Lắp đặt thang máy tải hàng

Lắp đặt thang máy tải hàng

15-08-2023
2330 lượt xem

Cách tính công suất thang máy tải hàng

Công suất là một đơn vị đo lường công thực hiện được trong một thời gian nhất định. Áp dụng vào trường hợp của thang hàng, công suất được biểu thị qua số lượng điện tiêu thụ trong vòng 1 giờ của thang máy tải hàng. Vậy công suất là gì? Công suất của thang máy được tính thế nào? Nên dùng thiết bị thang máy có công suất lớn hay công suất nhỏ? Công suất của thang máy tải hàng phù hợp với công năng sử dụng là bao nhiêu? Đông Đô sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về công suất thang máy tải hàng trong bài viết dưới đây. Nội dung bài viết 1. Công suất thiết bị là gì? Đơn vị đo công suất thang tải hàng là gì? 2. Có bao nhiêu mức công suất thang hàng? Các mức tải trọng tương ứng là bao nhiêu? 3. Cách tính công suất thang máy tải hàng 4. Năm cách tiết kiệm điện khi sử dụng thang hàng 5. So sánh công suất thang hàng của các hãng thang máy nổi tiếng 6. Lựa chọn tủ điện phù hợp với mức công suất thế nào Thang máy tải hàng 1. Công suất thiết bị là gì? Đơn vị đo công suất thang tải hàng là gì? Công suất được định nghĩa là công thực hiện được trong một khoảng thời gian xác định. Khi quyết định mua/sử dụng một thiết bị điện bất kỳ, mọi người sẽ có thói quen tìm hiểu về công suất của thiết bị. Khi đó, công suất sẽ được hiểu như lượng điện năng tiêu thụ trong khoảng thời gian nhất định (thường được tính theo giờ) của thiết bị điện đang được xem xét. Lấy ví dụ một số thiết bị điện dân dụng có công suất như sau: Công suất của một bóng đèn tuýp led 1m2 là 36w Máy điều hòa có công suất 9000BTU/h sẽ tiêu thụ lượng điện tương đương 2637w/h Công suất bếp từ giao động trong khoảng từ 1000 - 2000w Công suất thiết bị là gì Dù trong nhà hay trong xưởng, trong công trình gia đình hay nhà máy, công suất sẽ là một trong những yếu tố được xét tới khi chủ đầu tư lựa chọn thiết bị. Và thang hàng cũng không phải ngoại lệ. Đối với thang máy tải hàng, công suất sẽ được tính theo đơn vị kwh, tương đương với số điện tiêu thụ khi vận hành đủ một giờ. Sản phẩm cơ điện này có rất nhiều thiết bị sử dụng điện như hệ thống đèn chiếu sáng, quạt thông gió, bảng hiển thị led trong cabin (COP), bảng hiển thị tầng ngoài cabin (LOP),... Tuy nhiên, hai thiết bị tiêu thụ điện năng chủ yếu trong khi vận hành thang hàng là máy kéo và tủ điện. Vậy công suất thang hàng được tính thế nào? Công suất được tính theo giá trị tổng mức công suất của máy kéo và tủ điện thang máy tải hàng hay là tính đơn lẻ? Cùng Đông Đô xem mức công suất thang hàng trong phần tiếp theo nhé. Công suất thang máy là bao nhiêu 2. Có bao nhiêu mức công suất thang hàng? Các mức tải trọng tương ứng là bao nhiêu? Thang hàng thường là thang tải trọng lớn, cần máy kéo có công suất thật khỏe để đảm bảo an toàn trong vận hành. Tuy nhiên trong thời gian gần đây thì công nghệ sản xuất máy kéo thang máy tải hàng đã được cải tiến nhiều. Do đó, với một số trường hợp thang tải hàng có kèm tải người, chủ đầu tư vẫn có thể sử dụng loại máy kéo không hộp số. Máy kéo không hộp số của thang máy tải hàng Máy kéo thang máy tải hàng và tủ điện vận hành là hai thiết bị riêng biệt và có các mức công suất khác nhau. Máy kéo thang hàng có các mức công suất từ 5.6kw, 7.0kw, 11.1kw, 19.4kw,... cho tới 27.7kw. Mức công suất tủ điện thang máy được thiết kế từ 7.5kw cho tới 35kw. Công suất tủ điện thang máy tải hàng bao giờ cũng sẽ lớn hơn mức công suất của máy kéo 15% để đảm bảo tủ luôn cung cấp đủ điện năng cho thang máy vận hành an toàn. Theo nhiều tài liệu, công suất của thang máy tải hàng thường được tính theo công suất của máy kéo. Vì thế, khi nói tới công suất máy kéo thì mọi người sẽ hiểu ngay đó là mức công suất tương ứng của thang máy tải hàng. Công suất của thang máy sẽ quyết định tải trọng và tốc độ tối đa của thiết bị. Tuy nhiên với đặc thù của thang máy tải hàng là luôn chở đủ tải và vận hành liên tục, nên công suất thiết bị sẽ phản ánh cả tuổi thọ của thiết bị nữa. Dưới đây là bảng liệt kê chi tiết công suất máy kéo và các mức tải trọng, tốc độ tương ứng của thang máy tải hàng: Loại máy kéo cho thang tải hàng kèm tải người Công suất (kw) Tốc độ tối đa (m/s) Tải trọng tối đa (kg) Kích thước cabin tối đa (mm * mm) Máy kéo không hộp số FK500 5.6 0.5 1600 1900 * 2000 7.0 0.63 1600 1900 * 2000 11.1 1.0 1600 1900 * 2000 16.6 1.5 1600 1900 * 2000 22.1 1.6 2000 2100 * 2300 27.6 2.0 2000 2100 * 2300 Máy kéo có hộp số SYJF-2000 11 1.0 1000 1600 * 1800 15 0.63 2000 2100 * 2300 Máy kéo có hộp số SYJF-3000 18.5 1 1600 1900 * 2000 18.5 0.5 3200 2200 * 2500 Máy kéo có hộp số SYJF-310 22 0.5 5000 2400 * 2700 Máy kéo có hộp số SYJ300 25 0.5 4000 2300 * 2500 25 0.25 8000 2500 * 3000 3. Cách tính công suất thang máy tải hàng Theo chuyên trang về toán học, các cách tính công suất có thể kể đến như sau: Cách tính công suất cơ học: Cách tính công suất cơ học Đối với chuyển động đều, có khoảng thời gian “t” và khoảng cách “s” được xác định, vật chuyển động với vận tốc ghi nhận được = v và được tác dụng lực F, thì công thức tính công suất P sẽ là: Cách tính công suất chuyển động đều Cách tính công suất tiêu thụ điện: Cách tính công suất tiêu thụ điện Trong đó: P: công suất của mạch điện xoay chiều (W). U: điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mạch điện xoay chiều (V). I: cường độ hiệu dụng trong mạch điện xoay chiều (A). cos φ: hệ số công suất của đoạn mạch xoay chiều. Đối với thang máy, công suất của thang máy được tính bằng công suất thiết kế của máy kéo thang máy. Trong trường hợp của thang máy tải hàng, công suất tiêu thụ điện có thể được quy đổi tương đương với lượng điện tiêu thụ của thang máy tải hàng trong quá trình vận hành. Trong các công trình tư nhân, chi phí sử dụng thang máy gia đình rất rẻ. Nếu nhìn theo công suất thiết kế của thang máy (VD 5,6kwh) thì dường như thang máy sẽ là thiết bị “ngốn” nhiều điện nhất khi so với công suất điều hòa (chỉ khoảng 0,9kwh), công suất tủ lạnh (2,4kwh) hay công suất máy bơm (khoảng 0,1-0,3kwh). Tuy nhiên khi xét trên thực tế, thang máy lại là một trong những thiết bị ít tiêu thụ điện nhất trong nhà. Gia đình nào sử dụng nhiều thì mỗi tháng cũng chỉ tốn khoảng 350.000 - 450.000 VNĐ/tháng. Trong các công trình nhà xưởng, trường học, bệnh viện có rất nhiều thiết bị sử dụng động cơ điện có công suất lớn nên việc áng chừng lượng điện tiêu thụ sẽ khá khó khăn. Do đó lượng điện tiêu thụ của thang máy tải hàng nên được tính theo công thức. Từ những thông số theo thiết kế của thang máy tải hàng, ta sẽ hình thành được công thức tính công suất tiêu thụ điện của thang hàng như sau: Cách tính công suất thang máy tải hàng Trong đó: P: Công suất tiêu thụ điện của thang máy tải hàng St: Số lần khởi động thang máy J: Chiều cao hành trình thang máy Po: Công suất thiết kế của máy kéo thang hàng Sp: Tốc độ thang máy tối đa theo thiết kế Ví dụ: Thang máy tải hàng được lắp đặt trong công trình nhà xưởng cao 10m. Công trình sử dụng máy kéo có công suất 5.6kwh, tốc độ tối đa là 0.5m/s. Giả sử trường hợp thang vận hành khoảng 100 lần/ngày. Theo công thức ở trên, ngày hôm đó thang máy tải hàng sẽ tiêu thụ khoảng 3 số điện. Các thiết bị điện trong nhà có mức công suất khác nhau 4. Năm cách tiết kiệm điện khi sử dụng thang hàng Mặc dù thang máy tải hàng rất tiết kiệm điện, nhưng không vì thế mà chúng ta dùng không có kế hoạch dẫn đến hoang phí điện năng. Trong đợt đầu cao điểm mùa hè, tình trạng thiếu điện xảy ra ở nhiều địa phương trên cả nước. Ở ngay thủ đô Hà Nội, EVN thành phố cũng phải thực hiện lịch cắt điện luân phiên để đảm bảo lượng điện sử dụng trong những giờ cao điểm. Để kiểm soát tình hình này, Chính phủ đã phát động chiến dịch tiết kiệm điện để giảm thiểu nguy cơ thiếu điện ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh. Do đó, trong mỗi đơn vị sự nghiệp, nhà xưởng, nhà máy có lắp đặt thang hàng hoặc thang máy tải hàng kèm tải người, cần lưu ý sử dụng thang máy đúng cách để tiết kiệm điện cũng như duy trì thang máy luôn bền bỉ và ổn định. Dưới đây là 5 cách tiết kiệm điện khi sử dụng thang hàng: Lựa chọn thang máy phù hợp với nhu cầu, thiết kế công trình Sử dụng sản phẩm thang máy tải hàng chính hãng Chở hàng đúng trọng tải quy định, đóng gói vận chuyển đúng quy cách Bảo trì, bảo dưỡng thang máy thường xuyên Thay thế, sửa chữa thang máy, thay thế linh kiện thang máy kịp thời. Tuổi thọ thiết bị cũng sẽ ảnh hưởng tới khả năng vận hành thang hàng Cách tiết kiệm điện khi sử dụng thang máy tải hàng 5. So sánh công suất thang hàng của các hãng thang máy nổi tiếng Mỗi hãng sẽ thiết kế nhiều loại máy kéo thang máy tải hàng với các mức công suất khác nhau. Tùy thuộc vào thiết kế công trình, mục đích sử dụng, hàng hóa chuyên chở mà bên đơn vị thang máy sẽ tư vấn lựa chọn loại máy kéo cho phù hợp. Dưới đây là bảng so sánh máy kéo thang hàng các hãng để mọi người tham khảo: Hãng Fuji FK500 Mitsubishi F-1500-2S Hyundai Kone GW15 TKE Công suất 5.6 kw 13 kw 15 kw 16 kw 18 kw Tải trọng tối đa 1600 kg 1500 kg 1500 kg 1500 kg 1800 kg Tốc độ tối đa 0.5 m/s 1 m/s 1 m/s 0.5 m/s 1 m/s 6. Lựa chọn tủ điện phù hợp với mức công suất thế nào Tủ điện thường được yêu cầu có công suất thiết kế lớn hơn của máy kéo từ 15 - 25%. Đây là yêu cầu tiên quyết trước khi lựa chọn tủ điện để đảm bảo thang máy vận hành đúng kỹ thuật, an toàn, bền bỉ. Cách lựa chọn tủ điện thang máy Để được tư vấn sử dụng loại tủ điện thang hàng phù hợp với máy kéo và để lựa chọn, tính toán công suất thang máy tải hàng phù hợp, Quý chủ thầu nên tìm tới sự tư vấn từ những đơn vị chuyên lắp đặt thang máy tải hàng chất lượng. Tự hào là đơn vị chuyên lắp đặt thang máy tải khách kèm tải hàng, thang máy tải hàng, thang thực phẩm, Đông Đô luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng lựa chọn thang máy tối ưu nhất cho công trình. Lựa chọn công ty lắp đặt thang hàng uy tín >> Xem thêm: Báo giá lắp đặt thang tải hàng 1000-5000Kg mới nhất Thông tin về chúng tôi: 📞 Hotline: 086 504 3686 📍 Địa chỉ: LK 03-03, Khu Đô Thị Hinode Royal Park, Xã Kim Chung, Huyện Hoài Đức, Hà Nội 🌐 Theo dõi Đông Đô tại D.D-Omnichannel

Đọc tiếp
02-08-2023
1284 lượt xem

Quy trình lắp đặt thang máy tải hàng đúng kỹ thuật

Quy trình lắp đặt thang máy tải hàng đúng kỹ thuật như thế nào? Kỹ sư đã có 10 năm kinh nghiệm lắp đặt thang máy tải khách thì có gặp khó khăn gì khi chuyển sang lắp thang máy tải hàng không? Quy trình lắp đặt thang máy tải hàng Nếu xét về góc độ kỹ thuật, thang máy tải hàng có cấu trúc giống tới 90% thang máy tải khách. Nhưng việc lắp đặt thang máy tải hàng sẽ gây nhiều khó khăn hơn cho kỹ sư thang máy. Vậy đó là những khó khăn gì? Trong khuôn khổ bài viết này, Thang máy Đông Đô sẽ cho mọi người nắm được về quy trình lắp thang hàng. Đối tượng chính của bài viết sẽ là các chuyên viên kỹ thuật thang máy, Đông Đô sẽ hướng dẫn chi tiết cho các kỹ sư mới bắt đầu triển khai lắp thang hàng có thể năm được quy trình lắp đặt thang máy tải hàng đúng kỹ thuật. Nếu kỹ sư nào đã có kinh nghiệm vui lòng góp ý thêm để bài viết có thể đầy đủ hơn hoặc có thể bỏ qua bài viết nếu các anh, các bác đã nắm vững thông tin. Thang máy Đông Đô xin cảm ơn. Xem thêm: Bạn Muốn Lắp Đặt Thang Máy Tải Hàng? Hãy Lưu Ý 06 Câu Hỏi Sau  Nội dung bài viết 1. Những khó khăn khi lắp đặt thang máy tải hàng 2. Kiểm tra lại vị trí lắp đặt thang máy trên bản vẽ 3. Kiểm tra lại bản vẽ lắp đặt thang hàng 4. Kiểm tra chất lượng, nguồn gốc thiết bị thang hàng 5. Chuyển hàng vào vị trí và dán cảnh báo các tầng 6. 6 bước lắp đặt thang hàng đúng kỹ thuật 6.1. Lắp đặt sàn thao tác 6.2. Lắp đặt máy kéo, tủ điện, cáp gov 6.3. Lắp đặt hệ thống ray 6.4. Lắp đặt đối trọng, cabin, cửa tầng, thả cáp 6.5. Vận hành điện và hiệu chỉnh thang máy tải hàng đúng kỹ thuật 6.6. Kiểm định và bàn giao thang máy tải hàng Nhận tư vấn lắp đặt thang hàng trực tiếp từ Thang máy Đông Đô 1. Những khó khăn khi lắp đặt thang máy tải hàng OH thang máy tải hàng rất cao Trước hết để dễ hình dung và so sánh về chiều cao phòng máy của thang máy tải khách và thang máy tải hàng, Đông Đô sẽ nhắc lại một chút về chiều cao phòng máy của thang tải khách đã được nhắc đến trong bài 03 Kinh Nghiệm Xây Dựng Phòng Máy Thang Máy Chuẩn. Trong bài viết này, Đông Đô đã đưa ra kích thước tiêu chuẩn với thang có phòng máy là 2000x3200x1800mm (rộng x dài x cao), trong khi đó chiều cao của thang không phòng máy có thể chỉ rơi vào khoảng 1000mm. OH thang máy tải hàng Còn với thang máy tải hàng, chiều cao của phòng máy tối thiểu phải 1600 - 1700mm. Tại một số công trình, chiều cao phòng máy có thể lên tới 2200mm. Lý giải về việc phòng máy thang hàng phải cao như vậy bởi kích thước máy kéo (motor) của thang hàng lớn, thường rơi vào khoảng 800 - 1200mm. Ngoài ra thì cũng cần phải tăng cường thêm 3 - 5 thanh thép hình H làm đà đặt máy, tăng khả năng chịu lực, nên chiều cao lại càng phải tăng lên. Do đó, OH của thang máy tải hàng cũng sẽ có độ cao tương ứng từ 4600 - 5500mm tùy công trình. Yêu cầu chống thấm khắt khe Tương tự như việc chống thấm cho hố thang máy tải khách, đây cũng là công việc bắt buộc khi thi công hố thang máy tải hàng. Tuy nhiên việc chống thấm cho hố thang máy tải hàng được yêu cầu khắt khe hơn rất nhiều. Bởi vì các nhà xưởng thường được xây dựng trên nền đất nông nghiệp, canh tác lâu năm, hay đất ao hồ san lấp nên đất sẽ rất ẩm và yếu. Mà hố thang máy tải hàng lại là hạng mục nằm sâu dưới lòng đất, chịu nhiều tác động từ các yếu tố khác nhau, đặc biệt là mạch nước ngầm tại khu vực. Nên việc xử lý chống thấm theo nhiều bước là yêu cầu bắt buộc để tránh bị dột và ngấm nước gây hư hại tới thiết bị thang máy tải hàng đắt tiền. Chống thấm hố PIT thang máy tải hàng Trọng tải của thiết bị rất lớn Trung bình một chiếc máy kéo của thang hàng sẽ nặng hơn máy kéo của thang khách từ 1,5 - 2 lần. Có trường hợp máy kéo nặng gấp 3 - 5 lần tùy vào trọng tải quy định của thang máy. Hiểu đơn giản thì thang tải khách có tải trọng bao nhiêu thì các thiết bị như máy kéo, cabin, đối trọng cũng sẽ có trọng tải bấy nhiêu. Dẫn tới trường hợp của thang hàng, có khi tải trọng lên tới 5 tấn thì các thiết bị khác cũng sẽ phải có trọng tải tương tự. Do đó, kỹ sư thang máy cần tính toán thật kỹ lưỡng khi thi công lắp đặt thang máy tải hàng. 2. Kiểm tra lại vị trí lắp đặt thang máy trên bản vẽ Sau khi đã xác định và khắc phục khó khăn khi lắp đặt thang máy tải hàng. Kỹ sư thang máy sẽ tiến hành lần lượt các bước lắp thang hàng theo tiêu chuẩn. Bắt đầu với bước “Kiểm tra vị trí lắp đặt thang máy tải hàng” trên bản vẽ thiết kế của công trình. Bản vẽ công trình có thang máy tải hàng Tại bước này, kỹ sư sẽ xác định xem hố thang đã được đặt đúng vị trí chưa. Kích thước hố thang có đúng như trên bản vẽ không, độ sai số là bao nhiêu? Đối chiếu lại TCVN 6395-1998, kiểm tra xem hố thang đã bằng phẳng, khô ráo chưa? Hố thang có đủ hệ thống điện, đèn, lối lên xuống an toàn chưa? Vẫn chiếu theo TCVN 6395-1998, các kỹ sư thang máy sẽ phải kiểm tra độ thẳng đứng của hố thang theo phương pháp thả rọi. Độ sai lệch kích thước được chấp nhận như sau: +25 mm đối với giếng thang đến 30 m; +35 mm đối với giếng thang từ trên 30 m đến 60 m; +50 mm đối với giếng thang từ trên 60 m đến 90 m; Như vậy với các công trình nhà xưởng, khu công nghiệp, hố thang máy tải hàng sẽ không được lệch quá 25mm so với bản vẽ thiết kế. Sau khi đã kiểm tra đầy đủ vị trí lắp đặt thang máy tải hàng, chúng ta sẽ cùng qua bước 2. 3. Kiểm tra lại bản vẽ lắp đặt thang hàng Trong bài Hướng dẫn cách đọc bản vẽ thang hàng sao cho đúng, Đông Đô đã đề cập tới tầm quan trọng của việc đọc bản vẽ thang hàng trước khi lắp đặt. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với mọi kỹ sư thang máy, kể cả những kỹ sư đã có nhiều năm lắp đặt thang máy tải khách cũng không được chủ quan. Do đó, đọc kỹ bản vẽ đóng vai trò rất lớn trong quá trình triển khai lắp đặt thang hàng theo tiêu chuẩn. Mọi người có thể tải miễn phí bản vẽ lắp đặt thang máy tải hàng tại đây. Bản vẽ thang máy tải hàng 4. Kiểm tra chất lượng, nguồn gốc thiết bị thang hàng Khi hàng thang máy được chuyển tới công trình, các kỹ sư sẽ phải đồng kiểm cùng với bộ phận nhập hàng để đảm bảo hàng hóa được nhập đúng theo hợp đồng. Để đảm bảo hàng hóa đúng chất lượng, đơn vị bán thang máy tải hàng sẽ cần cung cấp được những giấy tờ chứng minh nguồn gốc hàng hóa sau đây: Tờ khai hải quan Bảng kê đóng gói hàng hóa chi tiết Giấy chứng nhận xuất sứ hàng hóa (CO) Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa (CQ) Thông số kỹ thuật thang máy Về hàng thang máy tải hàng 5. Chuyển hàng vào vị trí và dán cảnh báo các tầng Sau bước kiểm tra hàng hóa thang máy, đội ngũ kỹ thuật viên sẽ cần chuyển hàng vào đúng vị trí đã xác định, gần với hố thang máy. Sau đó sẽ chia các thiết bị thang máy tới từng tầng để thuận tiện cho quá trình lắp đặt thang hàng. Trước khi tiến hành công việc, cần dán cảnh báo tại các tầng để đảm bảo an toàn cho mọi người trong công trình. 6. 6 bước lắp đặt thang hàng đúng kỹ thuật Đây là giai đoạn quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và an toàn của thang máy tải hàng. Các bước lắp đặt thang hàng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật cần được tuân thủ chặt chẽ. Theo tiêu chuẩn của hiệp hội thang máy tải hàng, quy trình lắp đặt thang hàng tiêu chuẩn sẽ gồm 6 bước sau: 6.1. Lắp đặt sàn thao tác Sàn thao tác cần được lắp đầu tiên để các kỹ sư có thể đứng thoải mái và lắp đặt các bộ phận khác cho thuận tiện. 6.2. Lắp đặt máy kéo, tủ điện, cáp gov Tiếp đó là lắp đặt hệ thống phanh hãm an toàn bên dưới cabin thang máy và bộ khống chế vượt tốc (governor). Tiến hành kiểm tra, thử nghiệm độ ổn định và an toàn của hệ thống. Sau đó, các kỹ sư sẽ cần vận chuyển máy kéo và tủ điện bằng palang lên khu vực phòng máy để tiến hành lắp đặt. Vị trí máy kéo, pully, dầm gác máy sẽ cần được lắp đặt theo đúng bản vẽ thang máy. Tủ điều khiển cần được thiết lập thông số chuẩn theo thông số mà nhà máy đã cung cấp. QC lắp đặt thang máy tải hàng 6.3. Lắp đặt hệ thống ray Kỹ sư sẽ cần sử dụng palang điện để kéo ray vào và lắp đặt đúng theo vị trí trên bản vẽ lắp đặt thang hàng. Lắp ray dẫn hướng là bước quan trọng để đảm bảo thang máy di chuyển lên xuống mượt mà, êm ái, không rung lắc. 6.4. Lắp đặt đối trọng, cabin, cửa tầng, thả cáp Đối trọng sẽ cần được chất vào lần lượt, phù hợp với quá trình lắp đặt các thiết bị khác để tạo ra sự cân bằng và an toàn trong quá trình lắp đặt thang hàng. Tiếp theo là bước lắp cabin với các chi tiết như sàn cabin, thanh khung đứng, thanh giằng, khung trên. Sau khi các đồ cơ khí đã được đưa vào và lắp đặt hết trong hố thang thì sẽ tới bước lắp đặt cửa tầng. Bước lắp cửa tầng thang máy được yêu cầu như vậy để đảm bảo cửa tầng sẽ được giữ nguyên trạng cho tới khi bàn giao, không bị móp méo khi vận chuyển hàng thang máy lên xuống giữa các tầng. Cửa tầng sẽ được lắp lần lượt từ trên xuống dưới để đảm bảo độ chính xác và cân bằng. Ray và đối trọng thang hàng 6.5. Vận hành điện và hiệu chỉnh thang máy tải hàng đúng kỹ thuật Hệ thống dây điện được lắp đặt theo các bước: Lắp hệ thống dây điều khiển trên phòng máy Lắp hệ thống điều khiển và dây kết nối tín hiệu tại các tầng Lắp dây cáp tín hiệu trong hố thang Sau bước lắp dây điện, thang máy sẽ cần được chạy thử kiểm tra lỗi. Nếu phát sinh vấn đề, các kỹ sư điện thang máy sẽ hiệu chỉnh lại toàn bộ trước khi tới bước cuối cùng. 6.6. Kiểm định và bàn giao thang máy tải hàng Quá trình kiểm định thang máy sẽ được thực hiện bởi các trung tâm kiểm định chuyên trách được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp phép. Chỉ khi nào có giấy kiểm định thì thang máy mới được bàn giao và đưa vào hoạt động. Kiểm định thang máy tải hàng >> Xem thêm: Báo giá lắp đặt thang tải hàng 1000-5000Kg mới nhất Nhận tư vấn lắp đặt thang hàng trực tiếp từ Thang máy Đông Đô Lựa chọn đơn vị lắp đặt thang máy tải hàng uy tín là yếu tố đầu tiên đảm bảo việc lắp đặt thang hàng diễn ra đúng quy chuẩn kỹ thuật cũng như đảm bảo an toàn cho thiết bị và người sử dụng. Tự hào là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong việc cung cấp và lắp đặt thang máy tải hàng trên thị trường. Đông Đô rất hân hạnh khi được đồng hành cùng Quý Chủ đầu tư, các khu công nghiệp, nhà xưởng trong quá trình thiết kế, xây dựng hố thang máy. Chúng tôi hi vọng có thể đem tới những sản phẩm thang máy tải hàng chất lượng nhất để giúp Quý Doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn vốn và phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Công ty lắp đặt thang máy tải hàng uy tín >> Xem thêm: Lắp đặt thang máy tải hàng chính hãng uy tín tại Miền Bắc  Thông tin về chúng tôi: 📞 Hotline: 086 504 3686 📍 Địa chỉ: LK 03-03, Khu Đô Thị Hinode Royal Park, Xã Kim Chung, Huyện Hoài Đức, Hà Nội 🌐 Theo dõi Đông Đô tại D.D-Omnichannel

Đọc tiếp
12-07-2023
2606 lượt xem

Tải miễn phí bản vẽ lắp đặt thang máy tải hàng

Lắp đặt bất kỳ thiết bị thang máy nào cũng đều cần có bản vẽ lắp đặt. Ngay cả khi kỹ thuật viên thang máy đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lắp đặt thang máy thì chắc chắn vẫn cần xem bản vẽ khi lắp đặt thang máy tải hàng. Trong bài viết này, Đông Đô sẽ cung cấp bản vẽ lắp đặt thang máy tải hàng mới nhất và hướng dẫn đọc bản vẽ lắp đặt thang hàng chi tiết nhất. Nội dung bài viết 1. Thang máy tải hàng là gì? Có mấy loại thang máy tải hàng? 2. Tổng quan về bản vẽ lắp đặt thang máy tải hàng 3. 5 sự khác nhau cơ bản giữa bản vẽ thang máy tải hàng và bản vẽ thang máy tải khách 4. Hướng dẫn cách đọc bản vẽ thang máy tải hàng sao cho đúng 5. Tải bản vẽ lắp đặt miễn phí 6. Đơn vị lắp đặt thang máy tải hàng uy tín 1. Thang máy tải hàng là gì? Có mấy loại thang máy tải hàng? Thang máy tải hàng là một thiết bị cơ khí tự động hóa được sử dụng để vận chuyển hàng hóa từ một tầng của một tòa nhà hoặc kho lên các tầng khác trong cùng một tòa nhà. Thang máy này được thiết kế đặc biệt để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa nặng với kích thước lớn hoặc không thể vận chuyển bằng tay. Thang máy tải hàng thường bao gồm hệ truyền động (motor hoặc thủy lực) với cabin buồng kín hoặc buồng thang hở với các thanh chắn, cửa an toàn và các thiết bị kỹ thuật khác để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Thang máy tải hàng công nghiệp Thang máy tải hàng thường được sử dụng trong các kho, xưởng công nghiệp, cửa hàng, nhà hàng, siêu thị và hầm chứa để giảm thời gian và công sức vận chuyển hàng hóa. Thiết bị này giúp tăng hiệu suất làm việc và giảm nguy cơ bị thương tích từ việc vận chuyển bằng tay.Sự tiện ích và hiệu quả của thang máy tải hàng đã làm tăng nhu cầu sử dụng tại nhiều công ty, tổ chức và trở thành một phần quan trọng trong hệ thống vận chuyển và logistic hiện đại. Có nhiều loại thang máy tải hàng được sử dụng trong các công trình nhà hàng, siêu thị, công nghiệp, kho, nhà xưởng. Dựa trên mục đích sử dụng, có thể phân ra một số loại thang máy tải hàng như: Thang máy tải thực phẩm: được sử dụng trong trường học, cơ quan, nhà hàng, cơ sở sản xuất-chế biến thực phẩm Thang máy tải thực phẩm Thang máy tải hàng kèm tải người: được dùng trong các cửa hàng, kho, xưởng, nhà máy Thang máy tải hàng công nghiệp, hóa chất: chuyên dùng cho các cơ sở nghiên cứu, chế tạo sản phẩm có hại với sức khỏe con người, có sẵn băng chuyền để di chuyển hàng hóa ra vào cabin Xem thêm: Thang Máy Tải Hàng Trọng Tải 300 – 1000 Kg Không Chở Người Thang tời hàng: được dùng để vận chuyển hàng hóa các cỡ, loại thang này đơn giản chỉ có sàn thang và vách bằng khung sắt, thiếu các thiết bị an toàn cơ bản, không được phép chở người Thang tời hàng Thang máy tải oto: thang máy cỡ lớn, được dùng tại một số gara oto trong nội thành, bị hạn chế đường dẫn ra vào bãi xe Thang tải ô tô Những loại thang máy tải hàng này đã giúp tối ưu hóa quy trình vận chuyển hàng hóa và nâng cao hiệu suất làm việc trong các ngành công nghiệp và thương mại. Chúng là một phần không thể thiếu trong các công trình xây dựng và hoạt động kinh doanh hiện đại. >> Xem thêm: Các loại thang máy tải hàng phổ biến hiện nay 2. Tổng quan về bản vẽ lắp đặt thang máy tải hàng Bản vẽ lắp đặt thang máy tải hàng là một tài liệu quan trọng trong việc thiết kế, xây dựng và lắp đặt thang máy tải hàng trong các công trình như nhà kho, nhà xưởng hoặc các tòa nhà công nghiệp. Bản vẽ này thường bao gồm chi tiết về các phần chính, vị trí và kích thước của thang máy, cung cấp một hướng dẫn chi tiết cho việc lắp đặt thang máy tải hàng. Bản vẽ thang máy tải hàng Bản vẽ lắp đặt thang máy tải hàng thường bao gồm các yếu tố sau: Thông tin về tòa nhà: Bản vẽ sẽ cung cấp thông tin về tòa nhà như kích thước, mục đích sử dụng, vị trí xây dựng, số tầng và các yếu tố khác liên quan đến việc lắp đặt thang máy tải hàng. Vị trí và kích thước của thang máy: Bản vẽ sẽ chỉ ra vị trí chính xác của thang máy trong tòa nhà, bao gồm cả vị trí của các cửa và hướng di chuyển của thang máy. Nó cũng cung cấp các kích thước chi tiết của thang máy để đảm bảo rằng nó phù hợp với không gian có sẵn trong tòa nhà. Hệ thống động cơ và điện: Bản vẽ còn cung cấp thông tin chi tiết về hệ thống động cơ và điện của thang máy, bao gồm các vật liệu, động cơ, bộ truyền động, hệ thống dẫn đường và các linh kiện điện khác. Bảo vệ và an toàn: Bản vẽ cũng chú trọng vào các biện pháp bảo vệ và an toàn, bao gồm các thiết bị cảm biến, hệ thống tiếp đất và các quy định an toàn khác để đảm bảo một môi trường làm việc an toàn cho người sử dụng và người điều khiển thang máy. Chi tiết kỹ thuật: Bản vẽ cung cấp các chi tiết kỹ thuật về cấu trúc và lắp đặt của thang máy, bao gồm các thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng, phụ kiện và các yếu tố khác liên quan đến việc lắp đặt thang máy. Bản vẽ lắp đặt thang máy tải hàng giúp cho các kỹ sư và nhà thiết kế có thể nắm rõ kiến trúc và yêu cầu kỹ thuật của hệ thống thang máy. Nó cũng là tài liệu tham khảo quan trọng cho các nhà thầu và công nhân trong quá trình lắp đặt và bảo trì thang máy tải hàng. 3. 5 sự khác nhau cơ bản giữa bản vẽ thang máy tải hàng và bản vẽ thang máy tải khách 5 điểm khác nhau trên bản vẽ 2 loại thang máy Thang máy tải khách Thang máy tải hàng Độ dày đáy hố PIT Đáy hố PIT dày 200 - 250mm. Chống thấm đầy đủ để khoan sâu ±100mm không thấm nước Đáy hố PIT dày 250 - 350mm. Chống thấm đầy đủ để khoan sâu ±150mm không thấm nước Phương án bố trí ray cabin 2 ray 4 ray Phương án bố trí pully 03-04 pulley - 02 pulley cabin - 01-02 pulley đối trọng 09 pulley - 02 pulley đối trọng - 01 pulley bệ máy - 04 pulley cabin - 02 pulley phụ cabin Thông số móc treo ɸ14 - 16 > ɸ18 Thông số cửa thang máy tải hàng Mở tim CO Mở tim 2CO, 3CO, sắt xếp, mở lùa,…   Bản vẽ bố trí pully thang hàng Bản vẽ thang máy tải khách 4. Hướng dẫn cách đọc bản vẽ thang máy tải hàng sao cho đúng Thang hàng có đặc điểm rất khác so với thang máy tải khách. Do đó, để lắp đặt thang máy tải hàng an toàn, kỹ sư thang máy cũng cần phải đọc hiểu tốt bản vẽ lắp đặt thang hàng. Dưới đây là các bước hướng dẫn lắp đặt thang máy tải hàng đúng kỹ thuật: Đặc tính kỹ thuật thang hàng Cần đọc đúng bảng đặc tính kỹ thuật để kiểm tra xem thang hàng sắp lắp có tải trọng thế nào, sử dụng loại thang gì, đặc điểm máy kéo thang hàng ra sao,... Kiểm tra kỹ hố thang, hố pit, nguồn điện xem đúng theo bản vẽ thiết kế chưa Đọc bản vẽ mặt ngang hố thang, bản vẽ bố trí pully, bản vẽ đặt bệ máy, gác máy, đối trọng,... Kiểm tra hệ thống móc treo thang máy Kiểm tra cửa chờ thô, bản vẽ mặt cắt cửa Đọc bản vẽ thả chì Đọc bản vẽ đặt bo đối trọng Đọc bản vẽ bassket và cụm buffer đối trọng Đọc bản vẽ dầm dưới Đọc bản vẽ dầm trên Đọc bản vẽ gióng cabin và gióng đối trọng 5. Tải bản vẽ lắp đặt miễn phí Để lắp được thang máy tải hàng, trước hết kỹ sư lắp đặt thang máy cần đạt được một trong hai yêu cầu sau: Có từ 5 năm kinh nghiệm trở lên trong công việc lắp đặt thang máy tải khách Đã lắp đặt được trên 200 cây thang máy tải khách Tùy theo điều kiện nào đến trước, chỉ cần đạt được 1 trong 2 điều kiện thì kỹ sư thang máy sẽ có thể tiến hành công việc lắp đặt thang máy tải hàng an toàn. Ngoài ra, để lắp đặt thang máy tải hàng chuẩn xác, kỹ sư cần có bản vẽ chuẩn từ nhà máy. Đây là tài liệu hiếm, chỉ có những đơn vị được ủy quyền lắp đặt thang máy tải hàng mới được cấp. Mỗi công trình sẽ có một bản vẽ lắp đặt thang máy tải hàng khác nhau. Sau nhiều năm thi công lắp đặt thang máy tải hàng, Đông Đô đã phác thảo ra được một bản vẽ mẫu để đội ngũ kỹ sư lắp đặt thang máy tham khảo. Đường dẫn tải bản vẽ lắp đặt thang máy tải hàng miễn phí được gắn tại đây. Bản vẽ thang máy tải oto mẫu 6. Đơn vị lắp đặt thang máy tải hàng uy tín Hiện nay, Việt Nam đang là điểm đến ưa thích của các doanh nghiệp nước ngoài với minh chứng là số vốn FDI đổ vào Việt Nam trong nửa đầu năm 2023 vẫn rất tích cực dù cho khó khăn hậu covid vẫn được ghi nhận. Theo báo Nhân Dân, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt gần 14 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm, bằng 95,7% so với cùng kì. Kéo theo đó là nhu cầu xây dựng nhà máy, khu công nghiệp, cụm công nghiệp có lắp đặt thang máy tải hàng cũng gia tăng. Tuy nhiên, việc lựa chọn nhà thầu thang máy lại là vấn đề cực kỳ đau đầu với các chủ đầu tư. Nhưng Thang máy Đông Đô đã có mặt để giải quyết vấn đề này. Để được tư vấn và lắp đặt thang máy tải hàng uy tín, vui lòng liên hệ Thang máy Đông Đô. Với hơn 10 năm kinh nghiệm, chúng tôi tự tin có thể đem tới giải pháp thang máy tải hàng tối ưu nhất cho mọi khách hàng. Xem thêm: Dịch vụ lắp đặt thang máy tải hàng công nghiệp - Thang máy Đông Đô Dự án lắp đặt 2 thang máy tải hàng tải trọng 1500kg và 1000kg cho nhà máy PEGATRON - Vsip Hải Phòng Lắp đặt thang máy tải hàng chính hãng uy tín tại Miền Bắc Báo giá lắp đặt thang tải hàng 1000-5000Kg mới nhất Thông tin về chúng tôi: 📞 Hotline: 086 504 3686 📍 Địa chỉ: LK 03-03, Khu Đô Thị Hinode Royal Park, Xã Kim Chung, Huyện Hoài Đức, Hà Nội 🌐 Theo dõi Đông Đô tại D.D-Omnichannel

Đọc tiếp
13-04-2022
2763 lượt xem

Thông Tin Chi Tiết Về Thang Máy Tải Hàng Theo Tải Trọng

Thang máy tải hàng với chức năng chính là chuyên chở hàng hóa được sử dụng phổ biến ở nhà nhiều công trình nhà cao tầng, khu công nghiệp, nhà hàng, trường học. Tùy theo mục đích và nhu cầu sử dụng thang máy tải hàng được lựa chọn theo tải trọng khác nhau. Tại bài viết này Thang máy Đông Đô sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về thang máy tải hàng theo tải trọng. Thông tin bài viết Tính năng vượt trội của thang máy tải hàng Fuji Thông số thang máy tải hàng theo tải trọng Thang máy tải hàng tải trọng 750kg Thang may tải hàng tải trọng 1000kg Thang máy tải hàng tải trọng 1500kg Thang máy tải hàng tải trọng 2000kg Thang máy tải hàng tải trọng 2500kg Thang máy tải hàng tải trọng 3000kg Bảng giá thang máy tải hàng theo tải trọng Tính năng vượt trội của thang máy tải hàng Fuji Thang máy tải hàng là thiết bị chuyên chở với tính an toàn và siêu tiện lợi. Với các công trình kinh doanh, sản xuất việc sử dụng thang máy tải hàng đem lại hiệu quả cao. Thang máy tải hàng Fuji với thiết kế độ rộng cabin tuyệt đối, vận hành mạnh mẽ, năng lực vận tải hàng hóa tối ưu: Thang máy tải hàng Fuji sử dụng công nghệ biến đổi vô cấp biến đổi tốc độ VVVF  Vận hành chính xác, êm ái Tải hàng chắc chắn, ổn định lên tới tải trọng 3 tấn Tiết kiệm hơn 20% lượng điện tiêu thụ so với các dòng thang máy thông thường Chất liệu sản phẩm đáp ứng điều kiện làm việc khắc nghiệt Thiết kế sản phẩm phù hợp với nhiều cơ sở hạ tầng: Nhà máy, kho bãi, thư viện, trường học… Dịch vụ bảo trì bảo dưỡng của Fuji luôn dẫn đầu về chất lượng và hậu mãi. Thang máy tải hàng Fuji với công nghệ kéo vượt trội, đảm bảo khả năng vận chuyển hàng hóa cực tốt Thông số thang máy tải hàng theo tải trọng Thang máy tải hàng được phân loại theo tải trọng với chi tiết thông số như sau: Thang máy tải hàng tải trọng 750kg Thang máy tải hàng tải trọng 750kg được ứng dụng lắp đặt nhiều với các công trình thang máy như shophouse, chung cư cao tầng chuyên chở hàng hóa: Nước, tủ, đồ, thiết bị lớn.. Thông số kỹ thuật:  Trọng tải: 750 kg Tốc độ: 30m/min; 60m/min  Số điểm dừng: Theo thực tế Vận hành: Đơn  Hệ điều khiển: FUJI, Mitsubishi, Thyssenkrupp Nguồn điện 3 phase 380V và 01 Aptomat - 3 pha Thang máy loại: Có phòng máy; Không phòng máy; Có người đi; Không người đi Kích thước cửa cabin: 1100 x 2100 Kích thước cửa: 1300 x 2300 Kích thước giếng thang máy: 2200 x 2900 x OH: 4500 x PIT 1400  Kích thước phòng máy: 3000 x 4000 x 2500 Thang may tải hàng tải trọng 1000kg Với thang máy tải hàng tải trọng 1000kg được ứng dụng lắp đặt cho công trình như xí nghiệp vừa, nhà chung cư có mật độ cao trên 12 tầng; kho xưởng quần áo, giày dép quy mô vừa và lớn… Thông số kỹ thuật: Trọng tải: 1000 kg Tốc độ: 30m/min; 60m/min  Số điểm dừng: Theo thực tế Vận hành: Đơn  Hệ điều khiển: FUJI, Mitsubishi, Thyssenkrupp, Hyundai Nguồn điện 3 phase 380V và 01 Aptomat - 3 pha Kích thước cửa cabin: 1400 x 2100 Kích thước cửa: 1700 x 2300 Kích thước giếng thang máy: 2600 x 2900 x OH: 4500 x PIT 1400  Kích thước phòng máy: 3000 x 4000 x 2500 Thang máy loại: Có phòng máy; Không phòng máy; Có người đi; Không người đi Thang máy tải hàng công nghiệp theo tải trọng Thang máy tải hàng tải trọng 1500kg Thang máy chở hàng tải trọng 1500kg ứng dụng lắp đặt cho các công trình nhà chung cư quy mô vừa và lớn có nhu cầu chuyển tải hàng hóa nặng, cồng kềnh; xí nghiệp, kho, xưởng chuyển đồ chuyên dụng (vải, thực phẩm, phụ kiện, thiết bị)... Thông số kỹ thuật: Trọng tải: 2000 kg Tốc độ: 30m/min; 45m/min;   Số điểm dừng: Theo thực tế Vận hành: Đơn  Hệ điều khiển: FUJI, Mitsubishi, Thyssenkrupp, Hyundai Nguồn điện 3 phase 380V và 01 Aptomat - 3 pha Thang máy loại: Có phòng máy; Không phòng máy; Có người đi; Không người đi Kích thước cửa cabin: 2200 x 2100 Kích thước cửa: 2200 x 2400 Kích thước giếng thang máy: 3300 x 3000 x OH: 4500 x PIT 1650  Kích thước phòng máy: 3000 x 4000 x 2500 Thang máy tải hàng tải trọng 2000kg Thang máy tải hàng tải trọng 2000kg phù hợp lắp đặt với các công trình công nghiệp, xưởng cao tầng có công suất lớn, xí nghiệp quy mô rộng nhu cầu chuyển hàng hóa lớn làm thang chở ô tô… Thông số kỹ thuật: Trọng tải: 1500 kg Tốc độ: 30m/min; 45m/min;   Số điểm dừng: Theo thực tế Vận hành: Đơn  Hệ điều khiển: FUJI, Mitsubishi, Thyssenkrupp, Hyundai Nguồn điện 3 phase 380V và 01 Aptomat - 3 pha Thang máy loại: Có phòng máy; Không phòng máy; Có người đi; Không người đi Thang máy tải hàng công nghiệp Thang máy tải ô tô Kích thước cửa cabin: 2200 x 2100 Kích thước cửa: 2200 x 2800 Kích thước giếng thang máy: 3300 x 3400 x OH: 4500 x PIT 1650  Kích thước phòng máy: 3000 x 4000 x 2500 Kích thước cửa cabin: 2400 x 2100 Kích thước cửa: 2200 x 5200 Kích thước giếng thang máy: 3600 x 6000 x OH: 4600 x PIT 1500  Kích thước phòng máy: 5000 x 6000 x 2500   Thang máy tải hàng tải trọng 2500kg Thang máy tải hàng tải trọng 2500kg ứng dụng cho các công trình xưởng sản xuất lớn quy mô lớn, nhà xưởng chuyên chở cơ khí, điện, than, dầu, hàng hóa chuyên dụng, chở ô tô… Thông số kỹ thuật: Trọng tải: 2500 kg Tốc độ: 30m/min Số điểm dừng: Theo thực tế Vận hành: Đơn  Hệ điều khiển: FUJI, Mitsubishi, Thyssenkrupp, Hyundai Nguồn điện 3 phase 380V và 01 Aptomat - 3 pha Thang máy loại: Có phòng máy; Không phòng máy; Có người đi; Không người đi Thang máy tải hàng công nghiệp Thang máy tải ô tô Kích thước cửa cabin: 2500 x 2100 Kích thước cửa: 2500 x 3000 Kích thước giếng thang máy: 3600 x 3600 x OH: 4500 x PIT 1600  Kích thước phòng máy: 4000 x 5000 x 2500 Kích thước cửa cabin: 2800 x 2100 Kích thước cửa: 2800 x 6000 Kích thước giếng thang máy: 4000 x 6800 x OH: 4600 x PIT 1500  Kích thước phòng máy: 5000 x 6800 x 2500 Thang máy tải hàng tải trọng 3000kg Thang máy tải hàng tải trọng 3000kg phù hợp ứng dụng cho các xí nghiệp lớn với quy mô sản xuất cần đến thang máy tải hàng chuyên dụng: Gỗ, thực phẩm xuất khẩu, vải, thiết bị y tế, xuất nhập khẩu hàng hóa, thang máy ô tô…. Thông số kỹ thuật: Trọng tải: 2500 kg Tốc độ: 30m/min Số điểm dừng: Theo thực tế Vận hành: Đơn  Hệ điều khiển: FUJI, Mitsubishi, Thyssenkrupp, Hyundai Nguồn điện 3 phase 380V và 01 Aptomat - 3 pha Thang máy loại: Có phòng máy; Không phòng máy; Có người đi; Không người đi Kích thước cửa cabin: 2500 x 2100 Kích thước cửa: 2200 x 2400 Kích thước giếng thang máy: 3700 x 4000 x OH: 5000 x PIT 1550  Kích thước phòng máy: 3000 x 4000 x 2500 Thang máy tải hàng công nghiệp thiết kế theo nhu cầu thực tế đảm bảo mỹ quan và công năng sử dụng >> Xem thêm: Tài liệu tổng hợp, báo giá lắp đặt thang máy trọn gói mới nhất Bảng giá thang máy tải hàng theo tải trọng Qúy khách vui lòng liên hệ qua chatbox Zalo Thang máy Đông Đô để nhận báo giá chi tiết theo số tầng và tải trọng thang máy tải hàng. Thông tin về chúng tôi: 📞 Hotline: 086 504 3686 📍 Địa chỉ: LK 03-03, Khu Đô Thị Hinode Royal Park, Xã Kim Chung, Huyện Hoài Đức, Hà Nội 🌐 Theo dõi Đông Đô tại D.D-Omnichannel

Đọc tiếp
22-06-2021
5294 lượt xem

4 Lỗi Nghiêm Trọng Trong Giám Sát Xây Dựng Hố Thang Máy

Trong thiết kế, lắp đặt thang máy hoạt động giám sát xây dựng hố thang máy đóng vai trò vô cùng quan trọng nhằm phát hiện kịp thời những sai lệch trong thi công trước khi thang máy được đưa vào lắp đặt. Ngoài ra, hoạt động giám sát xây dựng hố thang máy còn nhằm mục đích đảm bảo đầy đủ các điều kiện cần thiết cho quá trình sử dụng thang máy an toàn... Hoạt động giám sát này do ai phụ trách? Cần có những lưu ý gì trong quá trình giám sát xây dựng hố thang máy để không xảy ra những sai xót không đáng có? Tại bài viết này Thang máy Đông Đô sẽ cung cấp thông tin cho bạn!   Xây dựng hố thang máy      Thông tin bài viết Quy trình giám sát xây dựng hố thang máy gồm những bước nào? 4 lỗi nghiêm trọng trong quá trình giám sát xây dựng hố thang máy Lỗi giám sát xây dựng hố thang: Hố thang xây dựng sai kích thước Lỗi giám sát xây dựng hố thang: Không kiểm định độ nghiêng của hố thang Lỗi giám sát xây dựng hố thang: Không đo chiều cao từng tầng Lỗi giám sát xây dựng hố thang: Không kiểm tra số tầng phục vụ Một số tiêu chuẩn trong xây dựng hố thang máy mà đơn vị giám sát cần lưu ý Tham khảo 05 bản vẽ hố thang máy theo tải trọng  Thang máy tải trọng 350kg, hố thang 1500×1500 Thang máy tải trọng 450kg, kích thước hố thang 1600×1750 Thang kính 550kg, hố thang 1750×1600 Thang máy tải trọng 450kg, hố thang 1900×1400 Quy trình giám sát xây dựng hố thang máy gồm những bước nào? Trách nhiệm giám sát xây dựng hố thang máy thuộc về ai? Thông thường quá trình giám sát thi công thang máy sẽ được đơn vị cung cấp dịch vụ lắp đặt thang máy đảm nhận, bởi đơn vị thầu xây dựng sẽ thi công phần hố thang máy theo bản vẽ thiết kế của đơn vị cung cấp thang máy. Lúc này chủ đầu tư không làm việc trực tiếp, mà trách nhiệm sẽ thuộc về đội nề, thi công trực tiếp, và đội thang máy, giám sát thi công. 6 bước trong quy trình giám sát xây dựng hố thang máy như sau: Bước 1: Nhận bản vẽ đã có sự phê duyệt của chủ đầu tư Bước 2: Thống nhất phương án với nhà thầu xây dựng Bước 3: Kiểm tra đo đạc từng vị trí chủ chốt ví dụ dầm bê tông, hố pít, sàn phòng máy, chiều rộng cửa Bước 4: Nếu phát hiện sai xót thông báo ngay tới chủ đầu tư, họp bàn tìm phương án với nhà thầu xây dựng Bước 5: Khi hố thang xây dựng xong phần thô tiến hành thống nhất tiến độ, mặt bằng hàng chờ hàng về với chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng. Bước 6: Bàn giao hố thang theo đúng bản vẽ xây dựng ở bước 1 cho phòng thi công thang máy. Hố PIT thang máy Quy trình giám sát này đảm bảo độ chính xác theo 12 bước lắp đặt thang máy đúng tiêu chuẩn, đồng thời đảm bảo đúng tiêu chuẩn lắp đặt thang máy. Đồng thời thống nhất các hoạt động thi công lắp đặt, đảm bảo đúng tiến độ, can thiệp kịp thời những sai sót trong quá trình lắp đặt.  Tuy nhiên trong quá trình giám sát bước quan trọng nhất là giai đoạn xây dựng hố thang máy, nhiều đơn vị xây dựng chủ quan không xem kỹ bản vẽ xây dựng dẫn đến xây dựng sai thiết kế điều này gây ảnh hưởng đến tiến độ và lãng phí ngân sách của chủ đầu tư.  Giám sát xây dựng hố thang máy: 04 lỗi xây dựng phổ biến Trong giám sát xây dựng hố thang máy chuyên viên giám sát Thang máy Đông Đô đã từng gặp một vài trường hợp đơn vị thi công mắc các lôi liên quan đến sai lệch kích thước chuẩn, số tầng lắp đặt thang máy, độ cao hố, độ nghiêng hố… Dưới đây là 04 lỗi xây dựng phổ biến được chúng tôi tổng hợp lại. 1/ Lỗi giám sát xây dựng hố thang: Hố thang xây dựng sai kích thước Bản vẽ mặt bằng hố thang máy Bản vẽ mặt bằng hố thang máy hoàn thiện Tình trạng sai lệch kích thước hố thang được xem là trường hợp dễ xảy ra nhất bởi lẽ nhiều thợ xây dựng chủ quan xây dựng không xem kỹ bản vẽ dẫn đến tình trạng phải can thiệp sửa chỉ có thể là xây lại, gọt tỉa bớt… phần hố thang gây lãng phí công, ngân sách... ảnh hưởng đến tiến độ. Với trường hợp nghiêm trọng là phải thay đổi cabin phù hợp với kích thước hố thang gây tốn kém ngân sách của chủ đầu tư bởi hố thang đã xây lên rồi can thiệp sửa còn ảnh hưởng đến kết cấu công trình.  Đối với thang máy liên doanh, cabin sản xuất trong nước thì chi phí thay thế sẽ rẻ hơn Đối với thang nhập khẩu nguyên chiếc thì để sản xuất cabin phi tiêu chuẩn chi phí cực cao, một số thương hiệu còn không có loại phi tiêu chuẩn. Tiến hành đo đạc kích thước hố thang máy Để xảy ra tình trạng hố thang xây bé hơn kích thước thiết kế ban đầu là do trước khi đổ bê tông phần hố PIT thang máy, kỹ thuật thang máy đã không kiểm tra, giám sát. Giải pháp tránh lỗi nghiêm trọng này chỉ có thể là thật nghiêm túc trong hoạt động giám sát xây dựng hố thang máy ngay từ ban đầu. Nhân viên kỹ thuật giám sát phải có mặt ngay khi thi công cốt thép, đo đạc trong xây hố thang máy.  Trong trường hợp vẫn xảy ra lỗi sai lệch kích thước hố thang cần xử lý như thế nào? 2/ Lỗi giám sát xây dựng hố thang: Không kiểm định độ nghiêng của hố thang Một ví dụ về bản vẽ được vẽ lại qua thực tế hố thang bị lệch. Nguyên nhân khi xây dựng thợ xây dựng đã thả rọi lệch hoặc quên thả dọi hố thang dẫn đến khi xây dựng hố thang bị nghiêng, sai kích thước. Còn các tình trạng hố thang bị nghiêng, vặn, tình trạng xoắn vỏ đỗ… là do lỗi thi công. Khi giám sát chuyên viên giám sát Đông Đô đã phát hiện ra độ nghiêng hố thang và có phương án kịp thời tùy chỉnh kích thước cabin cho phù hợp.  Giám sát xây dựng hố thang máy theo bản vẽ   Thả rọi định vị khung thang máy Biện pháp kiểm tra độ nghiêng hố thang thông thường là thả dây dọi gồm 4 bước như sau: Bước 1: Thả dây rọi dọc hố thang, cố định hai đầu Bước 2: Tại vị trí sàn mỗi tầng, đo kích thước từ dây rọi tới mỗi vách của hố thang Bước 3: Sau khi hoàn tất quá trình đo đạc, tiến hành tổng hợp kết quả từ đó có thể rút ra được hố thang có bị nghiêng, vặn hay không.  Bước 4: Lấy kích thước bé nhất là kích thước chuẩn để sản xuất cabin Vị trí thả rọi trong quá trình xây dựng hố thang máy 3/ Lỗi giám sát xây dựng hố thang: Không đo chiều cao từng tầng Đo đạc chiều cao tầng Chiều cao từng tầng liên quan đến số lượng rail dẫn hướng, cáp tải, cáp governor,…và trách nhiệm thống kê chiều cao tầng thường sẽ thuộc về nhân viên giám sát. Nhiều đơn vị giám sát thường bỏ quên bước này trước khi bàn giao cho đơn vị lắp đặt thang máy trong hố thang. Tránh trường hợp đo chiều cao 1 tầng rồi áp số đo đó vào các tầng tiếp theo. Đo đạc kích thước hố thang máy Biện pháp xử lý khi xảy ra lỗi này như sau: Nếu thấp hơn chiều cao thực tế: thì sẽ bị thiếu rail, thiếu cáp tải. Giải pháp là phải cấp thêm rail, bổ sung thêm cáp. Nếu cao hơn thực tế: Với tình huống này thì đơn giản hơn, chỉ cần cắt bỏ bớt rail, bớt cáp đi là được. 4/ Lỗi giám sát xây dựng hố thang: Không kiểm tra số tầng phục vụ Kiểm tra kích thước xây dựng hố thang máy Trường hợp thừa tầng, thiếu tầng phục vụ sai với hợp đồng xây dựng, lắp đặt thang máy là trường hợp hiếm khi xảy ra. Bởi lẽ nếu xảy ra tình trạng này thì hoạt động giám sát xây dựng hố thang máy quá cẩu thả, thiếu tính nghiêm túc và thống nhất.  Tình trạng này xảy ra gây thiệt hại kinh tế, ảnh hưởng trước tiên đến đơn vị giám sát, bồi thường thiệt hại cho chủ đầu tư. Với trường hợp này cần phải có sự can thiệp và thống nhất giữa các đơn vị liên quan, đưa ra phương án giải quyết phù hợp. Một số tiêu chuẩn trong xây dựng hố thang máy mà đơn vị giám sát cần lưu ý Giám sát xây dựng hố thang máy Bên cạnh việc nhận biết và tránh phạm phải những sai lầm trên, đơn vị giám sát nên lưu ý một số tiêu chuẩn trong xây dựng hố thang máy qua soi chiếu những tiêu chuẩn xây dựng dưới đây: Thứ nhất, phần dưới hố thang phải tạo thành hố với đáy bằng phẳng, trừ các lỗ giảm chấn, lắp ray dẫn hướng và phải có rãnh thoát nước. Phần sàn hố phải đảm bảo chịu tải không nhỏ hơn 500 N/m2 Thứ hai, hố thang máy phải có đường lên xuống an toàn, các quai sắt chôn trong tường, thang tay cố định… bố trí vào cửa tầng và không gây cản trở chuyển động hết hành trình của cabin hoặc đối trọng. Thứ ba, độ sâu hố thang phải thích hợp, sao cho khi cabin đạt vị trí thấp nhất có thể hay giảm chấn bị nén tận cùng thì phải đáp ứng: Khoảng cách cabin còn lại trong hố thang phải chứa được một khối chữ nhật tối thiểu bằng 0.5 m x 0.6m x 1.0 m đặt theo bất kỳ mặt nào của khối đó. Thứ tư, sai lệch kích thước bên trong vách đo từ tâm giếng về mỗi bên so với kích thước danh nghĩa ghi trên bản vẽ, tùy theo chiều cao giếng thang, không được vượt quá: 25mm đối với giếng thang 30m; 35mm đối với giếng thang máy từ 30m đến 60m; 50mm đối với giếng thang máy từ 60m đến 90m. Thứ năm, sai lệch chiều cao buồng đỉnh giếng không được quá + 25mm Thứ sáu, sai lệch chiều sâu hố thang không được quá + 25mm Thứ bảy, đối với khoang cửa tầng sai lệch độ rộng đo từ đường trục đối xứng về mỗi bên không vượt quá +25mm; Sai lệch chiều cao không quá +25mm Thứ tám, độ chiếu sáng giếng thang đảm bảo ít nhất 50 lux Thứ chín, buồng máy và buồng Pulley: Trong buồng máy và buồng pulley không được để các ống dẫn, cáp điện hoặc thiết bị khác không phải của thang máy Thứ mười, trường hợp bộ khống chế vượt tốc có thể được lắp đặt trong giếng thang, với điều kiện có thể tiến hành bảo dưỡng từ ngoài giếng thang. Tham khảo 05 bản vẽ hố thang máy theo tải trọng  Thang máy tải trọng 350kg, hố thang 1500×1500 Thang máy tải trọng 350kg - Hố thang 1500 x 1500mm Mặt bằng hố thang máy 350kg Thang máy tải trọng 450kg, kích thước hố thang 1600×1750   Thang máy 450kg - Hố thang 1600 x 1750mm Mặt bằng thang máy 450kg Thang kính 550kg, hố thang 1750×1600 Thang kính 550kg - Hố thang 1750 x 1600mm Mặt bằng thang máy kính 550kg Thang máy tải trọng 450kg, hố thang 1900×1400 Thang máy tải trọng 450kg - Hố thang 1900 x 1400mm Mặt bằng hố thang máy 1900 x 1400mm   Công ty TNHH Thang máy & Thiết bị Đông Đô đem đến cho khách hàng giải pháp lắp đặt và sử dụng thang máy trọn gói, hoạt động giám sát xây dựng thô luôn sát cánh cùng chủ đầu tư và kết hợp chặt chẽ với nhà thầu xây dựng hạn chế tối đa các sai sót không đáng có trong quá trình xây dựng. Hoạt động giám sát luôn được chúng tôi đảm bảo hiệu quả nhất. Khách hàng nhận tư vấn giải pháp thiết kế, lắp đặt thang máy và sản phẩm thang máy chất lượng, trọn gói có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 0865043686. Rất hân hạnh được phục phụ quý khách.  Thông tin về chúng tôi: 📞 Hotline: 086 504 3686 📍 Địa chỉ: LK 03-03, Khu Đô Thị Hinode Royal Park, Xã Kim Chung, Huyện Hoài Đức, Hà Nội 🌐 Theo dõi Đông Đô tại D.D-Omnichannel

Đọc tiếp

Đăng ký tư vấn

 Tin nhắn của bạn đã được gửi thành công, Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất. Cảm ơn bạn!
Error: Please try again