Tin tức

Hướng dẫn cứu hộ khi thang máy gặp sự cố

Thang máy là thiết bị quan trọng và cần thiết trong các tòa nhà cao tầng, tuy nhiên với tần suất hoạt động liên tục thì không thể tránh được những sự cố xảy ra ngoài ý muốn. Vì vậy cần nắm rõ các bước cứu hộ để khi gặp những sự cố này xảy ra sẽ kịp thời xử lý. Hãy cùng thang máy Đông Đô tìm hiểu kĩ hơn về “Hướng dẫn cứu hộ khi thang máy gặp sự cố” ngay nhé!

1. Nguyên nhân gây ra sự cố thang máy

1.1. Không thường xuyên vệ sinh môi trường xung quanh thang máy

Nhiều trường hợp dây tín hiệu đứt do tác động từ chuột hay một số côn trùng khác gây ra, với những gia đình lựa chọn thang máy không phòng máy, nếu môi trường trong thang máy không thông thoáng sẽ tạo cơ hội để côn trùng như chuột, gián sinh sống, hoạt động trong thang máy.

ve-sinh-xung-quanh-thang-may
Vệ sinh thang máy thường xuyên

Nếu trường hợp cửa thang máy không đóng được hết có thể do một số vật như kim loại hay sỏi đá mắc vào rãnh của cửa thang máy khiến tiếp điểm của cửa không chạm vào bộ điều khiển. Lúc này thang máy không nhận được tín hiệu sẽ tự hiểu rằng thang đang trong trạng thái không an toàn, không thể hoạt động.

1.2. Ảnh hưởng của thời tiết đến thang máy gia đình

Vào mùa mưa sẽ xuất hiện hiện tượng hố PIT thang máy ngấm nước, gây ám ảnh cho gia chủ, nguyên nhân phổ biến là do lượng nước mưa lớn gây ngập lụt khiến nước tràn vào hố thang, nếu trong trường hợp lượng mưa ít nhưng mà nước vẫn tràn vào, có thể xem xét đến trường hợp hố PIT không được chống thấm kĩ.

cuu-ho-thang-may
Sửa chữa thang máy do thời tiết

Trong điều kiện thời tiết nắng nóng thì rất dễ gây ra quá tải, đảo pha gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sử dụng thang máy.

1.3. Không thường xuyên bảo trì thang máy

khong-thuong-xuyen-bao-tri-thang-may
Không bảo trì thang máy thường xuyên

Bảo trì thang máy là hoạt động kiểm tra thiết bị thang máy định kì nhằm phát hiện sớm các vấn đề rủi ro có thể xảy ra trong các linh kiện thiết bị. Bảo trì thang máy giúp bạn:

  • Giúp đảm bảo thang máy hoạt động lâu dài, ổn định, tăng tuổi thọ của thang máy
  • Đảm bảo an toàn kỹ thuật, an toàn cho người sử dụng, tránh những sự cố không may xảy ra
  • Sớm phát hiện được những lỗi kĩ thuật
  • Giảm thiểu chi phí thay thế linh kiện thiết bị thang máy

2. Hướng dẫn cứu hộ khi thang máy gặp sự cố

Tùy từng đối tượng khác nhau nên các xử lý khi cứu hộ thang máy sẽ tương ứng riêng biệt. Các bạn có thể tham khảo các cách cứu hộ cụ thể như sau:

2.1. Đối với khách hàng sử dụng thang

Khi người sử dụng thang máy không may gặp sự cố cần thật sự bình tĩnh thực hiện các bước cứu hộ như sau:

  • Bạn cần bấm nút chuông cứu hộ trên bảng điều khiển của thang máy để thông báo sự cố cho nhân viên cứu hộ
  • Bấm nút Telecom trên bảng điều khiển hoặc dùng điện thoại cá nhân gọi số Hotline trong cabin. Bạn cần thông báo tình hình thang máy và yêu cầu trợ giúp đến phòng điều khiển thang.
  • Luôn giữ bình tĩnh, nếu cùng kẹt trong thang máy cùng người nào đó hãy chấn an mọi người để đợi cứu hộ đến
  • Khi thang máy gặp sự cố, không nên cố tình cạy cửa, không đốt lửa bên trong cabin để thoát ra ngoài
  • Khi bị kẹt trong thang máy tuyệt đối không tự ý thoát ra bằng đường thoát hiểm trên nóc thang máy.

2.2. Đối với nhân viên phòng điều khiển thang máy

ki-nang-cuu-ho-thang-may
Kĩ năng cứu hộ thang máy cho nhân viên phòng điều khiển

Nhân viên sau khi tiếp nhận thông báo, sự cố từ hành khách sẽ hỏi cụ thể về số thang, số tầng và số người đang trong thang máy,… Sau đó, thực hiện trấn an khách hàng cần giữ bình tĩnh để chờ đội cứu hộ tới. Nhân viên cần liên hệ ngay với bộ phận kỹ thuật, an ninh thang máy chuyên nghiệp để yêu cầu sự hỗ trợ.

2.3. Đối với nhân viên kỹ thuật, an ninh thang máy

Đội ngũ an ninh, kỹ thuật viên thang máy sau khi tiếp nhận yêu cầu hỗ trợ cần lập đội cứu hộ khẩn cấp. Nhân viên chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để sửa chữa, cứu hộ thang máy theo quy định.

Đội cứu hộ sẽ chia làm 2 nhóm bao gồm 1 nhân viên kĩ thuật và 1 nhân viên an ninh cho mỗi nhóm

  • Nhóm 1 sẽ di chuyển đến tầng gần cabin nhất để xác định vị trí số tầng khách hàng bị mắc kẹt. Tiếp cận khách hàng và trao đổi tình trạng của khách hàng bên trong cabin thang máy.
  • Nhóm 2 sẽ di chuyển lên phòng máy để tắt toàn bộ thiết bị điện, sau đó báo cho nhóm 1 biết được thông tin.

Với tình huống thang máy bị kẹt thì đội ngũ cứu hộ cần quan sát nhanh qua khe cửa tầng để xác định xem thấy sàn cabin cao hơn dưới 0.5m so với mặt sàn của tầng thì mở khóa cửa tầng và cửa cabin thang máy bằng chìa khóa và đưa người sử dụng ra ngoài.

Còn nếu sàn cabin cao hơn so với mặt tầng từ 0.5m trở lên thì bắt buộc phải thực hiện thao tác đưa cabin về tầng gần nhất để đảm bảo công tác cứu hộ an toàn. Để đưa cabin về bằng tầng, nhân viên cứu hộ cần gọi điện thoại nội bộ nhằm chấn an tinh thần người sử dụng đang bên trong cabin và thông báo ngắt điện thang máy. Sau đó ngắt cầu dao nguồn điện chính và quay tay quay trên máy kéo để đưa cabin về bằng tầng. Nhìn vạch sơn đánh dấu trên cáp tải để biết khi nào cabin về đến vị trí bằng tầng.

cuu-ho-thang-may-cho-nhan-vien-ki-thuat
Nhân viên cứu hộ thang máy bên Thang máy Đông Đô

Tìm hiểu thêm:

Trên đây, thang máy Đông Đô đã cùng bạn tìm hiểu kĩ về “Hướng dẫn cứu hộ khi thang máy gặp sự cố”, cần tư vấn thêm về các gói cứu hộ thang máy cũng như các gói bảo trì bên Đông Đô, hãy liên hệ ngay tới Hotline của thang máy Đông Đô để được tư vấn kĩ hơn nhé ! 


Thông tin về chúng tôi:

📞 Hotline: 086 504 3686

📍 Địa chỉ: LK 03-03, Khu Đô Thị Hinode Royal Park, Xã Kim Chung, Huyện Hoài Đức, Hà Nội

🌐 Theo dõi Đông Đô tại D.D-Omnichannel

Chia sẻ :

Bình luận


Anh Nam
Anh Nam
09 Jul 2024 12:28 AM
bài viết hay, hữu ích

Thêm bình luận

 Bạn đã gửi bình luận thành công!   Tải lại
Error: Please try again

Tin Tức liên quan

Đăng ký tư vấn

 Tin nhắn của bạn đã được gửi thành công, Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất. Cảm ơn bạn!
Error: Please try again