Cách tính kích thước thang máy gia đình cho từng loại cửa
Trong giai đoạn đầu thi công và xây dựng hố thang máy. Để có một kích thước thang máy với khoang cabin rộng hợp với ý muốn của mình thì bạn luôn phải cân đối thật kỹ các thông số kích thước của một bộ thang máy. Tuy nhiên, để tính như thế nào, kích thước ra làm sao cho đúng, thì chủ nhà thường chưa tiếp cận được để tính thang cho gia đình mình. Vì vậy qua đây, Đông Đô sẽ hướng dẫn cho các bạn đọc các cách tính kích thước của thang máy cho từng loại cửa thang, giúp khách hàng có thể cân đối và lựa chọn thang máy phù hợp hơn cho căn nhà của mình.
|
1.Tại sao phải tính kích thước thang máy
Để có một chiếc thang máy sử dụng trong gia đình ưng ý nhất, bạn phải tính các kích thước một cách kỹ càng. Bởi vì, các bộ phận kích thước như cửa thang máy, khoang cabin hay kích thước không gian đối trọng và ngay cả hố thang cũng đều bị tác động lẫn nhau. Ví dụ như đối với một loại thang có diện tích hố thông thủy cho phép chỉ được 1500x1500 thì nếu sử dụng thang hố xây thì khoang cabin được 1100x900 và cửa tầng rộng 700, còn với thang kính cùng với hố đó thì kích thước khoang cabin là 1000x800 và cửa tầng cũng 700.
Đó là ví dụ cho loại thang cửa mở cánh về 2 phía thông thường. Còn với các loại thang với cửa khác như cửa lùa, cửa mở tay thì cách tính lại không như vậy. Do đó mà các bạn cần phải tìm hiểu và tính toán kỹ để lựa chọn cho mình một chiếc thang phù hợp.
2.Cách tính kích thước cửa thang 2 cánh mở từ tâm CO
2.1.Thang máy hố xây
Với các thông số yêu cầu ban đầu mà bạn mong muốn ở thang máy của mình, bạn rất dễ dàng có thể tính được các kích thước còn lại của thang bởi các kích thước của thang hầu hết đều có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Ví dụ như để tính được kích thước của thang máy, ta có công thức tính như sau:
Trong đó:
DD: Là kích thước của cửa thang máy
AA: Là chiều rộng thông thủy hố thang máy
Ta lấy ví dụ: Kích thước hố thang thông thủy là 1500mm x 1500mm. Thì ta có thể dễ dàng tính được kích thước cửa thang là 700mm thông qua công thức tính như trên.
Vậy với kích thước cabin thang thì sao? Cũng không quá khó cho các bạn, bởi với sự phát triển mạnh mẽ của ngành thang máy như hiện nay thì hầu hết các kích thước chi tiết của thang đã dần được tiêu chuẩn hóa về mặt cấu trúc và lắp đặt. Chính vì vậy sự tác động kích thước vào kích thước bộ phận chung của thang máy là gần như không có, chúng chỉ tác động tương quan về một số kích thước bên ngoài như Hố pit, hố thang, phòng máy, cabin và cửa tầng.
Do đó, ta lại có một công thức tính khác để tính kích thước cho cabin thang máy:
CC x EE = (AA - 400mm) x (BB – 600mm)
Trong đó:
CC: Là chiều rộng cabin (mm)
EE: Là chiều sâu cabin (mm)
AA: Là chiều rộng hố thông thủy (mm)
BB: Là chiều sâu hố thông thủy (mm)
Chú ý: Trong một số trường hợp kích thước thoải mái cho cả cabin và hố thang thì có thể áp dụng cách tính: CC x DD = (AA - 500mm) x (BB – 700mm)
Ta lấy ví dụ: Vẫn với kích thước hố thang thông thủy là 1500mmx1500mm thì dựa vào công thức trên, ta dễ dàng tính được kích thước trong cabin thang máy là 1100mmx900mm.
Từ đó dựa vào các dữ kiện này mà bạn có thể cân đối xem kích thước phòng cabin thang máy gia đình mình đã phù hợp chưa cần rộng thêm hay hẹp đi, giúp bạn có một sự lựa chọn thang máy có kích thước đẹp nhất.
Ngoài ra, Các kích thước chiều cao OH và chiều sâu hố PIT bạn cũng phải tính đến để thiết kế và làm thủ tục xin cấp phép đối với các công trình ở khu vực thành thị. Thông thường, các kích thước này được quy định theo tiêu chuẩn chung của thang máy.
Với Hố PIT thì kích thước tiêu chuẩn có thể đào sâu khoảng 1200mm – 1400mm, với công trình có tầng cao trên 7 tầng thì hố PIT có thể sâu hơn 1600mm.
Còn với kích thước chiều cao OH thang máy được chia thành 2 dạng là OH cho thang có phòng máy và OH cho thang không phòng máy.
- Với OH cho thang có phòng máy thì đa phần chiều cao tiêu chuẩn sẽ được thiết kế từ 4200mm- 4500mm, chiều cao này được tính từ mặt sàn của tầng cao nhất lên đến vị trí chân đặt máy kéo. Kích thước của phòng máy tính từ sàn đặt máy kéo lên đến trần có móc treo tời từ 1200mm trở lên tùy thuộc vào thiết kế và độ cao cấp phép của tòa nhà đó.
- Với OH cho thang không sử dụng phòng máy thì chiều cao tiêu chuẩn sẽ được thiết kế từ 4500mm – 4800mm. Độ cao này được tính từ mặt sàn của tầng cao nhất lên đến vị trí móc treo tời gắn tại nóc của hố thang máy.
2.2.Thang máy kính
Với thang máy kính thì cách tính không khác gì với thang hố xây. Tuy nhiên điều khác biệt của thang máy kính là kích thước thông thủy của hố thang là kích thước phổ bì của thang kính, Để lấy được kích thước thông thủy thang kính thì ta phải trừ đi kích thước của khung thép.Nên ta có công thức tính sau:
Với cửa thang kính:
Trong đó:
K: Bề dày của khung thép thang máy. Thông thường khung thép có kích thước tiêu chuẩn là 50mm
AA: Là kích thước thông thủy hố thang
DD: Là kích thước cửa thang máy
(AA – 2K): Là công thức tính chiều rộng thông thủy cho giếng thang máy kính
Với cabin thang máy kính:
CC x EE = [(AA - 2K) - 400mm] x [(BB – 2K) - 600mm]
Trong đó:
CC: Là chiều rộng cabin (mm)
EE: Là chiều sâu cabin (mm)
AA: Là chiều rộng hố thông thủy (mm)
BB: Là chiều sâu hố thông thủy (mm)
K: Bề dày của khung thép thang máy. Thông thường khung thép có kích thước tiêu chuẩn là 50mm
(AA – 2K): Là công thức tính chiều rộng thông thủy cho giếng thang máy kính
(BB – 2K): Là công thức tính chiều rộng thông thủy cho giếng thang máy kính
Chú ý: Trong một số trường hợp kích thước thoải mái cho cả cabin và hố thang thì có thể áp dụng cách tính: CC x EE = [(AA - 2K) - 500mm] x [(BB – 2K) - 700mm]
Ta lấy một ví dụ: Với hố thang rộng 1700x1700 thì dựa vào công thức tính trên ta có thể tính được dễ dàng tính được kích thước cửa sẽ là 800mm, Cabin thang rộng 1200mmx1000mm.
Còn với chiều sâu hố PIT và chiều cao OH của thang máy kính thì các kích thước này cũng tương tự như thang hố xây, chúng đều được tiêu chuẩn hóa và áp dụng tương đương với nhau, không có thay đổi khác biệt gì nhiều.
3.Cách tính kích thước cửa thang 2 cánh mở lùa về một phía
3.1.Thang máy hố xây cửa SO
Do cơ chế hoạt động của cửa thang SO khác với cửa CO, và loại cửa thang này được thiết kế nhằm phục vụ cho những công trình có hố thang bé, hoặc những công trình muốn cửa mở tối đa. Tuy nhiên loại cửa thang này lại có nhược điểm là chiều sâu phải rộng hơn vì cửa lùa phải cộng dồn lại. Vì thế mà công thức tính sẽ có thay đổi để có thể tính toán một cách chính xác hơn.
Với công thức tính cửa SO là:
Trong đó:
AA: Chiều rộng thông thủy của hố thang (mm)
DD: Kích thước của cửa thang máy (mm)
Ta lấy ví dụ: Nếu bạn có công trình với hố thang máy thông thủy là 1300mm x 1700 mm, ta có thể tính được cửa thang máy sẽ là 700mm theo công thức phía trên.
Vậy, với cabin thang cửa SO này sẽ khác như thế nào so với cửa CO. Cũng giống như cửa CO, để tính được kích thước cabin, ta có công thức tính như sau:
CC x EE = (AA - 400mm) x (BB – 700mm)
Trong đó:
CC: Là chiều rộng cabin (mm)
EE: Là chiều sâu cabin (mm)
AA: Là chiều rộng hố thông thủy (mm)
BB: Là chiều sâu hố thông thủy (mm)
Chú ý: Trong một số trường hợp kích thước thoải mái cho cả cabin và hố thang thì có thể áp dụng cách tính: CC x DD = (AA - 500mm) x (BB – 800mm)
Ta lấy ví dụ: Vẫn với kích thước hố thang thông thủy là 1300mmx1700mm thì dựa vào công thức trên, ta dễ dàng tính được kích thước trong cabin thang máy là 900mmx1000mm.
3.2.Thang máy kính cửa SO
Cũng giống với thang máy kính cửa CO, Thang máy kính cửa SO cũng được thiết kế dưới dạng khung thép và vách kính bao quanh thang máy. Vì vậy công thức tính sẽ có đôi chút tương đồng với thang máy kính CO, nhưng do là cửa mở lùa, nên công thức sẽ có chút điều chỉnh là:
Với cửa thang kính SO:
Trong đó:
K: Bề dày của khung thép thang máy. Thông thường khung thép có kích thước tiêu chuẩn là 50mm
AA: Là kích thước thông thủy hố thang
DD: Là kích thước cửa thang máy
(AA – 2K): Là công thức tính chiều rộng thông thủy cho giếng thang máy kính
Với cabin thang máy kính cửa SO:
CC x EE = [(AA - 2K) - 400mm] x [(BB – 2K) - 700mm]
Trong đó:
CC: Là chiều rộng cabin (mm)
EE: Là chiều sâu cabin (mm)
AA: Là chiều rộng hố thông thủy (mm)
BB: Là chiều sâu hố thông thủy (mm)
K: Bề dày của khung thép thang máy. Thông thường khung thép có kích thước tiêu chuẩn là 50mm
(AA – 2K): Là công thức tính chiều rộng thông thủy cho giếng thang máy kính
(BB – 2K): Là công thức tính chiều rộng thông thủy cho giếng thang máy kính
Chú ý: Trong một số trường hợp kích thước thoải mái cho cả cabin và hố thang thì có thể áp dụng cách tính: CC x EE = [(AA - 2K) - 500mm] x [(BB – 2K) - 800mm]
Ta lấy một ví dụ: Với hố thang rộng 1400x1800 thì dựa vào công thức tính trên ta có thể tính được dễ dàng tính được kích thước cửa sẽ là 700mm, Cabin thang rộng 900mmx1000mm.
Đó là các công thức tính kích thước cửa và cabin cho thang cửa mở lùa SO với thang hố xây và thang kính. Còn các kích thước khác như chiều sâu Hố PIT hay chiều cao OH kích thước vẫn tương tự như thang cửa mở từ tâm CO. Các bạn có thể tham khảo ở phía trên.
>> Xem thêm: So sánh thang máy cửa lùa một phía và thang máy cửa mở từ tâm
4.Cách tính kích thước thang cửa mở tay MO
Khác hoàn toàn với 2 dòng cửa phía trên là cửa CO và cửa SO, loại cửa này được thiết kế với những căn nhà có không gian hẹp, phục vụ cho những công trình mang mục đích sinh hoạt gia đình. Vì vậy, mà loại thang này chủ yếu được áp dụng cho thang máy kính giúp tiết kiệm không gian và diện tích. Trường hợp áp dụng cho thang hố xây là rất ít. Do đó mà thiết kế cửa mở tay này không có công thức tính cửa, bởi chiều rộng cửa thang luôn bằng với chiều rộng của cabin thang máy. Vì vậy loại thang này ta chỉ cần tính Hố thang và kích thước cabin trong thang.
Với công thức tính cabin bằng:
CC x EE = [(AA - 2K) - 200mm] x [(BB – 2K) - 700mm]
Trong đó:
CC: Là chiều rộng cabin (mm)
EE: Là chiều sâu cabin (mm)
AA: Là chiều rộng hố thông thủy (mm)
BB: Là chiều sâu hố thông thủy (mm)
K: Bề dày của khung thép thang máy. Thông thường khung thép có kích thước tiêu chuẩn là 50mm
(AA – 2K): Là công thức tính chiều rộng thông thủy cho giếng thang máy kính
(BB – 2K): Là công thức tính chiều rộng thông thủy cho giếng thang máy kính
Chú ý: Trong một số trường hợp kích thước thoải mái cho cả cabin và hố thang thì có thể áp dụng cách tính: CC x EE = [(AA - 2K) – 300mm] x [(BB – 2K) - 800mm]
Ta lấy một ví dụ: Với hố thang rộng 1200x1800 thì dựa vào công thức tính trên ta có thể tính được dễ dàng tính được kích thước cửa sẽ là 900mm, Cabin thang rộng 900mmx1000mm.
Về kích thước hố PIT và chiều cao OH, cũng tương tự như cửa CO và cửa SO, loại thang này cũng sử dụng chung kích thước tiêu chuẩn như đã đề cập phía trên.
Ngoài ra, tất cả các cửa thang từ 1000Kg trở xuống đều sử dụng chung kích thước lần lượt cho chiều cao cabin và chiều cao cửa thang đó là 2300mm và 2100mm.
>> Xem thêm: So sánh thang máy cửa mở tự động và thang máy cửa mở tay
5.Một số loại cửa thang đặc biệt khác
Ngoài 3 dòng thang có cửa CO, SO và MO thông dụng như trên, ta còn có các dòng thang máy chỉ phục vụ đặc biệt cho việc tải hàng, tải thực phẩm như cửa mở 4 cánh từ tâm 2CO, cửa mở 6 cánh từ tâm 3CO, cửa mở 4 cánh lùa về 1 phía 2SO, và cửa mở 6 cánh lòa về 1 phía 3SO.
Tuy nhiên, những dòng thang máy có cửa mở như trên lại thường áp dụng cho những chiếc thang có kích thước thang lớn, cấu trúc vận hành đặc biệt, nên thường không áp dụng phổ biến trên thị trường, chủ yếu phục vụ cho công nghiệp và các dịch vụ đặc thù của một ngành nào đó.
Chính vì thế nên Đông Đô sẽ xin phép các bạn không đề cập thêm ở đây. Nếu các bạn có nhu tìm hiểu hay mong muốn lắp đặt cho mình những chiếc thang tải hàng cỡ lớn và sử dụng những cửa thang này, hãy liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn kỹ thuật và tính toán các kích thước được chính xác hơn. Để đảm bảo thang máy sau khi lắp đặt được vận hành và sử dụng an toàn và êm ái.
>> Xem thêm: Top 9 mẫu cửa thang máy thường sử dụng phổ biến
MH
Thông tin về chúng tôi:
📞 Hotline: 086 504 3686
📍 Địa chỉ: LK 03-03, Khu Đô Thị Hinode Royal Park, Xã Kim Chung, Huyện Hoài Đức, Hà Nội
🌐 Theo dõi Đông Đô tại D.D-Omnichannel
Bình luận
Thêm bình luận