03 Kinh Nghiệm Xây Dựng Phòng Máy Thang Máy Chuẩn
Phòng máy thang máy là cơ quan đầu não, là nơi để những thiết bị quan trọng nhất của một chiếc thang máy như: máy kéo, hệ thống tủ điều khiển trung tâm, nguồn điện cho hệ thống cứu hộ, thiết bị khống chế vượt tốc,…do đó khi thi công xây dựng cần phải tuân thủ đúng yêu cầu của nhà cung cấp thang máy để vừa đảm bảo kết cấu chịu lực, vừa chống chọi được với các thay đổi về thời tiết. Bài viết này chia sẻ kinh nghiệm xây dựng phòng máy thang máy đúng tiêu chuẩn.
|
Phòng máy thi công đúng tiêu chuẩn đảm bảo những tiêu chí gì?
- Kích thước phòng máy thang máy chuẩn
- Bố trí linh kiện hợp lý trong phòng máy thang máy
- Đảm bảo độ an toàn thông thoáng trong phòng máy thang máy
Kinh nghiệm xây phòng máy thang máy được đơn vị thi công chia sẻ cần đảm bảo tiêu chuẩn gọn trong 3 từ: RỘNG - AN TOÀN - THOÁNG. Hãy cùng đi vào chi tiết 3 tiêu chí trong xây dựng phòng máy thang máy đúng tiêu chuẩn.
Kích thước phòng máy thang máy chuẩn
Có 2 kiểu xây dựng thang máy chính là thang máy có phòng máy và thang máy không phòng máy nên kích thước phòng máy khác nhau. Phòng máy đảm bảo chiều cao (tùy vào tải trọng của thang mà có kích thước chiều cao phòng máy cho phù hợp, thang máy càng có tải trọng lớn thì sử dụng máy kéo càng to và yêu cầu phòng máy càng cao).
Ví dụ:
- Thang máy có phòng máy tải trọng 450kg, kích thước phòng máy: 2000x3200x1800mm (rộng x dài x cao)
- Thang máy không phòng máy tải trọng 450kg, kích thước nơi để thiết bị máy kéo: 1850x1600x1000mm (rộng x dài x cao).
>>> Tham khảo thêm kích thước phòng máy tại catalogue Thang máy Đông Đô
Thi công sàn phòng máy thang máy
Chiều cao của vị trí sàn phòng máy có ý nghĩa quan trọng, quyết định tới hiệu quả sử dụng thang máy, tới chất lượng của phòng máy khi đưa vào sử dụng. Chiều cao này tính từ mặt sàn tầng cuối cùng có trang bị cửa thang máy tới sàn phòng máy, được biết tới với tên gọi là chiều cao OH. Chiều cao này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau có thể do: tải trọng, tốc độ thiết bị máy kéo cao, loại thang máy được lắp đặt…
Tại ví dụ trên OH thang máy có phòng máy là 4500mm. Trong khi chiều cao OH là 4000mm sẽ được áp dụng cho thang máy không phòng máy. Các chiều cao này được tính toán để đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa hệ thống cabin thang máy (buồng thang, đầu trâu trên của thang máy) với hệ thống máy kéo cùng đà đặt máy.
Đối với một số công trình có chiều cao tầng trên cùng bị hạn chế (hay OH thấp), chiều cao OH có thể giữ tối thiểu ở mức 3300-3500mm. Độ cao này có thể có những thay đổi, điều chỉnh một cách hài hòa và hợp lý nhất dựa trên điều kiện sử dụng thực tế của từng công trình.
Bên cạnh đó, phòng máy thang máy phải đảm bảo kết cấu chịu lực. Thang có phòng máy hay không có phòng máy thì đều phải có hệ thống dầm chịu lực, dầm bê tông này nơi chịu lực và truyền lực ra hệ thống cột chịu lực của hố thang. Độ dày dầm lên tới 700mm x 700mm để đảm bảo yếu tố chịu lực, an toàn.
Lưu ý phần sàn phòng máy để chừa ra lỗ để kéo máy cùng tủ điện hay các thiết bị thang máy khác. Ngoài ra, chủ đầu tư cũng cần lưu ý chừa ra các lỗ để thả cáp tải và cáp thắng cơ.
Tường phòng máy thang máy
Xây dựng tường phòng máy đảm bảo kích thước chuẩn chính là đảm bảo chất lượng hoạt động của cầu thang, đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng. Tường phòng máy phải đảm bảo độ dày tường là 110mm trong thi công phòng máy.
Kích thước cửa phòng máy thang máy
Kích thước cửa phòng thang máy cần đảm bảo không gian cho quá trình sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng hệ thống phòng máy. Thông thường đối với thang có phòng máy và không phòng máy đều cần có cửa hoặc ô cửa phục vụ quá trình lắp đặt, bảo trì.
- Kích thước cửa thang máy có phòng máy: rộng 800mm ~ cao tối thiểu 1400mm
- Kích thước cửa thang máy không phòng máy: rộng 800mm ~ cao tối thiểu 1200mm
>> xem thêm: Các yếu tố ảnh hưởng đến OH của thang máy
Bố trí linh kiện trong phòng máy thang máy
Phòng máy thang máy đảm bảo kích thước tiêu chuẩn chưa đủ, việc bố trí linh kiện hợp lý trong phòng máy tạo không gian rộng rãi, dễ tiến hành công tác bảo trì, sửa chữa sau này là điều vô cùng cần thiết.
Đối với thang máy không phòng máy
Đảm bảo yếu tố tiết kiệm diện tích của thang máy không phòng máy nên việc bố trí linh kiện nhô lên tại tum phía trên thường chỉ có hệ thống máy kéo và móc treo chịu tải. Toàn bộ hệ thống tủ điện sẽ được đưa lên phía nóc phòng máy hoặc di chuyển xuống bộ phận hố thang máy.
Điều này đảm bảo không gian linh kiện trong thang không phòng máy không quá chật chội, thuận tiện cho quá trình bảo trì thang máy.
Đối với thang máy có phòng máy
Thang máy có phòng máy với ưu điểm được xây dựng rộng rãi và thoáng hơn, có không gian riêng tách biệt với hệ thống hố thang nên việc lắp đặt bố trí linh kiện tập trung hơn. Bao gồm: Máy kéo, tủ điện, móc chịu tải, thắng cơ, hệ thống đường điện trong thang máy…
- Đối với máy kéo: Nên lắp đặt trên dầm đỡ hố thang, có các lỗ sàn để thả cáp
- Thắng cơ thang máy: Nên bố trí ngay bên cạnh hệ thống máy đảm bảo chức năng hoạt động
- Tủ điện lắp: Nên ở vị trí phù dễ tiếp cận, để xa cửa phòng máy đảm bảo tránh mưa, ẩm ướt
- Móc treo chịu tải: Nên bố trí trên trần phòng máy tại vị trí chính giữa từ hố thang nhìn lên, đảm phục vụ cho việc lắp đặt thang và quá trình sửa chữa sau này
Đảm bảo độ thông thoáng cho phòng máy thang máy
Ở Việt Nam, đặc trưng khí hậu nóng ẩm, đặc biệt vào mùa xuân với gió nồm, độ ẩm tăng cao có khả năng gây ảnh hưởng tới tuổi thọ của các thiết bị điện tử, máy móc. Hệ thống thông gió sẽ giúp làm khô, giảm ẩm, hạn chế tình trạng han rỉ, ẩm ướt gây chập điện… Phòng máy thang máy ngoài rộng và bố trí linh kiện gọn gàng, cần bố trí lỗ thông gió hoặc điều hòa để đảm bảo độ thông thoáng cho phòng máy. Nhiệt độ phòng máy tiêu chuẩn là 40 độ C.
- Đối với thang máy dự án, thang máy chung cư, bệnh viện, trung tâm thương mại… có tần suất sử dụng lớn nên có hệ thống lỗ thông gió, điều hòa phòng máy để tránh tình trạng mùa hè tuần suất sử dụng lớn gây hiện tượng máy móc quá nóng.
- Đối với thang máy gia đình, thang nhỏ và tần suất sử dụng ít nên không nhất thiết phải có lỗ thông gió.
Các công trình nên được bố trí lỗ thông gió bằng gạch, ống nước được che chắn cẩn thận đề phòng trường hợp mưa hắt vào phòng máy, hoặc rò rỉ nước.
Khi thiết bị được đi vào hoạt động một thời gian sẽ chịu tác động của bụi, bẩn, côn trùng,… kẹt vào trong. Vì vậy chú ý kiểm tra, vệ sinh thiết bị sẽ giúp thiết bị bền hơn, vận hành ổn định hơn.
Sử dụng phòng máy sạch thoáng, cần thiết có hoạt động bảo trì thường xuyên sẽ giúp cho thiết bị trong phòng máy thang máy hoạt động tốt hơn và phát huy được hết công dụng. Từ đó giúp bảo vệ tốt lợi ích, hiệu quả sử dụng thiết bị của mỗi công trình. Tham khảo: Dịch vụ bảo trì thang máy đúng tiêu chuẩn.
Trên đây là chia sẻ về Kinh nghiệm thi công xây dựng phòng máy thang máy hiệu quả, để tìm hiểu thêm về 15 mẹo trong thi công lắp đặt thang máy Đông Đô gửi tặng bạn cuốn Ebook:Cẩm Nang Lắp Đặt Thang Máy Gia Đình.
Thông tin về chúng tôi:
📞 Hotline: 086 504 3686
📍 Địa chỉ: LK 03-03, Khu Đô Thị Hinode Royal Park, Xã Kim Chung, Huyện Hoài Đức, Hà Nội
🌐 Theo dõi Đông Đô tại D.D-Omnichannel
Add New Comment