Quy trình Bảo Trì Thang Máy Đông Đô khách hàng cần biết
Điều kiện cần và đủ để một chiếc thang máy hoạt động tốt và an toàn đó phụ thuộc vào hoạt động bảo trì thang máy chất lượng. Thấu hiểu được nỗi lo lắng của chủ đầu tư và các đơn vị trực tiếp sử dụng thang máy chúng tôi luôn đảm bảo quy trình bảo trì thang máy tiêu chuẩn, chuyên nghiệp. Vậy quy trình bảo trì thang máy theo QCVN 26:2016/BLĐTBXH sẽ diễn ra như thế nào? Các công ty cung cấp dịch vụ bảo trì thang máy sẽ cần thực hiện điều gì để đáp ứng được quy chuẩn khắt khe của Bộ LĐ-TB&XH. Đông Đô sẽ hướng dẫn chi tiết quá trình bảo trì thang máy qua bài viết dưới đây.
1. Dịch vụ bảo trì thang máy Đông Đô là gì?
Là một đơn vị cung cấp giải pháp thang máy di chuyển an toàn, quy trình làm việc của thang máy Đông Đô từ khâu thiết kế - lắp đặt - giám sát luôn được đồng bộ. Đặc biệt hoạt động bảo trì bảo hành sau lắp đặt thang máy luôn được chúng tôi đảm bảo là gói hậu mãi đem lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng lắp đặt.
Hiện tại Công ty TNHH Thang máy & Thiết bị Đông Đô cung cấp dịch vụ bảo trì thang máy cho 2 nhóm khách hàng: Khách hàng bảo trì mới và khách hàng tiếp tục ký hợp đồng bảo trì sau hết hạn bảo hành.
Chúng tôi cung cấp 2 gói hợp đồng bảo trì thang máy như sau: Bảo trì tiêu chuẩn và bảo trì trọn gói. Xem chi tiết tại đây!
2. Quy trình cung cấp dịch vụ bảo trì thang máy Đông Đô
Để đem tới khách hàng giải pháp bảo trì thang máy triệt để nhất, Đông Đô xây dựng quy trình bảo trì thang máy rõ ràng, chuyên nghiệp và hiệu quả nhất. Quy trình này sẽ được thực hiện qua các bước sau:
- Tiếp nhận thông tin chi tiết từ khách hàng bảo trì thang máy
- Tiến hành khảo sát đánh giá tổng thể, lên phương án bảo trì thang máy phù hợp cho từng dòng thang
- Ký kết hợp đồng bảo trì thang máy
- Thực hiện bảo trì, kiểm tra đánh giá và chẩn đoán lỗi, khuyến cáo khách hàng trong suốt thời gian bảo trì thang máy, thay thế các vật tư linh kiện hỏng hóc
- Đánh giá tổng thể sau khi hết hợp đồng bảo trì
Các bước bảo trì thang máy của kỹ thuật viên Thang máy Đông Đô
Bảo trì thang máy là hoạt động mang tính kỹ thuật cao, yêu cầu người kỹ thuật viên phải nắm chắc quy trình và làm việc ăn ý với đội nhóm để hoàn thiện quy trình bảo trì thang máy theo các bước kỹ thuật an toàn nhất, phát hiện và khắc phục các tính trạng xấu, hỏng hóc của thang máy một cách kịp thời và hiệu quả.
Với 08 Bước bảo trì thang máy của kỹ thuật viên Thang máy Đông Đô dưới đây sẽ diễn tả chi tiết các bước kỹ thuật và ban đầu cung cấp kiến thức sơ bộ về bảo trì thang máy cho khách hàng.
- Bước 1: Chuẩn bị bảo trì thang máy
- Bước 2: Kiểm tra hiển thị: nút bấm cabin & các tầng
- Bước 3: Kiểm tra hoạt động cửa cabin thang máy
- Bước 4: Kiểm tra thiết bị trong phòng động cơ thang máy
- Bước 5: Kiểm tra nóc cabin
- Bước 6: Kiểm tra cửa tầng thang máy
- Bước 7: Kiểm tra hố thang máy
- Bước 8: Hoàn thành các bước bảo trì
Dịch vụ bảo trì thang máy uy tín - chất lượng ở miền Bắc
Tham khảo thêm Quy trình bảo trì các dòng thang máy khác nhau:
Bảo trì thang máy mất bao lâu?
Thời gian thực hiện bảo trì thang máy trung bình là 2 giờ đối với thang máy mới (hoạt động dưới 5 năm) và 2 – 4 giờ với thang máy cũ (hoạt động trên 5 năm). Dưới đây là bảng liệt kê các hạng mục bảo trì thang máy tiêu chuẩn:
Số TT |
Nội dung thực hiện |
Thời Lượng |
A |
Kiểm tra và làm vệ sinh buồng máy |
30 – 60 phút |
1 |
Điện áp nguồn vào, các thiết bị đóng ngắt điện nguồn |
|
2 |
Các thiết bị điện trong tủ điều khiển: aptomat, rơ le, quạt, .. |
|
3 |
Xiết lại các vít kẹp đầu dây điện với thiết bị điện, cầu đấu |
|
4 |
Chế độ nạp điện của bộ cứu hộ |
|
5 |
Kiểm tra sự làm việc của má phanh trái động cơ |
|
6 |
Kiểm tra sự làm việc của má phanh phải động cơ |
|
7 |
Kiểm tra và điều chỉnh khe hở của má phanh khi không làm việc |
|
8 |
Mức dầu trong hộp giảm tốc Loại dầu khuyên dùng: Mobilgear SHC XMP 320 |
|
9 |
Chất lượng dầu trong hộp giảm tốc |
|
10 |
Độ kín khít dầu của cổ trục |
|
11 |
Tình trạng cáp thép và puly |
|
12 |
Bộ hạn chế tốc độ, cáp thép, lẫy cơ, công tắc điện |
|
13 |
Nhiệt độ, độ ẩm, mức độ thông thoáng của buồng thang |
|
14 |
Mặt sàn phòng máy |
|
15 |
Đèn chiếu sáng, công tắc, ổ cắm |
|
16 |
Cửa ra vào và khoá cửa |
|
B |
Kiểm tra giếng thang và phía trên cabin |
30 – 60 phút |
1 |
Các công tắc hạn chế hành trình trên |
|
2 |
Liên kết giữa công tắc với giá đỡ, giá đỡ với ray |
|
3 |
Liên kết ray với gối đỡ, gối đỡ với vách |
|
4 |
Các bu lông lắp ở chỗ nối ray |
|
5 |
Đầu treo cáp cabin đầu treo đối trọng, êcu khoá cáp |
|
6 |
Độ căng đồng đều của cáp thép |
|
7 |
Liên kết giữa cờ dừng tầng với gá, gá với ray, dừng tầng chính xác |
|
8 |
Số lượng và chất lượng dầu trong hộp ở ray cabin |
|
9 |
Số lượng và chất lượng dầu trong hộp số ở ray đối trọng |
|
10 |
Guốc trượt trên của cabin |
|
11 |
Guốc trượt trên của đối trọng |
|
12 |
Các đệm cao su chống rung, lắc cabin |
|
13 |
Quạt thông gió đặt trên nóc cabin |
|
14 |
Đèn chiếu sáng dọc giêng thang |
|
15 |
Cáp treo quả đối trọng cửa tầng của các tầng |
|
16 |
Khoá cửa tầng ở các tầng |
|
17 |
Khe hở cửa tầng và độ thẳng đứng của các cánh cửa tầng |
|
18 |
Tiếp điểm điện của các cửa tầng |
|
19 |
Cáp điện dọc giếng thang gọn gàng |
|
C |
Kiểm tra đáy giếng thang và phía dưới cabin |
30 – 60 phút |
1 |
Các công tắc hạn chế hành trình dưới |
|
2 |
Liên kết giữa công tắc với giá đỡ, giá đỡ với ray |
|
3 |
Kiểm tra sự làm việc của má phanh trái dưới cabin |
|
4 |
Kiểm tra sự làm việc của má phanh phải ở dưới cabin |
|
5 |
Kiểm tra và điều chỉnh khe hở của má phanh khi không làm việc |
|
6 |
Guốc trượt dưới của cabin |
|
7 |
Guốc trượt dưới của đối trọng |
|
8 |
Chỗ treo và cố định cáp dẹt |
|
9 |
Công tắc và bộ giảm chấn, siết lại các vít |
|
10 |
Công tắc và bộ gá công tắc quá tải, siết lại các vít |
|
11 |
Công tắc bộ căng cáp hạn chế hành trình, siết lại các vít |
|
12 |
Công tắc, ổ cắm ,đèn ở đáy giếng thang |
|
13 |
Vệ sinh hộp chứa dầu thừa ở đáy giếng thang |
|
14 |
Vệ sinh đáy giếng thang khô ráo sạch sẽ |
|
D |
Kiểm tra và bảo dưỡng trong cabin |
30 phút |
1 |
Đèn chiếu sáng |
|
2 |
Điện thoại nội bộ |
|
3 |
Chuông cứu hộ |
|
4 |
Bảng điều khiển trong cabin |
|
5 |
Rãnh dẫn hướng cửa cabin |
|
6 |
Sensor an toàn cửa cabin |
|
7 |
Khe hở cửa tầng và độ thẳng đứng cửa cabin |
|
E |
Kiểm tra và bảo dưỡng ngoài cửa tầng |
20 phút |
1 |
Bảng điều khiển ở các tầng |
|
2 |
Rãnh dẫn hướng cửa tầng ở các cửa tầng |
|
3 |
Khe hở cửa tầng và độ thẳng đứng của các cửa tầng |
|
4 |
Khoá cửa tầng ở các tầng |
|
F |
Chạy thử thang máy để kiểm tra lần cuối |
10 phút |
3. Lợi ích của việc bảo trì thang máy thường xuyên
Mặc dù thang máy là một thiết bị điện tử cơ khí có cấu tạp phức tạp với nhiều linh kiện nhưng những thang máy đạt chuẩn chất lượng của nhà sản xuất thì độ an toàn là tuyệt đối. Và để duy trì độ an toàn đó thì khách hàng cần nắm rõ thời gian bảo hành theo quy định của nhà sản xuất và bảo trì sau khi hết hạn bảo hành. Theo báo Lao Động, tỉ lệ xảy ra sự cố thang máy là rất thấp và nguyên nhân chính là do không được đồng bộ vận hành đúng kỹ thuật và không bảo trì, bảo dưỡng định kỳ.
>> Xem thêm: Tiêu chuẩn an toàn thang máy mới nhất
Vậy tại sao cần bảo trì thang máy định kỳ?
Để một chiếc thang máy hoạt động được thì phải trải qua một quá trình thử nghiệm rất nghiêm ngặt từ khâu kiểm tra đến lựa chọn chất lượng thiết bị, quy trình lắp đặt và vận hành. Tuy nhiên, thang máy là thiết bị điện tử cơ khí làm việc liên tục nên các bộ phận, linh kiện cấu tạo nên thang máy sẽ có nguy cơ bị ảnh hưởng, khiến thang máy hoạt động thất thường và không êm ái như ban đầu. Dưới đây là một vài lý do mà khách hàng nên bảo trì thang máy định kỳ, thường xuyên:
- Có thể phát hiện sớm các bộ phận hư hỏng, kịp thời sửa chữa
- Giúp kéo dài tuổi thọ, duy trì độ bền của thang máy
- Đảm bảo an toàn cho người sử dụng
- Giảm thiểu chi phí lắp đặt, thay thế linh kiện mới
- Mang đến sự hài lòng cho mọi người khi di chuyển bằng thang máy
4. Quy trình bảo trì thang máy theo tiêu chuẩn
4.1 Bảo trì thang máy không có phòng máy
Dưới đây là quy trình bảo trì các sản phẩm thang máy không có phòng máy:
A. Nóc Cabin |
1. Môi trường nóc cabin
2. Shoe trên cabin
3. Hộp nhớt bôi trơn ray: Kiểm tra tim hộp nhớt và mức nhớt. 4. Thắng cơ: Kiểm tra hệ thống tay giật thắng cơ, hộp SOS. 5. Ty cáp hoặc puly đầu cabin: Kiểm tra hệ thống tay giật thắng cơ, hộp SOS. 6. Đầu cáp GOV
7. Hộp móng ngựa
|
B. Giếng thang |
1. Môi trường giếng thang máy
2. Shoe đối trọng và hộp nhớt
3. Đầu cáp bên đối trọng hoặc puly đầu đối trọng
4. Hệ thống dây điện dọc hố
5. Tay cờ và lá cờ 6. Tay giới hạn và hộp giới hạn 7. Ray cabin, ray đối trọng |
C. Hố PIT |
1. Môi trường hố PIT
2. Buffer đối trọng
3. Buffer cabin 4. Dây cordon 5. Đối trọng Governor
6. Shoe dưới của cabin
7. Ru lô định vị xích bù (nếu có) |
D. Cửa tầng |
1. Sill cửa và yếm che sill 2. Guốc cửa
3. Bánh xe cửa
4. Ray cửa
5. Cánh cửa
6. Móc khóa an toàn. 7. Tiếp điểm tiếp xúc tốt 8. Không có va đập khi đóng mở. 9. Chìa khóa cửa tầng
10. Bảng điều khiển tầng
|
E. Phòng thang |
1. Kiểm tra đèn báo khẩn cấp. 2. Kiểm tra hoạt động của Quạt thông gió và đèn, vệ sinh sạch sẽ. 3. Bảng điều khiển cabin
4. Kiểm tra hoạt động của điện thoại nội bộ, chuông khẩn cấp. 5. Kiểm tra hoạt động của thiết bị bảo vệ cửa 6. Kiểm tra cửa cabin
7. Vệ sinh nóc phòng thang |
4.2 Bảo trì thang máy có phòng máy
Công tác bảo trì thang máy có phòng máy sẽ giống với quy trình bảo trì thang máy không có phòng máy. Nhưng trước khi kiểm tra nóc cabin, giếng thang, hố pit, cửa tầng và phòng thang thì cần kiểm tra bộ phận phòng máy với những chi tiết như sau:
1. Môi trường phòng máy
- Đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng, không có bất kì vật dụng nào khác không thuộc thang máy, phải có cửa và có khóa.
- Đảm bảo không bị mưa tạt, nhiệt độ đảm bảo trong khoảng 5-40°C.
- Phải có đèn chiếu sáng.
2. Nguồn cung cấp
- Hộp CB chính phải được cố định chắc chắn; CB phải có khả năng đóng và cắt an toàn, các vít bắt đầu dây phải tiếp xúc tốt (không bị cháy, nám).
- Dung sai điện áp nằm trong giới hạn cho phép ± 5%.
- Điện trở tiếp đất phải ≤ 4ohm.
- Kiểm tra hoạt động máy kéo và những âm thanh bất thường của động cơ
- Mức dầu bôi trơn đúng tiêu chuẩn, không bị rò rỉ.
- Khe hở giữa bố thắng và tăng thắng từ 0.02 đến 0.05mm; lực thắng hai bên phải bằng nhau.
- Puly ma sát trên máy kéo mòn đều nhau giữa các rãnh cáp và bảo đảm cáp không chạm đáy rãnh.
- Kiểm tra cữ chặn cáp trên máy hở với dây cáp 2 đến 3mm.
3. Cáp tải
- Vạch sơn đánh dấu trên cáp và trên bệ máy phải dễ dàng nhận thấy.
4. Puly chuyển hướng
- Kiểm tra hoạt động của puly, không có tiếng kêu bất thường; kiểm tra các đai ốc đĩa cố định trục puly (2 đai ốc siết chặt vào nhau và có chốt bi).
5. Encoder
- Đảm bảo đồng tâm với trục vít; dây tín hiệu phải cố định gọn gàng.
6. Tủ điện
- Cửa tủ và vách sau tủ được lắp hoàn chỉnh.
- Các nắp máng dây điện trong tủ đậy kín và đúng thiết kế.
- Dây điện trong tủ phải gọn gàng (nhất là các thiết bị lắp thêm nếu có).
7. Bộ giới hạn tốc độ
- Kiểm tra bánh xe cần lắc (Bánh xe cao su lăn trên cam)
- Kiểm tra rãnh puly Gov.
- Kiểm tra cáp Gov.
8. Bộ cứu hộ tự động
5. Thang máy Đông Đô đảm bảo quy tắc an toàn trong bảo trì thang máy như thế nào?
Đảm bảo các quy tắc an toàn lao động trong hoạt động bảo trì thang máy, đội ngũ kỹ thuật viên bảo trì Thang máy Đông Đô tuân thủ 100% các quy định về điện thang máy, trang phục, dụng cụ bảo hộ đúng quy định, an toàn kỹ thuật thang máy như sau:
- TCVN 4086:1985: Yêu cầu chung về an toàn điện trong xây dựng
- TCVN 3146:1986: Các yêu cầu chung về an toàn trong hàn điện
- TCVN 4756:1989: Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện.
- QTKĐ: 21-2016/BLĐTBXH: Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy
- TCVN 6396-50:2017: Kiểm tra và thử nghiệm các bộ phận thang máy chở người và chở hàng
6. Hướng dẫn bảo trì các loại thang máy tổng quát
Mỗi loại thang máy sẽ có cấu tạo khác nhau nên công việc bảo trì cũng sẽ có những chi tiết cần lưu ý riêng. Ví dụ, với các thang máy tải khách thì để đảm bảo an toàn thì cấu tạo sẽ phức tạp hơn, đồng thời bảo trì cũng mất nhiều thời gian hơn. Trái ngược lại, với các loại thang máy tải thực phẩm có cấu tạo ít chi tiết nên công việc bảo trì cũng nhanh chóng, dễ dàng hơn.
6.1 Hướng dẫn bảo trì thang máy gia đình
Thang máy truyền thống
Thang máy truyền thống là dòng thang máy có 4 vách ngăn cabin làm từ chất liệu inox. Thang máy truyền thống thường được lắp đặt ở các công trình như bệnh viện, tường học, chung cư, tòa nhà văn phòng, nhà ở gia đình,..với đa dạng hoa văn và màu sắc trang trí.
Bảo trì thang máy truyền thống cần tuân theo quy trình bảo trì thang máy tiêu chuẩn. Đồng thời lưu ý kiểm tra các nút khẩn cấp và điện thoại vì dòng thang máy truyền thống không thể xem xét được tình hình bên trong cabin khi gặp sự cố nếu chưa có sự can thiệp của đội ngũ bảo trì.
Thang máy kính
Thang máy kính hay còn được gọi là thang máy quan sát là dòng thang máy có 4 vách ngăn cabin được làm từ kính. Khi bảo trì thang máy kính cần chú ý cả về vấn đề an toàn và đảm bảo tính thẩm mĩ khi khách hàng sử dụng thang máy. Kiểm tra vách kính và inox gương để đảm bảo không bị vết bẩn mờ hay vết nứt, xước.
>> Xem thêm: Mẫu thiết kế nhà 5 tầng có thang máy đẹp
6.2 Hướng dẫn bảo trì thang máy tải khách/ chung cư/ tòa nhà văn phòng
Chung cư hay tòa nhà văn phòng là những địa điểm thang máy được sử dụng hàng ngày, hàng giờ và là phương tiện di chuyển chính. Do có tần suất sử dụng lớn, nên độ hao mòn của máy móc thang máy chung cư cũng tăng theo. Công dụng chính của thang máy là chở người nên cấu tạo phức tạp hơn, chính vì vậy hoạt động bảo trì cần thường xuyên và cẩn thận.
Trước khi thực hiện hoạt động bảo trì, đội ngũ kỹ thuật Đông Đô sẽ hẹn lịch trước với ban quản lý để thông báo kịp thời đến mọi người trong tòa nhà. Thang máy sẽ được bảo trì từng thang nên việc di chuyển của cư dân và nhân viên tòa nhà sẽ không gặp gián đoạn. Với các thang máy có camera, kỹ sư thang máy sẽ kiểm tra phòng điều khiển để đảm bảo nắm được tình hình bên trong cabin khi gặp sự cố.
6.3 Hướng dẫn bảo trì thang máy tải thực phẩm
Thang máy tải thực phẩm thuộc loại thang máy tải hàng mini, chuyên vận chuyển thức ăn, thực phẩm trong các nhà hàng, khách sạn, bệnh viện, trung tâm thương mại, khu công nghiệp. Việc sử dụng thang máy tải thực phẩm giúp quá trình phục vụ trở nên nhanh chóng hơn, tránh đổ vỡ hoặc làm giảm độ nóng của món ăn.
Dòng thang máy tải thực phẩm có 2 loại là thang dùng xe đẩy và thang bê tay. Với thang dùng xe đẩy thì xe chứa thực phẩm hàng hóa sẽ được đưa vào trong thang trong khi thang bê tay được thiết kế các ngăn tùy theo yêu cầu của khách hàng. Với dòng thang máy tải thực phẩm có một vài bộ phận cần kiểm tra kĩ hơn mỗi lần bảo trì như: phòng máy, máy kéo, cáp tải, cabin, cửa tầng và hố PIT.
6.4 Hướng dẫn bảo trì thang máy tải hàng
Thang máy tải hàng chức năng chính là vận chuyển các loại hàng hóa. Với cấu trúc đơn giản hơn và số lượng linh kiện ít hơn, thang máy tải hàng sẽ có khoảng cách giữa các lần bảo trì lâu hơn. Mặc dù vậy, công việc bảo trì vẫn rất quan trọng để không làm gián đoạn dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp, hạn chế tối đa tổn thất về thời gian và tiền bạc khi thang máy không hoạt động.
>> Xem thêm:
Hướng dẫn chi tiết bảo trì thang máy ngoại nhập
Hướng dẫn chi tiết bảo trì thang máy liên doanh
7. Đánh giá chất lượng qua quy trình bảo trì thang máy Đông Đô
Đông Đô chinh phục sự tin tưởng của khách hàng bảo trì thang máy bằng những điều sau:
- Luôn đảm bảo tuân thủ theo quy trình bảo trì chuẩn của các hãng sản xuất thang máy;
- Có kế hoạch bảo trì rõ ràng;
- Sắp xếp lịch trình, tiến độ thi công với giải pháp kỹ thuật và tiến độ theo hồ sơ yêu cầu;
- Các kỹ sư cơ khí, điện-điện tử trình độ cao, tên tuổi được khẳng định trong ngành của mình;
- Trình tự thi công luôn đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật và hợp lý.
Cùng lắng nghe ý kiến khách hàng sử dụng Dịch vụ Bảo trì của thang máy Đông Đô qua video dưới đây:
Ý kiến khách hàng về dịch vụ bảo trì thang máy Đông Đô
8. Đơn vị bảo trì thang máy uy tín hiện nay
8.1 Báo giá bảo trì, bảo dưỡng thang máy mới nhất
Công ty Thang máy và Thiết bị Đông Đô gửi quý khách hàng, quý đối tác bảng báo giá sơ bộ bảo trì thang máy của Thang máy Đông Đô như sau:
Giá bảo trì thang máy = Số tầng x Đơn giá x Số lần bảo trì
Lưu ý: Bảng giá áp dụng tối thiểu cho 5 điểm dừng
STT |
Loại thang máy |
Số lần bảo trì |
Đơn giá/ tầng |
1 |
Thang máy hết bảo hành của công ty |
1 tháng/ lần 2 tháng/ lần |
200.000-300.000đ |
2 |
Thang máy liên doanh của công ty khác |
1 tháng/ lần 2 tháng/ lần |
400.000-500.000đ |
3 |
Thang máy Mitsubishi, Huyndai, Hitachi, Shinhan, Travis,.. |
1 tháng/ lần 2 tháng/ lần |
720.000-900.000đ |
4 |
Thang máy Thysenkrupp, Otis, Kone, Schindler, Aritco,... |
1 tháng/ lần 2 tháng/ lần |
1.150.000-1.550.000đ |
>> Xem thêm: Dịch vụ sửa chữa thang máy chuẩn quốc tế trọn gói
8.2 Dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng thang máy tại Công ty TNHH Thang máy & Thiết bị Đông Đô
Hiện tại Thang máy Đông Đô cung cấp 2 gói dịch vụ bảo trì thang máy chính: bảo trì tiêu chuẩn và bảo trì chọn gói.
Dịch vụ bảo trì tiêu chuẩn |
Dịch vụ bảo trì trọn gói |
|
Đối tượng |
Thang máy lắp đặt dưới 10 năm đối với các loại thang máy phổ biến tải khách, tải hàng, thang máy công nghiệp, thang kính, thang máy gia đình. |
Thang máy tuổi thọ từ 10 năm trở lên, các loại thang máy thông dụng tải khách và tải hàng thuộc văn phòng dịch vụ công, có tần suất sử dụng cao. |
Thời gian |
1-2 tháng/ lần |
1 tháng/ lần |
Dịch vụ - Ưu đãi |
Tiết kiệm chi phí lên tới 1.300.000đ/thang/tháng |
Tiết kiệm chi phí lên tới 4.000.000đ/ thang/ tháng |
>> Xem thêm: Chính sách thay thế linh kiện miễn phí của Thang Máy Đông Đô
Liên hệ: Dịch vụ bảo trì thang máy Đông Đô ngay tại đây để nhận ƯU ĐÃI tốt
Thông tin về chúng tôi:
📞 Hotline: 086 504 3686
📍 Địa chỉ: LK 03-03, Khu Đô Thị Hinode Royal Park, Xã Kim Chung, Huyện Hoài Đức, Hà Nội
🌐 Theo dõi Đông Đô tại D.D-Omnichannel
Comments
Add New Comment