị trí hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất, có thể dẫn đến              hoạt động không chính xác.       Cài đặt không đúng thông số: Các thông số kỹ thuật như tốc độ, tải trọng, và giới hạn hành trình không được cài đặt đúng cách.       Sự cố điện: Vấn đề về điện như kết nối kém hoặc hỏng hóc trong mạch điều khiển có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ thống truyền động.       Thiếu bảo trì: Không thực hiện bảo trì định kỳ có thể dẫn đến tình trạng mòn hoặc hỏng hóc các bộ phận của hệ thống truyền động. Khi phát hiện ra lỗi thang máy, cần liên hệ ngay tới kĩ thuật viên thang máy để kiểm tra, điều chỉnh kịp thời. 9. Mã lỗi E35 Mã lỗi thang máy Mitsubishi Mã lỗi E35 (Lỗi cài đặt mã ACC) liên quan đến việc thiết lập hoặc điều chỉnh các tham số của hệ thống điều khiển thang máy, đặc biệt là liên quan đến tốc độ và tăng tốc. "ACC" thường được viết tắt từ "Acceleration" (tăng tốc), và mã này có thể chỉ ra rằng có sự cố trong quá trình cài đặt các tham số tăng tốc. Nguyên nhân chính xảy ra tình trạng này là:       Cài đặt không chính xác: Tham số tăng tốc có thể được cài đặt sai, dẫn đến việc thang máy di chuyển không đúng tốc độ hoặc không ổn định.       Lỗi phần mềm: Các lỗi trong phần mềm điều khiển có thể gây ra sự cố trong việc điều chỉnh tăng tốc.       Sự cố với cảm biến: Nếu cảm biến đo tốc độ hoặc vị trí không hoạt động chính xác, có thể dẫn đến việc thang máy không tăng tốc hoặc giảm tốc đúng          cách.       Tải trọng không phù hợp: Nếu thang máy bị quá tải, có thể làm cho hệ thống không thể điều chỉnh tăng tốc như mong muốn. Khi phát hiện lỗi cần nhanh chóng kiểm tra cảm biến, trong trường hợp nếu không thể tự khắc phục được thì hãy liên hệ ngay với chuyên gia bảo trì để kiểm tra và sửa chữa. 10. Mã lỗi E36 Mã lỗi E36 (Lỗi cài đặt máy kéo) liên quan đến việc thiết lập hoặc điều chỉnh không đúng cách các thông số của máy kéo (hoặc động cơ kéo), dẫn đến sự cố trong hoạt động của thang máy. Nguyên nhân xảy ra lỗi có thể kể đến như:        Cài đặt sai thông số: Nếu các thông số kỹ thuật như tốc độ, tải trọng, hoặc các thông số điều khiển khác không được cài đặt chính xác, có thể dẫn đến          hoạt động không ổn định.         Lỗi lắp đặt: Nếu máy kéo không được lắp đặt đúng vị trí hoặc không căn chỉnh chính xác với dây cáp, có thể gây ra sự cố trong quá trình hoạt động.         Vấn đề với phần mềm điều khiển: Lỗi trong phần mềm điều khiển có thể dẫn đến sự cố trong việc điều chỉnh tốc độ và vị trí của thang máy.         Sự cố cơ học: Các vấn đề như mòn hoặc hỏng hóc trong cơ cấu máy kéo cũng có thể dẫn đến lỗi. Cần liên hệ với kỹ thuật viên bảo trì để được kiểm tra và bảo dưỡng kịp thời. 11. Mã lỗi E37 Mã lỗi E37 (lỗi cài đặt tốc độ) thường liên quan đến việc thiết lập hoặc điều chỉnh các thông số tốc độ không chính xác trong hệ thống điều khiển. Điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề trong hoạt động của thang máy. Nguyên nhân gây ra lỗi này có thể do cài đặt sai thông số, sự cố với cảm biến hoặc quá tải thang máy. Khi gặp tình trạng này cần kiểm tra kĩ bộ phận cảm biến và liên hệ tới kĩ thuật viên để được kiểm tra và sửa chữa. 12. Mã lỗi F31 Mã lỗi F31 (Lỗi P1CL) liên quan đến sự cố trong hệ thống điều khiển, đặc biệt là vấn đề liên quan đến cảm biến hoặc mạch điều khiển. Mã lỗi này có thể chỉ ra rằng có sự cố xảy ra trong quá trình truyền tín hiệu từ các cảm biến đến bộ điều khiển. Nguyên nhân chủ yếu là do lỗi cảm biến, các kết nối điện hoặc dây dẫn giữa cảm biến và bộ điều khiển có thể bị lỏng hoặc hỏng, gây ra mất tín hiệu, lỗi trong phần mềm hoặc nhiễu điện từ. Gặp lỗi này cần liên hệ ngay tới đơn vị sửa chữa thang máy để tiến hành kiểm tra. 13. Mã lỗi F34 Mã lỗi F34 (Lỗi SC) trong thang máy chỉ ra rằng có một sự cố liên quan đến cảm biến hoặc hệ thống an toàn. Mã lỗi này có thể được hiểu là "Safety Control" hoặc "Sensor Check," tùy thuộc vào hệ thống cụ thể của thang máy. Nguyên nhân thường do cảm biến hỏng, vấn đề với hệ thống điện kết nối lỏng, lỗi phần mềm hay nhiễu điện từ ảnh hưởng đến cảm biến. Cần báo cho bộ phận kỹ thuật tiến hành kiểm tra và sửa chữa 14. Mã lỗi F35 Mã lỗi thang máy Mitsubishi Mã lỗi F35 (Lỗi CS cửa trước) thường đề cập đến các vấn đề liên quan đến việc thang máy không đóng hoặc mở đúng cách. Một số lỗi thường xảy ra như cảm biến bị lỗi, vấn đề về điện, lỗi phần mềm. Nguyên nhân gây ra lỗi có thể kể đến là do cảm biến bị bẩn hoặc hỏng, vấn đề về kết nối điện, cảm biến bị vật cản che khuất và lỗi phần mềm trong hệ thống điều khiển. Những biện pháp để khắc phục mã lỗi này là:       Làm sạch bề mặt cảm biến: Sử dụng khăn sạch và dung dịch nhẹ để loại bỏ bụi bẩn và cặn bám trên cảm biến.       Kiểm tra dây dẫn: Đảm bảo rằng tất cả các dây nối đến cảm biến không bị lỏng, hỏng hoặc đứt. Sửa chữa hoặc thay thế nếu cần.       Kiểm tra khu vực xung quanh: Đảm bảo không có vật cản nào trong vùng quét của cảm biến. Loại bỏ bất kỳ vật gì có thể che khuất cảm biến.       Khởi động lại hệ thống: Đôi khi, khởi động lại thang máy có thể giúp khắc phục các lỗi tạm thời.       Kiểm tra bộ phận cơ khí: Đảm bảo rằng các bộ phận như bản lề, ray trượt hoạt động trơn tru. Bôi trơn các bộ phận này nếu cần.       Gọi kỹ thuật viên: Nếu các biện pháp trên không khắc phục được lỗi, hãy liên hệ với kỹ thuật viên chuyên nghiệp để kiểm tra và sửa chữa. 15. Mã lỗi F36 Mã lỗi F36 ( Lỗi DC cửa trước) liên quan đến các vấn đề trong hoạt động của động cơ mở và đóng cửa thang máy. Nguyên nhân gây ra lỗi có thể do:       Vấn đề về điện: Cáp điện hoặc kết nối có thể bị lỏng hoặc hỏng.       Động cơ bị hỏng: Động cơ có thể gặp sự cố do mòn, hỏng hóc hoặc quá nhiệt.       Cảm biến cửa không hoạt động: Nếu cảm biến không nhận diện được trạng thái cửa, có thể khiến động cơ không hoạt động đúng.       Kẹt cơ học: Các bộ phận cơ khí như bản lề hoặc ray có thể bị kẹt hoặc hỏng, ảnh hưởng đến hoạt động của động cơ. Khi phát hiện lỗi cần báo ngay cho bộ phận kĩ thuật viên của thang máy để tiến hành kiểm tra và sửa chữa kết nối điện, kiểm tra động cơ, kiểm tra cảm biến,… 16. Mã lỗi F37 Mã lỗi F37 (Lỗi CS backdoor) liên quan đến hệ thống bảo mật hoặc điều khiển của thang máy. Nguyên nhân gây ra lỗi là do lỗi phần mềm, cấu hình hệ thống không đúng. Cần kiểm tra hệ thống để có biện pháp khắc phục kịp thời. 17. Mã lỗi F38 Mã lỗi F38 (Lỗi DC backdoor) là lỗi liên quan đến việc truy cập không hợp lệ hoặc không kiểm soát vào hệ thống điều khiển động cơ cửa. Đây là vấn đề nghiêm trọng vì nó có thể dẫn đến những rủi ro an toàn và hoạt động không ổn định của thang máy. Nguyên nhân gây ra mã lỗi F38 là do lỗi phần mềm hoặc các nguyên nhân khác. Cần liên hệ ngay cho kĩ thuật viên thang máy để xử lý lỗi nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng. 18. Mã lỗi F51 Mã lỗi F51 (lỗi HS) trong thang máy là việc liên quan đến các vấn đề trong hệ thống điều khiển hoặc các thành phần điện tử của thang máy. Mã lỗi này biểu thị khi thang máy không hoạt động, đèn báo lỗi, chức năng đóng mở cửa không hoạt động. Nguyên nhân được cho là do lỗi cảm biến, có vấn đề về điện và các sự cố cơ khí khác như kẹt ray, hỏng bản lề cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống điều khiển. 19. Mã lỗi F52 Mã lỗi F52 (Lỗi IC cửa trước) thường liên quan đến các vấn đề trong mạch điều khiển điện tử của hệ thống mở và đóng cửa. Đây là lỗi có thể ảnh hưởng đến việc hoạt động của cửa thang máy, gây ra sự cố an toàn và tiện nghi cho người sử dụng. Lỗi IC cửa trước thường được biểu hiện qua hoạt động đóng mở cửa thất thường. Khi gặp mã lỗi này cần báo cho kỹ thuật viên thang máy để tiến hành kiểm tra kết nối điện, thay thế IC,… 20. Mã lỗi F53 Mã lỗi F53 (lỗi IC - Integrated Circuit cửa sau) liên quan đến các vấn đề trong hệ thống điều khiển của cửa thang máy (cửa không đóng mở bình thường, tiếng kêu lạ khi vận hành, đèn thang báo lỗi), thường ảnh hưởng đến việc mở và đóng cửa sau của thang máy. Lỗi này có thể gây ra sự cố an toàn và bất tiện cho người sử dụng. Nguyên nhân chính gây ra lỗi này là do cảm biến cửa không nhận diện được trạng thái của cửa hoặc không hoạt động, kết nối điện không ổn định hoặc do hỏng hóc phần cứng. Khi thang máy báo loại lỗi này, cần ngưng sử dụng thang máy, liên hệ ngay tới kĩ thuật viên bảo trì thang máy để được khắc phục sớm nhất bạn nha. 21. Mã lỗi F54 Mã lỗi F54 (lỗi BC1 cửa trước) liên quan đến các vấn đề trong hệ thống điều khiển cửa, ảnh hưởng đến khả năng mở và đóng cửa thang máy. Nguyên nhân được cho là do lỗi phần mềm, kết nối điện không ổn định, cảm biến cửa, hỏng hóc phần cứng. Khi phát hiện được lỗi, nếu không thể tự khắc phục lỗi, hãy liên hệ với kỹ thuật viên chuyên nghiệp để kiểm tra và sửa chữa kịp thời. 22. Mã lỗi F55 Mã lỗi F55 (lỗi BC2 bộ điều khiển cửa trước) liên quan đến các vấn đề trong hệ thống điều khiển cửa, ảnh hưởng đến khả năng mở và đóng cửa thang máy. Đây là một lỗi có thể gây ra sự cố an toàn và bất tiện cho người sử dụng. Nguyên nhân gây ra lỗi này là do hỏng hóc phần cứng và lỗi phần mềm. Biện pháp khắc phục lỗi này là nên kiểm tra lại kể nối điện và gọi nhân viên kỹ thuật đến để khắc phục sự cố. 23. Mã lỗi F56 Mã lỗi F56 (lỗi BC3 cửa trước) liên quan đến cảm biến hoặc mạch điều khiển của cửa thang máy. Thông thường, lỗi này xuất hiện khi cửa không đóng hoặc mở đúng cách, có thể do sự cố kỹ thuật, bụi bẩn hoặc cảm biến bị lỗi. Khi phát hiện lỗi này cần kiểm tra xem có vật cản nào ở cửa không, đảm bảo ràng cửa không bị kẹt hoặc có sự cố cơ học. Gọi kỹ thuật viên hoặc dịch vụ bảo trì thang máy để kiểm tra và sửa chữa kịp thời. 24. Mã lỗi F57 Mã lỗi F57 (lỗi BC4 cửa trước) trong thang máy liên quan đến cảm biến cửa không hoạt động đúng cách hoặc không nhận diện được tình trạng mở/ đóng của cửa. Thang máy mắc lỗi F57 thường có dấu hiệu cửa không đóng hoặc mở đúng cách, cửa mở và đóng liên tục mà không rõ lý do, đèn báo lỗi hoặc âm thanh cảnh báo phát ra từ thang máy. Khi gặp mã lỗi này tuyệt đối không cố gắng tự sửa chữaa thang máy vì sẽ khiến tình trạng thang máy càng tồi tệ hơn, ngừng sử dụng thang máy và thông báo cho người quản lý hoặc dịch vụ sửa chữa khi phát hiện lỗi. 25. Mã lỗi F58 Mã lỗi F58 (lỗi backdoor BC1) liên quan đến sự cố ở cửa sau (backdoor) của thang máy, nguyên nhân có thể do lỗi hỏng hóc cơ khí của cửa có thể gặp sự cố, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của cửa hoặc dây điện, dây mạch điều khiển liên quan đến cửa sau có thể bị lỗi hoặc đứt. Cần liên hệ tới kỹ thuật viên thang máy để được kiểm tra và khắc phục lỗi. 26. Mã lỗi F59 Mã lỗi F59 (lỗi backdoor BC2) liên quan đến vấn đề với cửa thang máy phía sau. Dấu hiệu nhận biết loại lỗi này là cửa sau không hoạt động khi có tín hiệu, cửa mở và đóng không ổn định hoặc liên tục, xuất hiện đèn báo lỗi hoặc âm thanh cảnh báo. Cần liên hệ với dịch vụ bảo trì chuyên nghiệp để kiểm tra và sửa chữa.   27. Mã lỗi F5A Mã lỗi F5A (lỗi backdoor BC3) liên quan đến sự cố mở cửa thang máy phía sau, đây là một mã lỗi chỉ ra rằng có vấn đề với hệ thống mở hoặc đóng cửa sau. Khi xảy ra mã lỗi này cần kiểm tra cảm biến để đảm bảo không có bụi bẩn cản trở hoạt động, kiểm tra khu vực cửa, kiểm tra kết nối điện hoặc liên hệ với kỹ thuật viên thang máy để khắc phục lỗi nhanh nhất. 28. Mã lỗi F5B Mã lỗi F5B (lỗi backdoor BC4) liên quan đến sự cố ở cửa thang máy phía sau. Đây là một mã lỗi chỉ ra rằng có vấn đề trong quá trình hoạt động của cửa, nguyên nhân có thể do các bộ phận cơ khí như bản lề hoặc motor có thể gặp trục trắc, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của cửa. Khi phát hiện ra lỗi cần liên hệ ngay với đơn bị bảo trì thang máy uy tín để tiến hành sửa chữa. Có thể bạn quan tâm: Các mã lỗi thường gặp của thang máy Fuji Qua bài viết trên, thang máy Đông Đô đã Tổng hợp các mã lỗi của thang máy Mitsubishi, mong rằng qua bài viết trên bạn sẽ bỏ túi được thêm những kinh nghiệm quý báu về các mã lỗi của thang máy để nắm bắt và kịp thời sửa chữa. Cần tư vấn thêm về các gói bảo trì bên thang máy Đông Đô, vui lòng liên hệ ngay tới Hotline để được tư vấn kĩ hơn nhé! Thông tin về chúng tôi: 📞 Hotline: 086 504 3686 📍 Địa chỉ: LK 03-03, Khu Đô Thị Hinode Royal Park, Xã Kim Chung, Huyện Hoài Đức, Hà Nội 🌐 Theo dõi Đông Đô tại D.D-Omnichannel

Dịch vụ bảo trì thang máy Thyssenkrupp tốt nhất Hà Nội

Thang máy nói chung và thang máy Thyssenkrupp nói riêng là những phương tiện không thể thiếu trong các tòa nhà cao tầng, giúp cho việc di chuyển giữa các tầng trở nên dễ dàng hơn. Thang máy dù là hãng nào cũng cần bảo trì định kì để đảm bảo thang máy được vận hành tốt nhất. Nếu bạn đang phân vân Dịch vụ bảo trì thang máy nào Thyssenkrupp tốt nhất tại Hà Nội thì hãy cùng tham khảo dịch vụ bảo trì của thang máy Đông Đô ngay dưới đây nhé! Nội dung bài viết 1. Giới thiệu về thang máy Thyssenkrupp 2. Lợi ích của việc bảo trì thang máy định kì 2.1. Phát hiện sớm các vấn đề về thiết bị 2.2. Duy trì tình trạng hoạt động ổn định, bền bỉ và an toàn của thang máy 2.3. Giảm chi phí thay thế linh kiện, thiết bị thang máy 3. Các yếu tố quyết định chất lượng bảo trì, bảo dưỡng thang máy 3.1. Sự chuyên nghiệp của kĩ thuật viên bảo trì thang máy 3.2. Bảo đảm đầy đủ trang thiết bị để bảo trì 3.3. Quy trình bảo trì thang máy cần bài bản và đúng cam kết 4. Các hạng mục bảo trì thang máy Thyssenkrupp tại Đông Đô 5. Báo giá về dịch vụ bảo trì bên thang máy Đông Đô 5.1. Phân khúc 1: Khách hàng, cá nhân, tòa nhà văn phòng 5.2. Phân khúc 2: Các dự án Chung cư, khu đô thị, tòa nhà văn phòng có số lượng thang nhiều 5.3. Phân khúc 3: Các dự án thang tải hàng khu công nghiệp (áp dụng tính giá trên số thang 5.4. Gói kim cương 1. Giới thiệu về thang máy Thyssenkrupp Nằm trong top những thương hiệu thang máy nổi tiếng nhất, thang máy Thyssenkrupp hiện nay được đông đảo khách hàng đón nhận. Thương hiệu thang máy Thyssenkrupp đến từ nước Đức, nổi tiếng trên toàn thế giới về đa dạng các dòng sản phẩm, thiết bị điện tử áp dụng công nghệ tối tân. Từ lâu, Thyssenkrupp đã xâm nhập vào nhiều mảng công nghệ khác nhau trong đó có thang máy. Giới thiệu về thang máy Thyssenkrupp Mọi sản phẩm thang máy của thương hiệu Thyssenkrupp đều được sản xuất từ các nguyên vật liệu cao cấp, đạt chuẩn chất lượng. Hệ thống các thiết bị điều khiển thang máy nhanh nhạy và chính xác đến từng bộ phận. Khi người dùng bấm nút chọn tầng, thiết bị sẽ nhanh chóng đưa cabin về tầng chính xác mà không phải tốn thời gian chờ đợi. Đối với các dòng thang máy gia đình còn tích hợp chức năng điều khiển từ xa bằng Smartphone, sử dụng thông qua Internet. 2. Lợi ích của việc bảo trì thang máy định kì Lợi ích của việc bảo trì thang máy Thyssenkrupp định kỳ 2.1. Phát hiện sớm các vấn đề về thiết bị Để đi vào vận hành, một chiếc thang máy phải trải qua quy trình kiểm tra nghiêm ngặt, khắt khe, bảo dưỡng định kì. Thang máy nếu được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên sẽ ngăn chặn được những sự cố không may xảy ra. Việc kiểm tra, bảo trì thang máy thường xuyên là vô cùng quan trọng nhưng nhiều người vẫn còn xem nhẹ, các chủ sở hữu thang máy cần nhìn nhận và quan tâm hơn tới việc bảo trì thang máy thường xuyên. 2.2. Duy trì tình trạng hoạt động ổn định, bền bỉ và an toàn của thang máy Nếu thang máy không hoạt động thì việc di chuyển trong thang máy là không đảm bảo an toàn đến người sử dụng thang máy. Hãy bảo trì thang máy thường xuyên để thang máy luôn hoạt động ổn định. 2.3. Giảm chi phí thay thế linh kiện, thiết bị thang máy Các linh kiện lắp đặt thang máy đều rất đắt đỏ, nếu các linh kiện không được chăm sóc, bảo trì thường xuyên rất dễ bị hư hỏng, khi đó chi phí thay thế rất tốn kém. Khi thang máy được bảo trì, bảo dưỡng định kì sẽ dễ dàng phát hiện được những hỏng hóc của thiết bị, tăng tuổi thọ của linh kiện và giúp tiết kiệm được khoảng chi phí khổng lồ cho việc thay thế, sửa chữa thiết bị. 3. Các yếu tố quyết định chất lượng bảo trì, bảo dưỡng thang máy 3.1. Sự chuyên nghiệp của kĩ thuật viên bảo trì thang máy Kỹ thuật viên bảo trì thang máy có kinh nghiệm và trình độ cao sẽ đảm bảo chất lượng bảo trì thang máy. Chính vì vậy, nên lựa chọn đơn vị bảo trì mà kĩ thuật viên được đào tạo bài bản, được cấp các chứng chỉ hành nghề đầy đủ. Số lượng và trình độ nhân sự kỹ thuật ảnh hưởng đến quá trình cung cấp dịch vụ công ty thang máy. 3.2. Bảo đảm đầy đủ trang thiết bị để bảo trì Quy trình bảo trì cần đầy đủ dụng cụ như máy đo, đồng hồ,… đòi hỏi có các dụng cụ cũng như thiết bị bảo trì phải đạt tiêu chuẩn của nhà sản xuất để giúp cho việc bảo trì được thực hiện chuẩn xác nhất. 3.3. Quy trình bảo trì thang máy cần bài bản và đúng cam kết Đơn vị bảo trì khi kí hợp đồng cam kết các nội dung về tần suất, quy trình bảo trì cần tuân thủ đúng theo hợp đồng. 4. Các hạng mục bảo trì thang máy Thyssenkrupp tại Đông Đô 1 Phòng đặt máy Khoá cửa và cửa sổ. Sự di chuyển của cửa, nhiệt độ phòng máy. Đèn, sự thấm nước các vật dụng khác đặt trong phòng máy 2 Các thiết bị trong Phòng Máy Máy kéo, động cơ. Dầu máy kéo, phanh điện tử, bộ phanh cơ khí an toàn (Governor), tủ điều khiển. Tất cả các chi tiết trong tủ điều khiển: Relay, khởi động từ, các mạch điều khiển, giắc cắm…. 3 Sự hoạt động của buồng thang Sự hoạt động của cửa: Khởi động, hãm, dừng. Độ lắc, tiếng ồn, Đất, cát ở Sill cửa. Sự di chuyển, Thanh Safety - Shoes, các thiết bị khác làm cửa mở lại (Photocell, USDS….), lau mắt kính của Photocell, Chuông dừng tầng, quạt làm mát buồng thang. 4 Sự hoạt động của tủ cứu hộ tự động Kiểm tra hoạt động của hệ thống ắc quy, nguyên lý hoạt động của tủ cứu hộ tự động 5 Bảng điều khiển, hộp, hiển thị báo tầng, báo chiều Sự tác động của các nút ấn, các công tắc. Các vis định vị, các đèn bảo chiều tầng, quá tải. 6 Đèn và vách buồng thang Bóng đèn, bụi bẩn xung quanh. Các bulong bắt vách buồng thang. 7 Đèn E. Light Sự hoạt động của đèn E. Light, độ sáng của bóng đèn. 8 Interphon Kiểm tra sự hoạt động, rẻ, nhiễu…. 9 Cửa tầng Sự hoạt động của các nút gọi tầng. Các đèn báo tầng, chiều. Vệ sinh bụi đất, cát bám trên Sill cửa tầng. 10 Bảng quan sát Kiểm tra lau chùi các đèn báo. 11 Hố thang Kiểm tra đèn dọc hố thang, hộp hứng dầu. Độ thấm nước, vệ sinh sạch sẽ. 12 Nóc buồng thang Vệ sinh công nghiệp, đổ thêm dầu bôi trơn Rail. Vệ sinh toàn bộ 13 Cửa thoát hiểm Kiểm tra sự hoạt động, khoá, Switch an toàn 14 Hệ thống Door lock Kiểm tra khoá Doorlock, tiếp điểm Door Lock, độ nhún của tiếp điểm khi đóng cửa. Kiểm tra các đầu dây. 15 Các hộp giới hạn Kiểm tra khoảng cách tác động. Kiểm tra các bánh xe, hiệu chỉnh các tiếp điểm. Kiểm tra các đầu dây. 5. Báo giá về dịch vụ bảo trì bên thang máy Đông Đô 5.1. Phân khúc 1: Khách hàng, cá nhân, tòa nhà văn phòng Stt Số năm hoạt động Khoảng cách Số lần bảo trì/năm Đơn giá/cửa/lần bảo trì Thuế Vat Gói Vàng Gói Kim cương 1 1 - 5 Nội thành 4 - 6 110.000 250.000   Chưa gồm thuế Ngoại thành và tỉnh 150.000 300.000   Nội thành   12 90.000 230.000 Ngoại thành và tỉnh 130.000 280.000 2 6 - 10 Nội thành 4 - 6 120.000 260.000 Ngoại thành và tỉnh 170.000 320.000 Nội thành 12 110.000 250.000 Ngoại thành và tỉnh 150.000 300.000 3 >10 Bắt buộc bảo trì 1 lần /tháng Nội thành 12 150.000 300.000 5.2. Phân khúc 2: Các dự án Chung cư, khu đô thị, tòa nhà văn phòng có số lượng thang nhiều Stt Số năm hoạt động Khoảng cách Số lần bảo trì/năm Đơn giá/cửa/lần bảo trì Thuế Vat Gói Vàng Gói Kim cương 1 1 - 5 Nội thành 4 - 6 65.000 160.000 Đã có Vat Ngoại thành và tỉnh 80.000 200.000 Nội thành 12 45.000 150.000 Ngoại thành và tỉnh 70.000 180.000 2 6 - 10 Nội thành 4 - 6 75.000 170.000 Ngoại thành và tỉnh 100.000 220.000 Nội thành 12 65.000 160.000 Ngoại thành và tỉnh 80.000 200.000   3 >10 Bắt buộc bảo trì 1 lần /tháng   Nội thành 12 75.000 250.000 Ngoại thành tỉnh giáp Hà Nội 150.000 300.000 5.3. Phân khúc 3: Các dự án thang tải hàng khu công nghiệp (áp dụng tính giá trên số thang Stt Số năm hoạt động Khoảng cách Số lần bảo trì/năm Đơn giá/thang/lần bảo trì Thuế Vat Gói Vàng Gói Kim cương 1 1 - 10 Ngoại Thành 6 800.000 1.300.000 Đã có Vat Tỉnh 1.300.000 1.500.000 2 Ngoại Thành 12 600.000 1.500.000 Tỉnh 1.000.000 1.800.000 3 >10 Bắt buộc bảo trì 1 lần /tháng Ngoại Thành 12 1.000.000 1.500.000 5.4. Gói kim cương - Thay thế miễn phí đến 95% các loại vật tư trong thang máy  - Các vật tư KHÔNG MIỄN PHÍ: + Bộ máy kéo, hộp số, Puly máy kéo + Cáp tải + Bộ biến tần chính và biến tần cửa + Bộ cứu hộ tự động đi kèm ắc quy + Cánh cửa cabin và Vách cabin + Cánh cửa và khung bao các tầng + Trần giả và mica gắn trên trần giả Trên đây thang máy Đông Đô đã cùng bạn tìm hiểu kĩ về Dịch vụ bảo trì thang máy nào Thyssenkrupp tốt nhất tại Hà Nội, mong rằng qua bài viết trên bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về dịch vụ bảo trì bên Đông Đô, lựa chọn được cho mình đơn vị bảo trì thang máy uy tín. Cần tư vấn kĩ hơn về dịch vụ bảo trì bên thang máy Đông Đô, hãy nhanh tay liên hệ ngay tới Hotline Thang máy Đông Đô để được tư vấn kĩ hơn bạn nhé! Thông tin về chúng tôi: 📞 Hotline: 086 504 3686 📍 Địa chỉ: LK 03-03, Khu Đô Thị Hinode Royal Park, Xã Kim Chung, Huyện Hoài Đức, Hà Nội 🌐 Theo dõi Đông Đô tại D.D-Omnichannel

Các mã lỗi thường gặp của thang máy Fuji

Trong quá trình sử dụng thang máy, sẽ có nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan khiến cho thang máy của bạn gặp sự cố, hỏng hóc và điều này là hoàn toàn bình thường. Hiểu rõ được các mã lỗi của thang máy Fuji sẽ giúp người sử dụng xử lí kịp thời khi gặp sự cố, đảm bảo an toàn cho bạn và gia đình. Sau đây hãy cùng thang máy Đông Đô tìm hiểu kĩ  về “Các mã lỗi thường gặp của thang máy Fuji ” qua bài viết dưới đây ngay nhé! Nội dung bài viết 1. Mã lỗi E2 2. Mã lỗi E3, E4 3. Mã lỗi E5, E6, E7 4. Mã lỗi E09 5. Mã lỗi E10, E11, E12 6. Mã lỗi E13 7. Mã lỗi E14 8. Mã lỗi E15 9. Mã lỗi E16 10. Mã lỗi E17 11. Mã lỗi E19, E37 12. Mã lỗi E20 13. Mã lỗi E21 14. Mã lỗi E22 15. Mã lỗi E23, E24 16. Mã E26 17. Mã lỗi E29 18. Mã lỗi E30 19. Mã lỗi E33 20. Mã lỗi E35,36 21. Mã lỗi E37 22. Mã lỗi E38 23. Mã lỗi E39 24. Mã lỗi E41 25. Mã lỗi E42 26. Mã lỗi E43 27. Mã lỗi E44 28. Mã lỗi E45 29. Mã lỗi E46 30. Mã lỗi E47 31. Mã lỗi E48 32. Mã lỗi E49 33. Mã lỗi E50 34. Mã lỗi E51 35. Mã lỗi E52 36. Mã lỗi E53 37. Mã lỗi E54 38. Mã lỗi E55 39. Mã lỗi E57 40. Mã lỗi E58 41. Mã lỗi E62 1. Mã lỗi E2 Mã lỗi thang máy E2 Mã lỗi E2 thường xảy ra khi có sự ngắt kết nối trong mạch điện điều khiển cửa thang máy. Nguyên nhân có thể do mạch ngõ ra chính bị ngắn mạch, chạm đất, động cơ thực hiện auto- turning không đúng, tín hiệu encoder không đúng, dẫn đến mất kết nối giữa các bộ phận của cửa thang máy. Mã lỗi này thường được hiển thị tại hai vị trí chính:       Màn hình điểu khiển trong cabin thang máy       Bảng điều khiển trung tâm Khi thang máy báo lỗi E2, kỹ thuật viên cần: Bước 1: Kiểm tra contractor:       Kiểm tra xem contractor run có bình thường không       Kiểm tra xem có ngắn mạch contractor PMSM stator là nguyên nhân gây ngắn mạch đầu ra. Bước 2: Kiểm tra cáp động cơ       Kiểm tra xem vỏ cáp động cơ có bị hư hỏng, ngắn mạch, chạm đất và kết nối an toàn       Kiểm tra cách điện nguồn chỗ đầu nối động cơ và kiểm tra động cơ có chạm đất hay không Bước 3: Kiểm tra thông số động cơ       Kiểm tra xem thông số cài đặt của độg cơ có đúng với thông số ghi trên nhãn động cơ       Thực hiện auto-turning lại. Bước 4: Kiểm tra encoder:       Kiểm tra độ phân giải encoder có đặt đúng không       Kiểm tra xem các dây tín hiệu encoder có bị dập gãy, có đặt trong đường ống độc lập, hay cáp quá dài và kiểm tra nối đất tại điểm cuối của dây       Kiểm tra xem encoder có gắn kết chắc chắn với trục của động cơ và kiểm tra xem encoder có cài đặt được chắc chắn không, quan sát xem trục                    encoder có gắn kết chắc chắn với trục của động cơ và kiểm tra xem encoder có ổn định tại tốc độ bình thường không       Kiểm tra và chắc chắn dây encoder được đấu đúng 2. Mã lỗi E3, E4 Mã lỗi E3 và E4 trên thang máy báo hiệu sự cố liên quan đến hành trình di chuyển của cabin, thể hiện thang máy đã vượt quá giới hạn hành trình khi di chuyển lên xuống. Nguyên nhân chính gây ra lỗi có thể do:       Mạch ngõ ra chính bị ngắn mạch, chạm đất       Động cơ thực hiện auto – turning không đúng       Thời gian giảm tốc quá ngắn       Tín hiệu encoder không đúng.       Mạch ngõ ra chính bị ngắn mạch, chạm đất.       Động cơ thực hiện auto-turning không đúng       Encoder bị nhiễu nghiêm trọng. Mã lỗi E3, E4 thường được hiển thị tại hai vị trí chính:       Trên màn hình điều khiển bên trong cabin thang máy       Trên bảng điều khiển trung tâm đặt tại tầng chính hoặc phòng kĩ thuật Khi thang máy báo lỗi E3 hoặc E4, thang máy sẽ dừng hoạt động đột ngột và phát ra âm thanh báo cảnh báo. Màn hình điều khiển sẽ hiển thị mã lỗi tương ứng. Trong một số trường hợp, cabin có thể bị mắc kẹt ở vị trí cao nhất hoặc thấp nhất của giếng thang. Khi thang máy báo lỗi E3, E4, kỹ thuật viên cần: Bước 1: Kiểm tra contractor:       Kiểm tra xem contractor run có bình thường không       Kiểm tra xem có ngắn mạch contractor PMSM stator là nguyên nhân gây ngắn mạch đầu ra. Bước 2: Kiểm tra cáp động cơ       Kiểm tra xem vỏ cáp động cơ có bị hư hỏng, ngắn mạch, chạm đất và kết nối an toàn       Kiểm tra cách điện nguồn chỗ đầu nối động cơ và kiểm tra động cơ có chạm đất hay không Bước 3: Kiểm tra thông số động cơ       Kiểm tra xem thông số cài đặt của độg cơ có đúng với thông số ghi trên nhãn động cơ       Thực hiện auto-turning lại. Bước 4: Kiểm tra encoder:       Kiểm tra độ phân giải encoder có đặt đúng không       Kiểm tra xem các dây tín hiệu encoder có bị dập gãy, có đặt trong đường ống độc lập, hay cáp quá dài và kiểm tra nối đất tại điểm cuối của dây       Kiểm tra xem encoder có gắn kết chắc chắn với trục của động cơ và kiểm tra xem encoder có cài đặt được chắc chắn không, quan sát xem trục                    encoder có gắn kết chắc chắn với trục của động cơ và kiểm tra xem encoder có ổn định tại tốc độ bình thường không       Kiểm tra và chắc chắn dây encoder được đấu đúng 3. Mã lỗi E5, E6, E7 Mã lỗi E5, E6 và E7 thông báo về sự cố liên quan đến cơ cấu khóa cửa. E5 báo hiệu lỗi khi cửa thang máy không mở được, E6 chỉ ra tình trạng cửa không đóng hoàn toàn sau khi nhận tín hiệu và E7 báo tốc độ thang máy không đổi khi vận hành. Ba mã lỗi này xuất hiện khi hệ thống điều khiển phát hiện cửa thang máy không ở đúng vị trí sau khoảng 15 giây kể từ khi nhận lệnh. Mã lỗi E5, E6 và E7 thường được hiển thị tại hai vị trí chính:       Màn hình điều khiển bên trong cabin thang máy       Bảng điều khiển tại tầng Ngoài ra, một số model thang máy hiện đại còn tích hợp hệ thống cảnh báo âm thanh khi phát sinh các mã lỗi này. Khi xảy ra lỗi E5 hoặc E6, người sử dụng có thể nhận biết qua các dấu hiệu sau:       Cửa thang máy không mở hoặc đóng hoàn toàn       Thang máy dừng hoạt động đột ngột Khi thang máy hiển thị lỗi này, kỹ thuật viên cần: Bước 1: Kiểm tra xem điện áp ngõ vào quá cao không. Quan sát điện áp bus xem có cao quá không( bình thường từ 540 ~ 580V đối với loại ngõ vào 380). Bước 2: Kiểm tra hệ số cân bằng. Bước 3: Kiểm tra xem điện áp DC bus có tăng nhanh lúc chạy không. Nếu đúng, thì điện trở xả không làm việc hoặc model không đúng       Kiểm tra xem cáp kết nối điện trở xả có bị hư không, hay có chạm đất không và kết nối có chắc chắn không       Kiểm tra xem trở kháng của điện trở xả có phù hợp không.       Nếu có sử dụng bộ hãm bên ngoài, kiểm tra xem bộ hãm có làm việc đúng và đúng chủng loại không. Bước 4: Nếu trở kháng của điện trở xả là đúng và lỗi quá áp xảy ra mỗi thời điểm khi thang máy đạt được tốc độ đích, thì giảm giá trị F2-01 hoặc F2- F04 để giảm độ uốn và ngăn chặn quá áp. Khi hiện E05 và E06, kiểm tra xem thời gian tăng tốc và giảm tốc có quá ngắn không. 4. Mã lỗi E09 Mã lỗi E9 là sự cố về thấp áp. Nguyên nhân có thể do lỗi sụt nguồn xảy ra của nguồn đầu vào, điện áp ngõ vào quá thấp hoặc do bo lái bị lỗi. Thông thường, mã lỗi E9 sẽ được hiển thị ở hai vị trí là màn hình LED trong cabin thang máy và bảng điều khiển trung tâm được đặt ở sảnh hoặc phòng kỹ thuật. Khi gặp phải tình huống này, bạn không nên tự ý sửa chữa mà hãy liên hệ ngay với đơn vị bảo trì thang máy. Các kỹ thuật viên sẽ tiến hành kiểm tra qua các bước sau:       Kiểm tra xem điện áp nguồn bên ngoài có quá thấp không.       Kiểm tra xem có bị mất nguồn lúc chạy không.       Liên hệ với chúng tôi hoặc với đại lý ủy quyền của chúng tôi.       Kiểm tra xem dây cáp có đảm bảo không. 5. Mã lỗi E10, E11, E12 Mã lỗi E10, E11, E12 là lỗi liên quan đến vấn đề vị trí switch buộc giảm tốc dưới và trên không đúng vị trí. Các mã lỗi này cho biết có sự cố với công tắc giới hạn hành trình buộc thang máy giảm tốc khi đến gần vị trí dừng Mã lỗi E10, E11, E12 thường được hiển thị trên bảng điều khiển trong cabin thang máy hoặc trên tủ điều khiển. Khi xảy ra lỗi, màn hình sẽ hiện chữ E kèm theo các số 10, 11 hoặc 12. Khi xuất hiện mã lỗi E10, E11, E12, người sử dụng có thể nhận biết qua các dấu hiệu sau:       Thang máy không thể dừng chính xác tại vị trí tầng       Tốc độ di chuyển của thang máy bị chậm hoặc không ổn định       Thang máy bị dừng đột ngột khi đang di chuyển Khi thang máy báo lỗi E10, E11, E12, đội ngũ kỹ thuật cần:       Bước 1: Kiểm tra vị trí và trạng thái của các công tắc hành trình dưới và trên, sau đó điều chỉnh lại vị trí nếu cần thiết.       Bước 2: Kiểm tra kết nối dây điện của công tắc hành trình, đảm bảo không bị đứt, lỏng hoặc tiếp xúc kém.       Bước 3: Vệ sinh tiếp điểm công tắc, thay thế công tắc nếu bị hỏng.       Bước 4: Kiểm tra bộ điều khiển thang máy, đảm bảo nó nhận được tín hiệu chính xác từ công tắc hành trình.       Bước 5: Sau khi sửa chữa, test lại thang máy ở nhiều vị trí dừng để đảm bảo hoạt động bình thường 6. Mã lỗi E13 Mã lỗi E13 là lỗi mất phase nguồn ra, nguyên nhân có thể do dây ngõ ra của mạch chính bị mất, động cơ bị hư. Khi thang máy hiển thị mã lỗi này, bạn nên liên hệ ngay với kỹ thuật viên thang máy để kiểm tra contactor CHẠY là bình thường và thay thế động cơ lỗi. 7. Mã lỗi E14 Mã lỗi E14 hiển thị trên thang máy thường liên quan đến vấn đề về quá nhiệt module. Nguyên nhân có thể do nhiệt độ xung quanh quá cao, quạt tản nhiệt hỏng, lọc thông gió bị bụi bám nhiều. Kĩ thuật viên khi tiến hành kiểm tra cần:       Tìm cách giảm nhiệt độ xung quanh.       Làm sạch lọc bụi thông gió.       Thay thế quạt hư.       Kiểm tra và làm sạch thông thoáng xung quanh tủ điều khiển. 8. Mã lỗi E15 Mã lỗi E15 chỉ tình trạng thang máy không hoạt động, di chuyển được. Nguyên nhân lỗi là do điện trở xả bên ngoài bị ngắn mạch, contactor chạy bất thường. Khi thang máy báo lỗi E15, đội ngũ kĩ thuật cần:       Kiểm tra xem điện trở xả và bộ hãm có đúng chưa.       Kiểm tra xem contactor chính có làm việc đúng không, có bị kẹt hay móp méo gì không. 9. Mã lỗi E16 Mã lỗi E16 trong thang máy thường liên quan đến sự cố với hệ thống điều khiển điện hoặc các cảm biến liên quan đến dòng điện trong thang máy. Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:       Subcode 1,2: độ lệch dòng điện quá lớn.       Subcode 3: độ lệch tốc độ quá lớn. Biện pháp khắc phục nên áp dụng là: Subcode 1,2:       Kiểm tra xem điện áp ngõ vào có thấp không.       Kiểm tra xem cáp kết nối giữa động cơ và bộ điều khiển có đảm bảo không.       Kiểm tra xem contactor CHẠY có làm việc đúng không. Subcode 3:       Kiểm tra mạch encoder có đúng không.       Kiểm tra xung độ phân giải encoder có đúng không.       Kiểm tra tín hiệu encoder, cáp encoder có để cách ly với cáp động lực, hay cáp encoder quá dài, vỏ bọc giáp không nối đất tại đầu cuối.       Kiểm tra và cài đặt encoder chắc chắn, trục encoder bắt chắc chắn lên trục quay của động cơ, quan sát xem encoder có ổn định lúc chạy hay không.       Kiểm tra và cài đặt đúng thông       số động cơ, và thực hiện turning lại.       Tăng giới hạn trên của momen tại F2-08. 10. Mã lỗi E17 Mã lỗi E17 – lỗi Nhiễu encoder trong lúc auto- turning động cơ trong thang máy thường chỉ các tín hiệu không chính xác hoặc không ổn định từ encoder, thiết bị dùng để đo vị trí, tốc độ hoặc hướng của động cơ. Nguyên nhân chủ yếu là do tín hiệu encoder Sin/Cos bất thường hoặc do tín hiệu UVWW bất thường. Cách khắc phục loại lỗi này: Subcode 2:       Có nhiễu nghiêm trọng ở tín hiệu C, D, Z của encoder sin/ cos. Kiểm tra và cách ly cáp encoder xa khỏi cáp động lực, và chắc chắn rằng hệ thống nối đất đáng tin cậy       Kiểm tra lại card PG có đấu dây đúng không. Subcode 3       Có nhiễu nghiêm trọng ở tín hiệu U, V, W của encoder UVW. Kiểm tra và cách ly cáp encoder xa khỏi cáp động lực và chắc chắn rằng hệ thống nối đất đáng tin cậy       Kiểm tra lại card PG có đấu dây đúng không 11. Mã lỗi E19, E37 Mã lỗi E19,E37 thang máy Fuji Mã lỗi E19, E37 trong thang máy thường liên quan đến các vấn đề về cửa thang máy như:       Cửa thang máy bị kẹt, không ở hoặc đóng được       Cửa mở quá lâu mà không đóng lại       Cửa bị vận cản, chướng ngại vật       Tiếp điểm của cửa không ăn khớp, không nhạy Mã lỗi E19 và E37 thường hiển thị trên bảng điều khiển chính của thang máy, nằm trong cabin hoặc tại tầng trệt. Trong một số mẫu thang máy hiện đại, các mã lỗi này còn có thể xuất hiện trên màn hình LED tại mỗi tầng. Khi thang máy báo lỗi E19, E37, người sử dụng có thể nhận thấy các dấu hiệu bất thường của cửa như:       Cửa bị kẹt, không mở ra hoặc đóng lại được       Cửa mở quá lâu mà không tự động đóng       Cửa mở ra nhưng bị vật cản, không đóng lại được. Khi thang máy hiển thị lỗi E19, F37, đội ngũ kĩ thuật cần:       Bước 1: Đánh giá tổng quát tình trạng lỗi của thang áy, vị trí cabin và hành khách. Ưu tiên cứu hộ hành khách an toàn trước khi sửa chữa.       Bước 2: Mở tủ điện, xác định chính xác lỗi E19 hay E37 từ bảng mã lỗi       Bước 3: Kiểm tra các bộ phận liên quan như: cơ cấu cửa, cảm biến, công tắc cửa xem có bị kẹt, hỏng hóc, đứt dây không       Bước 4: Sửa chữa hoặc thay mới       Bước 5: Reset lại hệ thống, chạy thử và kiểm tra lại cửa hoạt động bình thường 12. Mã lỗi E20 Mã lỗi E20 là lỗi bảo vệ trượt xảy ra khi thang máy đang vận hành và thường hiển thị trên bảng điều khiển của thang máy. Ở một số dòng thang máy hiện đại, mã lỗi E20 sẽ được hiển thị trực tiếp trên màn hình bên ngoài cabin thang máy. Người dùng có thể nhận biết lỗi E20 là thang máy đột ngột dừng lại khi đang vận hành. Cách xử lý lỗi E20 đối với đội ngũ kỹ thuật viên như sau:       Bước 1: Đánh giá mức độ nghiêm trọng của lỗi: Lỗi E20 là lỗi nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an toàn vận hành của thang máy. Cần xử lý ngay.       Bước 2: Kiểm tra các cảm biến, công tắc an toàn liên quan đến chống trượt cabin như công tắc hãm, công tắc chống trôi cabin. Thay thế nếu hỏng hóc.       Bước 3: Kiểm tra dây cáp, ròng rọc kéo cabin xem có bị mòn, đứt, trượt không. Nếu có cần thay thế.       Bước 4: Kiểm tra bộ hãm thang máy, vệ sinh, bôi trơn, điều chỉnh lực hãm nếu cần thiết.       Bước 5: Kiểm tra tủ điều khiển, mạch điều khiển liên quan đến an toàn chống trượt. Sửa chữa, thay thế nếu có hỏng hóc.       Bước 6: Sau khi sửa chữa xong, chạy thử thang máy và theo dõi hoạt động xem đã khắc phục được lỗi E20 chưa. 13. Mã lỗi E21 Mã lỗi E21 trên thang máy biểu thị tình trạng quá nhiệt động cơ. Đây là một cơ chế bảo vệ quan trọng, được thiết kế để ngăn chặn hư hỏng nghiêm trọng cho hệ thống động cơ của thang máy khi nhiệt độ vượt quá ngưỡng an toàn cho phép. Mã lỗi E21 được hiển thị trên bảng điều khiển trong cabin hoặc tủ điều khiển bên ngoài. Ngoài việc hiển thị mã E21 trên màn hình, có một số dấu hiệu nhận biết lỗi quá nhiệt động cơ khác, bao gồm:       Thang máy ngừng hoạt động đột ngột       Có mùi khét phát ra từ khu vực động cơ       Chuông báo động kêu Khi gặp mã lỗi này, đội ngũ kỹ thuật có thể xử lý theo quy trình sau       Bước 1: Kiểm tra nhiệt độ của động cơ, nếu quá nóng thì tạm ngừng vận hành thang máy.       Bước 2: Kiểm tra hệ thống tản nhiệt và làm mát của động cơ xem có bị tắc nghẽn, hư hỏng không.       Bước 3: Kiểm tra dây chì cầu của động cơ, thay mới nếu bị chảy.       Bước 4: Kiểm tra tải trọng của thang máy, nếu quá tải thì giảm tải.       Bước 5: Vệ sinh bụi bẩn, dầu mỡ bám trên động cơ để tăng khả năng tản nhiệt.       Bước 6: Sau khi nhiệt độ động cơ hạ xuống bình thường, reset lại thang máy và kiểm tra lại.       Bước 7: Nếu lỗi vẫn tiếp diễn, cần thay thế hoặc sửa chữa động cơ. 14. Mã lỗi E22 Mã lỗi E22 là một thông báo lỗi xuất hiện trên hệ thống điều khiển thang máy, báo hiệu sự cố liên quan đến hiện tượng trượt động cơ. Cụ thể, lỗi này xảy ra khi động cơ thang máy trượt liên tục trong khoảng thời gian 0,5 giây, gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của thang máy. Mã lỗi E22 thường được hiển thị tại hai vị trí chính: Màn hình điều khiển trong cabin thang máy: Đây là nơi hành khách có thể quan sát thấy mã lỗi. Bảng điều khiển trung tâm: Nằm trong tủ điện của hệ thống thang máy, chỉ nhân viên kỹ thuật mới có thể tiếp cận. Khi xuất hiện mã lỗi E22, người sử dụng có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu sau: Màn hình hiển thị trong cabin thang máy xuất hiện mã “E22”. Thang máy dừng đột ngột hoặc không thể di chuyển. Có thể kèm theo âm thanh cảnh báo từ hệ thống. Khi thang máy báo mã lỗi E22, kỹ thuật viên cần thực hiện các bước sau: Bước 1: Đánh giá tình trạng an toàn của thang máy và vị trí cabin. Bước 2 Kiểm tra hệ thống điều khiển và xác định nguyên nhân gây ra lỗi E22. Bước 3: Kiểm tra động cơ và hệ thống truyền động để phát hiện dấu hiệu trượt. Bước 4: Điều chỉnh hoặc thay thế các bộ phận bị hỏng nếu cần thiết. Bước 5: Tiến hành kiểm tra toàn diện hệ thống sau khi sửa chữa để đảm bảo thang máy hoạt động an toàn. 15. Mã lỗi E23, E24 Mã lỗi E23 và E24 trong hệ thống thang máy liên quan đến sự bất thường về tốc độ vận hành của cabin thang. Lỗi E23 thể hiện tốc độ thang máy thấp hơn so với mức cài đặt và lỗi E24 báo hiệu tốc độ vượt quá ngưỡng cho phép. Các mã lỗi này thường được hiển thị trên bảng điều khiển chính của thang máy, nằm trong tủ điều khiển tại tầng trệt hoặc tầng kỹ thuật của tòa nhà. Ngoài ra, một số hệ thống hiện đại còn tích hợp chức năng hiển thị mã lỗi trên màn hình LED bên trong cabin thang, giúp người sử dụng và nhân viên kỹ thuật nhanh chóng nhận biết tình trạng bất thường. Khi xuất hiện mã lỗi E23 hoặc E24, người sử dụng có thể nhận thấy các dấu hiệu sau:       Thang máy di chuyển chậm hơn hoặc nhanh hơn bình thường       Cabin dừng đột ngột hoặc không dừng chính xác tại các tầng       Âm thanh bất thường từ hệ thống động cơ hoặc puly       Rung lắc mạnh khi thang vận hành Khi thang máy báo mã lỗi E23, E24, kỹ thuật viên cần thực hiện các bước sau:       Bước 1: Đánh giá tình trạng an toàn của thang máy và vị trí cabin.       Bước 2: Kiểm tra hệ thống điều khiển và xác định nguyên nhân gây ra lỗi E23, E24.       Bước 3: Kiểm tra động cơ và hệ thống truyền động để phát hiện dấu hiệu trượt.       Bước 4: Điều chỉnh hoặc thay thế các bộ phận bị hỏng nếu cần thiết.       Bước 5: Tiến hành kiểm tra toàn diện hệ thống sau khi sửa chữa để đảm bảo thang máy hoạt động an toàn. 16. Mã E26 Mã này báo hiệu các cảm biến hoặc hệ thống được thiết kế để phát hiện rung động hoặc chuyển động do động đất. Khi phát hiện tín hiệu này, hệ thống có thể thực hiện một số biện pháp an toàn để bảo vệ hành khách và thiết bị, bao gồm:       Ngắt hoạt động: Thang máy có thể tự động dừng lại và không cho phép di chuyển trong thời gian có tín hiệu động đất để tránh nguy cơ xảy ra tai nạn.       Mở cửa tự động: Trong một số trường hợp, thang máy có thể tự động mở cửa để hành khách có thể ra ngoài an toàn.       Chuyển đến tầng gần nhất: Hệ thống có thể được lập trình để di chuyển đến tầng gần nhất và dừng lại ở đó cho an toàn.       Thông báo cho người sử dụng: Một số hệ thống có thể phát tín hiệu cảnh báo hoặc thông báo cho hành khách về tình trạng nguy hiểm. Việc trang bị các cảm biến động đất cho thang máy giúp đảm bảo an toàn trong các tình huống khẩn cấp, đặc biệt là ở những khu vực có nguy cơ động đất cao. Hệ thống này thường kết hợp với các cơ chế an toàn khác để bảo vệ cả người và thiết bị. 17. Mã lỗi E29 Mã lỗi E29 là lỗi phản hồi contactor ngắn mạch PMSM bất thường trong thang máy thường liên quan đến một sự cố với contactor (rơ le) trong hệ thống động cơ đồng bộ vĩnh cửu. Sự cố này có thể xảy ra khi tín hiệu hồi tiếp contactor ngắn mạch PMSM bất thường. Khi gặp tình trạng này, kỹ thuật viên thang máy cần       Kiểm tra tín hiệu NO/NC của contactor có đúng không       Kiểm tra contator và tín hiệu phản hồi có đúng không       Kiểm tra cuộn coil của contactor ngắn mạch MPSM. 18. Mã lỗi E30 Mã lỗi E30 thang máy Fuji Mã lỗi E30 trên thang máy liên quan đến vấn đề xác định vị trí cabin. Khi lỗi này xảy ra, thang máy không thể xác định chính xác nó đang ở tầng nào. Mã lỗi E30 thường được hiển thị tại hai vị trí chính: trên màn hình điều khiển trong cabin thang máy và tại bảng điều khiển trung tâm trong phòng máy. Người sử dụng có thể nhận diện một số dấu hiệu khi mã lỗi E30 xuất hiện, bao gồm:       Cabin dừng không chính xác, để lại khoảng cách giữa sàn cabin và mặt sàn tầng.       Thang có thể di chuyển không mượt mà với hiện tượng giật cục khi khởi động hoặc dừng lại.       Thông báo lỗi từ hệ thống âm thanh và đèn báo hiệu nhấp nháy bất thường trên bảng điều khiển. Để xử lý mã lỗi E30, kỹ thuật viên cần kiểm tra tất cả các bộ phận như cảm biến tầng, dây cáp kết nối với cảm biến, mạch xử lý tín hiệu và thay thế/sửa chữa nếu có hư hỏng. Kế đến, họ cần điều chỉnh lại vị trí đúng của cabin và kiểm tra lại thang máy một lần nữa. 19. Mã lỗi E33 Mã lỗi E33 biểu thị tốc độ thang máy bất thường, thang máy di chuyển với tốc độ không đúng hoặc không ổn định so với tốc độ được thiết lập. Điều này có thể xảy ra do một số nguyên nhân sau:       Subcode 101: Phát hiện tốc độ chạy lúc tốc độ bình thường vượt quá giới hạn.       Subcode 102: Tốc độ vượt quá giới hạn lúc chạy UD hoặc học tầng.       Subcode 103: Tốc độ vượt quá giới hạn lúc ở chế độ ngắn mạch hãm stator.       Subcode 104: Tốc độ vượt quá giới hạn lúc chạy cứu hộ.       Subcode 105: Chức năng bảo vê thời gian chạy thử cứu hộ cho phép (đặt ở bit8 của F6-45) và thời gian chạy vượt quá 50s, là nguyên nhân gây lỗi              timeout. Gặp mã lỗi này, các kỹ thuật viên thang máy cần: Subcode 101:       Kiểm tra tham số cài đặt và đấu giây encoder đúng chưa.       Kiểm tra cài đặt tham số có đúng với nhãn động cơ. Thực hiện auto-turning lại. Subcode 102:       Thử giảm tốc độ chạy UD hoặc thực hiện lại auto-turning. Subcode 103:       Kiểm tra xem có cho phép chức năng ngắn mạch PMSM  stator. Subcode 104,105:       Kiểm tra công suất nguồn cứu hộ có đạt yêu cầu       Kiểm tra tốc độc chạy cứu hộ có đặt đúng không 20. Mã lỗi E35,36 Mã lỗi E35,E36 thang máy Fuji Mã lỗi E35 và E36 liên quan đến sự cố của contactor, một thiết bị điện từ có chức năng đóng ngắt mạch điện động lực cho động cơ thang máy. Khi contactor gặp vấn đề, thang máy sẽ thông báo bằng cách hiển thị mã lỗi này. Các mã lỗi này thường xuất hiện trên bảng điều khiển hoặc màn hình LCD trong cabin thang máy. Khi sự cố xảy ra, hệ thống điều khiển sẽ phát tín hiệu để cảnh báo người dùng và kỹ thuật viên. Người dùng có thể nhận ra lỗi E35 hoặc E36 qua những dấu hiệu như:       Cửa thang máy không thể mở hoặc đóng.       Thang máy ngừng hoạt động đột ngột.       Mã lỗi “E35” hoặc “E36” hiển thị tương ứng trên màn hình       Đèn báo lỗi trên bảng điều khiển sáng lên. Để khắc phục mã lỗi E35 và E36, kỹ thuật viên cần tắt nguồn điện cho thang máy, sau đó kiểm tra contactor để phát hiện hỏng hóc hoặc dấu hiệu cháy. Tiếp theo, vệ sinh tiếp điểm contactor và thay thế nếu cần. Kỹ thuật viên cũng nên kiểm tra mạch điều khiển, dây điện, đầu cốt và rơ le nhiệt để đảm bảo không có sự cố nào. Cuối cùng, khởi động lại thang máy và kiểm tra hoạt động của hệ thống. 21. Mã lỗi E37 Mã lỗi E37 – Phản hồi contactor thắng bất thường liên quan đến tình trạng khi hệ thống điều khiển của thang máy nhận được tín hiệu hiệu không đúng hoặc không mong muốn từ contractor thắng (brake contactor). Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do:    Subcode 101: ngõ ra contactor thắng không đúng với tín hiệu hồi tiếp.    Subcode 102: khi cả hai tín hiệu hồi tiếp contactor và contactor thắng đều cho phép nhưng không đúng.    Subcode 103: ngõ ra của contactor thắng không tương xứng với tín hiệu phản hồi thắng 1.    Subcode 104: khi cả hai tín hiệu hồi tiếp và tín hiệu phản hồi hành trình thắng 1 cho phép, trạng thái của chúng không đúng.    Subcode 105: tín hiệu hồi tiếp contactor không hợp lệ trước khi mở contactor phanh.    Subcode 106: ngõ ra của contactor phanh không đúng so với tín hiệu phản hồi switch hành trình phanh 2.    Subcode 107: khi cả hai tín hiệu của switch hành trình phanh cho phép, trạng thái của chúng không đúng. Khi thang máy báo loại lỗi này, người sử dụng thang máy cần liên hệ tới đội ngũ kĩ thuật để kiểm tra: Subcode 101:   Kiểm tra xem contactor thắng đóng mở  đúng chưa. Kiểm tra tín hiệu hồi tiếp NO/NC của contactor thắng có khai báo đúng không.    Kiểm tra xem mạch hồi tiếp của contactor thắng có bình thường không. Subcode 102:   Kiểm tra trạng thái tín hiệu NO/NC có đặt đúng Subcode 103,105:   Kiểm tra tín hiệu NO/NC của tiếp điểm hành trình phanh 1,2 có set đúng không   Kiểm tra mạch hành trình phanh có bình thường không. Subcode 104,107:    Kiểm tra tín hiệu NO/NC của switch hành trính ½ có set đúng Subcode 105:    Kiểm tra tiếp điểm hồi tiếp thắng còn hoạt động tốt hay không 22. Mã lỗi E38 Mã lỗi E38 hiển thị trên thang máy thể hiện tín hiệu encoder bất thường liên quan đến các vấn đề trong việc đọc vị trí hoặc tốc độ của thang máy. Encoder là thiết bị cảm biến dùng để đo vị trí và tốc độ của các bộ phận chuyển động, chẳng hạn như trục của thang máy. Khi tín hiệu encoder bất thường, có thể gặp các vấn để như sai lệch bị trí, tín hiệu nhiễu, mất tín hiệu, chỉ số tốc độ không chính xác,… Nguyên nhân được cho là do:     Subcode 101: xung encoder đặt tạ F4- 03 không thay đổi trong khoảng thời gian đặt tại F1-13.     Subcode 102: xung F4-03 tăng lên khi chạy hướng xuống     Subcode 103: xung F4-03 giảm khi chạy hướng lên.     Subcode 104: SVC sử dụng chế độ điều khiển khoảng cách Nếu phát hiện tín hiệu encoder bất thường, cần kiểm tra ngay lập tức để xác định nguyên nhân và thực hiện sửa chữa hoặc thay thế nếu cần thiết, nhằm đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả của thang máy. Subcode 1     Kiểm tra encoder sử dụng đúng chưa     Kiểm tra phanh làm việc đúng chưa Subcode 102,103: Kiểm tra tham số cài đặt và dây đấu nối đúng chưa Subcode 104: Đặt F0-00 = 1 trong chế độ điều khiển khoảng cách. 23. Mã lỗi E39 Mã lỗi E39 (quá nhiệt động) trong thang máy thường đề cập đến tình trạng khi các bộ phận của thang máy, như động cơ hoặc hệ thống thắng, trở nên quá nóng do làm việc quá tải hoặc thiếu hiệu quả trong quá trình vận hành. Tuy trạng này xảy ra sẽ khiến thang máy giảm hiệu suất, hư hỏng thiết bị, nguy cơ chát nổ, tăng cường bảo trì. Khi thang máy báo mã lỗi này, người sử dụng cần liên hệ ngay tới nhân viên kĩ thuật để tiến hành kiểm tra và sửa chữa: Subcode 01       Kiểm tra tham số cài đặt NO/NC đúng chưa       Kiểm tra socket bộ bảo vệ nhiệt độ có hoạt động bình thường.       Kiểm tra động cơ có sử dụng đúng và có hỏng hóc gì không       Cải thiện quạt tản nhiệt cho động cơ 24. Mã lỗi E41 Mã lỗi E41 (hở mạch an toàn) đề cập đến tình trạng khi một mạch điện an toàn bị ngắn hoặc không hoạt động đúng cách, dẫn đến việc không đảm bảo an toàn cho người sử dụng thang máy. Mạch an toàn thường bao gồm các cảm biến, công tắc và thiết bị khác giúp bảo vệ thang máy khỏi các tình huống nguy hiểm. Nguyên nhân chính gây ra lỗi này là do mạch an toàn chính bị hở. Khi thang máy báo lỗi E41, kỹ thuật viên thang máy cần: Subcode 101:       Kiểm tra trạng thái các switch mạch an toàn.       Kiểm tra xem nguồn cung cấp ra mạch an toàn có bình thường không.       Kiểm tra tiếp điểm mạch an toàn đúng chưa.       Xác nhận đúng trạng thái NO/ NC của các tiếp điểm mạch an toàn. 25. Mã lỗi E42 Mã lỗi E42 báo lỗi mạch an toàn cửa hở trong lúc chạy, là tình trạng khi thang máy đang di chuyển nhưng mạch an toàn không nhận diện được rằng cửa thang máy đã được đóng kín. Nguyên nhân gây ra lỗi này là do hồi tiếp mạch an toàn cửa không hợp lệ trong lúc chạy thang máy. Kỹ thuật viên sẽ tiến hành kiểm tra và sửa chữa theo những bước sau: Subcode 101, 102:       Kiểm tra các tiếp điểm cửa tầng và cửa carbin đảm bảo tiếp xúc tốt.       Kiểm tra tiếp điểm mạch an toàn cửa hoạt động đúng chưa.       Kiểm tra tín hiệu hồi tiếp NO/NC của tiếp điểm cửa đúng chưa.       Kiểm tra nguồn cung cấp ra mạch an toàn cửa bình thường. 26. Mã lỗi E43 Mã lỗi này biểu thị tình trạng khi thang máy không nhận được tín hiệu đúng từ cảm biến giới hạn trên (upper limit switch) hoặc cảm biến này không hoạt động đúng cách. Cảm biến giới hạn trên có nhiệm vụ xác định vị trí tối đa mà thang máy có thể di chuyển lên, giúp ngăn chặn thang máy vượt quá vị trí an toàn. Nguyên nhân chủ yếu do switch giới hạn trên bị lỗi khi thang máy chạy hướng lên. Các kỹ thuật viên thang máy cần thao tác như sau: Subcode 102: Kiểm tra trạng thái NO/NC của switch giới hạn dưới Kiểm tra xem switch giới hạn có tiếp xúc tốt không Kiểm tra vị trí lắp đặt của switch giới hạn có đúng tiêu chuẩn. 27. Mã lỗi E44 Mã lỗi E44 (Tín hiệu giới hạn dưới bất thường) xảy ra khi cảm biến giới hạn dưới (lower limit switch) không hoạt động đúng cách hoặc không gửi tín hiệu chính xác đến hệ thống điều khiển. Cảm biến giới hạn dưới có nhiệm vụ xác định vị trí tối thiểu mà thang máy có thể di chuyển xuống, đảm bảo thang không vượt qua vị trí an toàn ở tầng thấp nhất. Nguyên nhân chính là do switch giới hạn dưới bị lỗi khi thang máy chạy hướng xuống. Kỹ thuật viên thang máy cần:       Kiểm tra trạng thái NO/NC  của switch giới hạn dưới       Kiểm tra xem switch giới hạn có tiếp xúc tốt không       Kiểm tra vị trí lắp đặt của switch giới hạn có đúng tiêu chuẩn. 28. Mã lỗi E45 Lỗi E45 biểu thị tín hiệu bắt buộc giảm tốc bất thường, lỗi này thường liên quan đến tình trạng khi hệ thống điều khiển không nhận được hoặc không xử lý đúng tín hiệu giảm tốc từ các cảm biến hoặc hệ thống an toàn. Một trong số những nguyên nhân có thể kể đến là:       Subcode 101: khoảng cách switch buộc giảm tốc dưới không đầy đủ lúc học tầng       Subcode 102: khoảng cách buộc giảm tốc trên không đủ lúc học tầng       Subcode 103: switch buộc giảm tốc bị kẹt hoặc bất thường trong lúc chạy. Các biện pháp cần thực hiện như sau:       Kiểm tra các switch buộc giảm tốc có tiếp xúc tốt không       Kiểm ra trạng thái NO/NC của switch buộc giảm tốc       Đảm bảo rằng quan sát tốc độ buộc giảm tốc đúng yêu cầu của tốc độ thang máy. 29. Mã lỗi E46 Mã lỗi E46 (Bằng tầng bất thường) lỗi này đề cập đến tình trạng khi thang máy không dừng lại đúng vị trí ở tầng mà người sử dụng yêu cầu. Điều này có thể gây ra những vần đề nghiêm trọng về an toàn và hiệu suất lao động. Nguyên nhân khiến thang máy hiển thị mẫu này. Nguyên nhân có thể do một số nguyên nhân sau: Subcode 101: Tín hiệu bằng tầng không được kích hoạt lúc bằng tầng Subcode 102: tốc độ chạy bằng tầng vượt quá 0,1m/s. Subcode 103: tại lúc bắt đầu chạy tốc độ bình thường, trạng thái bằng tầng hợp lệ và có phản hồi mạch an toàn cửa hoặc tín hiệu an toàn cửa nhận 2s, sau khi ngõ ra mạch an toàn cửa ngắn mạch Khi phát hiện lỗi cần báo ngay cho bộ phận kỹ thuật viên để tiến hành: Subcode 101: Kiểm tra xem tín hiệu bằng tầng có bình thường không Subcode 102: Kiểm tra xem encoder có sử dụng đúng không Subcode 103, 104:       Kiểm tra tín hiệu cảm biến bằng tầng có bình thường không       Kiểm tra trạng thái NO/NC của tiếp điểm hồi tiếp của các tiếp điểm mạch an toàn cửa. 30. Mã lỗi E47 Mã lỗi E47 (Contactor ngắn mạch khóa cửa bất thường) liên quan đến việc ngắt mạch điện của hệ thống khóa cửa không hoạt động đúng cách. Contactor là thiết bị điện có chức năng đóng ngắt mạch, và trong trường hợp này, nó liên quan đến việc điều khiển hoạt động của khóa cửa thang máy. Nguyên nhân có thể do: Subcode 101: trong lúc bằng tầng hoặc lúc chạy mở cửa trước, contactor ngắn mạch khóa cửa kích out liên tục 2s nhưng tín hiệu hồi tiếp không hợp lệ và khóa cửa đã không được kết nối. Subcode 102: trong lúc bằng tầng hoặc chạy mở trước cửa, contactor ngắn mạch khóa cửa không out, nhưng hồi tiếp hợp lệ liên tục 2s. Subcode 103: trong lúc bằng tầng hoặc chạy mở trước cửa, thời gian out của contactor ngắn mạch khóa cửa lớn hơn 15s. Các kỹ thuật viên bảo trì thang máy cần: Subcode 101, 102: Kiểm tra tín hiệu NO/NC của tiếp điểm hồi tiếp trên contactor ngắn mạch khóa cửa Kiểm tra contactor ngắn mạch khóa cửa hoạt động đúng không. Subcode 103:       Kiểm tra tín hiệu bằng tầng bình thường       Kiểm tra tốc độ bằng tầng có quá thấp. 31. Mã lỗi E48 Lỗi E48 (Lỗi mở cửa) là lỗi liên quan đến cơ chế mở cửa, có thể làm cho cửa thang máy không hoạt động đúng cách. Các lỗi này có thể gây ra sự bất tiện và thậm chí nguy hiểm cho người sử dụng. Nguyên nhân gây ra tình trạng lỗi này là do thời gian liên tục cửa không mở đạt đến giới hạn cài đặt tại Fb – 09. Khi xuất hiện mã lỗi này cần kiểm tra hệ thống cửa có làm việc đúng không, kiểm tra xem tín hiệu out của bo đầu car CTB có bình thường không, cuối cùng là kiểm tra giới hạn mở cửa và tín hiệu khóa cửa có bình thường không. 32. Mã lỗi E49 Mã lỗi E49 trên thang máy cho biết có lỗi truyền thông xảy ra, nhưng không phải do lỗi tín hiệu. Sự cố này nằm ở các thành phần phần cứng hoặc kết nối của hệ thống truyền thông, chứ không phải do nhiễu hay mất tín hiệu. Khi mã lỗi E49 xuất hiện, nó thường được hiển thị trên bảng điều khiển hoặc màn hình của thang máy. Tùy thuộc vào model và nhà sản xuất, vị trí hiển thị mã lỗi có thể khác nhau. Khi thang máy gặp lỗi E49, người sử dụng có thể nhận thấy các dấu hiệu sau:       Thang máy ngừng hoạt động đột ngột       Màn hình hiển thị mã lỗi “E49”       Không thể điều khiển thang máy bằng bảng điều khiển Khi thang máy báo mã lỗi E49, người dùng cần liên hệ ngay với đơn vị bảo trì thang máy chuyên nghiệp để kiểm tra và khắc phục sự cố. Nhân viên kỹ thuật sẽ kiểm tra các kết nối, cáp truyền thông và các bộ phận liên quan để xác định nguyên nhân cụ thể của lỗi và tiến hành sửa chữa. 33. Mã lỗi E50 Lỗi E50 ( Tín hiệu bằng tầng liên tục bị mất) là tình trạng khi thang máy không nhận được tín hiệu xác định rằng nó đã đến đúng tầng mà người sử dụng yêu cầu. Điều này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như tín hiệu bằng tầng bị kẹt 3 lần liên tục, tín hiệu bằng tầng mất trong 3 lần liên tục. Biện pháp có thể áp dụng khi gặp tình trạng lỗi này là:       Kiểm tra cảm biến bằng tầng và cảm biến khu vực cửa có làm việc đúng không       Kiểm tra pad bằng tầng       Kiểm tra ngõ vào bằng tầng trên bo MCB 34. Mã lỗi E51 Lỗi E51 (Truyền thông CAN với bo đầu car bất thường) liên quan đến hệ thống truyền thông sử dụng giao thức CAN (Controller Area Network) để kết nối và giao tiếp giữa các bộ điều khiển, cảm biến và các thiết bị khác trong thang máy. Bo đầu car (car controller) là bộ điều khiển chính cho thang máy, chịu trách nhiệm quản lý và điều khiển các hoạt động của thang máy. Nguyên nhân xảy ra lỗi này là do dữ liệu phản hồi của truyền thông CAN bus với bo đầu car CTB không đúng. Kỹ thuật viên thang máy cần:       Kiểm tra kết nối cáp truyền thông       Kiểm tra nguồn bo HCB       Kiểm tra nguồn 24V bo điều khiển có bình thường không       Kiểm tra xem có nhiễu lên tín hiệu truyền thông không. 35. Mã lỗi E52 Mã lỗi E52 thang máy Fuji Lỗi E52 (truyền thông bo tầng HCB bất thường) liên quan đến hệ thống truyền thông giữa bo điều khiển tầng (hoặc bo tầng) và các thiết bị khác trong thang máy, chẳng hạn như bo đầu car, hệ thống cảm biến và bảng điều khiển. HCB thường đề cập đến các thiết bị điều khiển và giao tiếp trong hệ thống thang máy. Nguyên nhân xảy ra lỗi này là do dữ liệu phản hồi của truyền thông với bo tầng không đúng. Khi xảy ra tình trạng lỗi này, cần báo ngay cho kỹ thuật viên thang máy để tiến hành:       Kiểm tra kết nối cáp truyền thông       Kiểm tra nguồn bo HCB       Kiểm tra nguồn 24V bo điều khiển có bình thường không.       Kiểm tra xem có nhiễu lên tín hiệu truyền thông không. 36. Mã lỗi E53 Lỗi E53 (Mạch khóa cửa bị lỗi) là tình trạng khi mạch điện điều khiển hệ thống khóa cửa không hoạt động đúng cách. Hệ thống khóa cửa rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, vì nó ngăn không cho thang máy di chuyển khi cửa không được đóng kín. Nguyên nhân có thể do tín hiệu hồi tiếp khóa cửa kích hoạt 3s sau khi cửa mở hay trạng thái tiếp điểm nhiều đường khóa cửa liên tục 3s sau khi cửa mở. Sau khi phát hiện lỗi, kỹ thuật viên cần:       Kiểm tra mạch khóa cửa xem có bình thường không       Kiểm tra tiếp điểm hồi tiếp của mạch khóa cửa có đúng không 37. Mã lỗi E54 Lỗi E54 (quá dòng tại lúc khởi động UD) thường xảy ra khi thang máy tiêu thụ dòng điện vượt quá giới hạn cho phép trong quá trình khởi động. UD có thể là viết tắt của "Up Drive" (điều khiển nâng) hoặc chỉ một phần của hệ thống điều khiển thang máy. Nguyên nhân là do dòng khởi động vượt quá 120% dòng định mức. Khi xảy ra lỗi này, cần thay đổi bit 1 của FC-00=1 để hủy bỏ phát hiện dòng. 38. Mã lỗi E55 Lỗi E55 (Dừng tại tầng khác) là tình trạng khi thang máy không dừng đúng vị trí mà người sử dụng yêu cầu, mà dừng ở một tầng khác. Điều này có thể gây ra sự bất tiện và nguy hiểm cho người sử dụng. Nguyên nhân là do lúc thang máy chạy tự động, giới hạn mở cửa không nhận được trong khoảng thời gian FB-06. Kỹ thuật viên cần kiểm tra tín hiệu giới hạn mở cửa tại tầng hiện tại. 39. Mã lỗi E57 Lỗi E57 (Truyền thông SPI bất thường) liên quan đến việc giao tiếp giữa các thiết bị thông qua giao thức SPI (Serial Peripheral Interface). Giao thức SPI thường được sử dụng để kết nối các thiết bị như vi điều khiển, cảm biến, và bộ điều khiển trong hệ thống thang máy. Khi có lỗi trong truyền thông SPI, có thể gặp các vấn đề như mất kết nối, dữ liệu sai lệch, phản hồi không đồng bộ,…Cần kiểm tra dây giữa bo control và bo drive hoặc liên hệ với đơn vị bảo trì. 40. Mã lỗi E58 Lỗi E58 ( Switch vị trí học tầng bất thường) là sự cố liên quan đến các công tắc hoặc cảm biến xác định vị trí của thang máy. Các công tắc này thường được sử dụng để "học" vị trí của thang máy tại các tầng khác nhau, giúp hệ thống điều khiển nhận diện được thang đang ở đâu. Nguyên nhân chính là do switch buộc giảm tốc trên và dưới không được kết nối và tín hiệu giới hạn trên và dưới không được kết nối. Nhân viên kĩ thuật cần kiểm tra tín hiệu NO/NC của switch buộc giảm tốc trên và dưới. 41. Mã lỗi E62 Lỗi E62 (Cáp ngõ vào analog bị gãy) liên quan đến cáp hoặc dây tín hiệu dẫn đến các thiết bị analog, chẳng hạn như cảm biến hoặc bộ điều khiển, bị gãy hoặc hư hỏng. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng truyền tải dữ liệu và tín hiệu từ các thiết bị này đến hệ thống điều khiển chính của thang máy. Nguyên nhân gây ra lỗi này là do cáp có thể bị hao mòn theo thời gian do sự di chuyển liên tục hoặc tiếp xúc với các yếu tố môi trường, cáp bị gãy do va chạm hay cáp có thể không được lắp đặt đúng cách dẫn đến việc căng thẳng và dễ gãy. Kỹ thuật viên thang máy cần tiến hành:       Kiểm tra F5-36 có set đúng không       Kiểm tra cáp tín hiệu analog của CTB hoặc MCB có kết nối sai hay bị gãy không       Điều chỉnh chức năng switch load cell. Tìm hiểu thêm:       Nguyên nhân và cách khắc phục những lỗi thang máy thường gặp Vậy là qua bài viết trên đây, thang máy Đông Đô đã cùng bạn tìm hiểu kĩ về “Các mã lỗi thường gặp của thang máy Fuji”, mong rằng qua bài viết trên bạn sẽ “bỏ túi” được những thông tin về các loại mã lỗi của thang máy. Cần tư vấn lắp đặt, sửa chữa thang máy hãy liên hệ ngay tới thang máy Đông Đô để được tư vấn kĩ hơn nhé! Thông tin về chúng tôi: 📞 Hotline: 086 504 3686 📍 Địa chỉ: LK 03-03, Khu Đô Thị Hinode Royal Park, Xã Kim Chung, Huyện Hoài Đức, Hà Nội 🌐 Theo dõi Đông Đô tại D.D-Omnichannel

Thương hiệu thang máy nổi bật