Quy Trình Lắp Đặt Thang Máy Tải Khách 12 Bước Tiêu Chuẩn
Thang máy là biểu tượng cho sự hiện đại và tiện ích, đi liền với sự an toàn, ổn định và êm ái trong quá trình sử dụng. Bên cạnh những tiện ích đó thang máy cũng tiềm ẩn những rủi ro và liên quan trực tiếp đến tính mạng con người. Để thang máy đảm bảo sự hoạt động ổn định, sự an toàn cho người và hàng hóa tất cả đều phụ thuộc rất lớn và quá trình lắp đặt thang máy tải khách của các công ty thang máy. Bài viết chia sẻ 12 bước trong Quy trình lắp đặt thang máy đúng tiêu chuẩn của Công ty thang máy Đông Đô!
Vì Sao Đông Đô Tôn Trọng Quy Trình Lắp Đặt Thang Máy Tải Khách Đúng Tiêu Chuẩn?
Quy trình lắp đặt thang máy được đưa ra nhằm giúp kiểm soát chất lượng đến từng phần, từng chi tiết trong suốt quá trình thực hiện. Đồng thời giúp giám sát thi công nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn tuyệt đối trước khi bàn giao cho khách hàng.
Sau khi việc ký kết hợp đồng mua bán thang máy giữa các bên được hoàn tất, bên cung cấp thang máy sẽ tiến hành đặt hàng và chuẩn bị các công việc liên quan ngay lập tức. Về phía chủ đầu tư, nếu mới bắt đầu xây dựng, cần thông báo và kết nối đội thang máy với các đội liên quan (xây dựng, kết cấu, kiến trúc) để các đội kết hợp xây dựng hố thang cho đúng kỹ thuật. Trong trường hợp công trình đã xong thô, công ty thang máy sẽ cần mặt bằng gọn gàng, hố thang đủ tiêu chuẩn để tiến hành đưa hàng về công trình và lắp đặt.
12 Bước Lắp Đặt Thang Máy Tải Khách Đúng Tiêu Chuẩn
Phần lắp đặt sẽ được thực hiện bởi 02 tổ bao gồm tổ lắp đặt cơ và tổ lắp đặt điện, mỗi tổ gồm 2 đến 3 người đều là những kỹ sư thang máy giàu kinh nghiệm thực hiện. Trình tự 12 bước lắp đặt thang máy đúng tiêu chuẩn được thực hiện theo như sau:
-
Bước 1: Nhận và kiểm tra chất lượng vật tư thang máy
Khi hàng thang máy về đến công trình, cán bộ thuộc Phòng vật tư thiết bị sẽ tiến hành bàn giao toàn bộ linh kiện thiết bị phục vụ công tác lắp đặt thang máy tải khách cho chủ đầu tư. Vật tư thang máy được bàn giao theo đúng thông số đã ký kết. Ngoài ra, công ty cũng sẽ cung cấp cho khách hàng danh sách thiết bị để đồng kiểm. Sau khi đã kiểm tra xong, chủ đầu tư sẽ kí biên bản kiểm tra số lượng, kí biên bản xác nhận quá trình giao nhận hàng thang máy hoàn tất. Đối với các sản phẩm, thiết bị điện - điện tử thì chất lượng luôn rất quan trọng. Nhất là đối với thang máy, chất lượng linh kiện cấu thành thang máy đóng vai trò tiên quyết, ảnh hưởng trực tiếp đến sự hoạt động ổn định, êm ái, bền bỉ, an toàn của thang máy.
-
Bước 2: Dán cảnh báo các tầng
Đối với Đông Đô, an toàn lao động được đặt lên hàng đầu. Quá trình thi công được tuân thủ chặt chẽ theo Hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động Việt Nam (TCVN 2287:78) để kỹ sư an tâm công tác và tạo sự tin tưởng cho chủ đầu tư và nhà thầu. Để đảm bảo an toàn cho mọi người có mặt tại công trình và chính chuyên viên kĩ thuật tại khu vực lắp đặt thang máy tải khách, công ty sẽ tiến hành lắp đặt biển cảnh báo nguy hiểm và thiết lập rào chắn tại nơi thi công lắp đặt thang máy tải khách.
-
Bước 3: Chuyển vật tư vào hố thang
Các thiết bị được ưu tiên chuyển trước vào hố thang máy để lắp đặt là: rail cabin, rail đối trọng, máy kéo, tủ điện, khung cabin. Trước khi lắp đặt, chủ đầu tư cần đảm bảo mặt bằng đủ rộng rãi, khô ráo, sạch sẽ để tập kết vật tư. Hố thang được yêu cầu làm sạch, chống thấm đầy đủ trước khi bắt đầu đưa hàng hoá vào.
Đội ngũ kỹ thuật viên thang máy cũng cần đảm bảo có đầy đủ đồng phục, găng tay, đồ bảo hộ, máy cẩu, xe kéo… để đưa thiết bị máy móc tới vị trí tập kết an toàn và nhanh chóng. Tất cả các công đoạn này thường mất khoảng 2-3h cho 1-2 thang máy.
-
Bước 4: Thả dọi định vị và kiểm tra các kích thước
Sau khi tất cả thiết bị được sắp xếp đúng vị trí, kỹ sư thang máy sẽ tiến hành thả dây dọi định vị và kiểm tra bản vẽ thang máy và đối chiếu xem các kích thước chiều rộng, chiều sâu hố thang, cao độ từng tầng đã chính xác chưa.
Trên thực tế, thả chì (hay thả dọi) là bước quan trọng nhất trong 12 bước lắp đặt thang máy. Hoạt động thả chì của kỹ sư có ảnh hưởng trực tiếp tới công tác lắp đặt ray dẫn hướng, cabin, cửa tầng thang máy. Do đó, các kỹ sư cần thả chì thật cẩn thận với độ chính xác gần như tuyệt đối. Sai lệch kích thước đo từ đường trục đối xứng về mỗi bên sẽ không được vượt quá 25mm.
Để hạn chế dao động và giúp dây dọi đứng đúng vị trí từ thời điểm này cho tới khi lắp xong thang máy thì kỹ sư thang máy sẽ cần cố định với nở bê tông và bracket giữ dây dọi.
Lưu ý: Quả dọi phải tối thiểu 5kg để chống rung lắc, thay đổi vị trí dây dọi
Hoàn thiện bước này thì kỹ sư có thể định vị vị trí đặt rail cabin, rail đối trọng.
-
Bước 5: Tiến hành lắp đặt rail
Rail thang máy được sử dụng để dẫn hướng cabin hoặc đối trọng thang máy. Rail sẽ có thể hỗ trợ hệ thống phanh thang máy nếu cần thiết. Hệ thống rail dẫn hướng thang máy được lắp đặt theo chiều dọc hố thang đảm bảo thang máy chạy theo đúng phương thẳng đứng theo thiết kế.
Rail được lắp theo trình tự từ dưới lên trên, các thanh rail sẽ được liên kết với nhau bằng các bass nối ray. Các thanh rail đứng thẳng, cách tường một khoảng an toàn, được cố định bằng hệ thống bass đỡ ray kết nối với hố bê tông.
Lưu ý: Sai số khoảng cách giữa hai rail cho phép là 0.2 - 2mm. Đầu trên và đầu dưới của rail không được chênh nhau quá 10mm.
Trong quá trình này sàn cabin thang máy được lắp đồng thời để đảm bảo ray và khung cabin vận hành trơn tru, chính xác và hoàn toàn không có sai số.
Đây là bước vô cùng quan trọng, chiếm từ 1-3 ngày cho công trình từ 3 – 7 tầng. Độ chính xác của bước này sẽ ảnh hưởng tới chất lượng di chuyển của buồng cabin thang máy.
-
Bước 6: Lắp khung cabin, đối trọng, máy kéo và tủ điện
- Trong bước này, cáp tải sẽ được lắp đầu tiên để liên kết giữa cabin và hệ thống đối trọng. Tiếp theo, kỹ thuật viên sẽ chất thêm tải đối trọng vào khung đối trọng để cân bằng với tải trọng của thang.
- Với tủ điều khiển, các kỹ sư sẽ cố định tủ điều khiển bằng vít nở xuống sàn phòng máy hoặc treo lên tường phòng máy (với các phòng máy thang máy không được thiết kế sàn). Sau đó là tới bước lắp và cố định máng đi dây điện. Bộ bảo vệ vượt tốc (Governor) và bộ cứu hộ sẽ được lắp đặt sau khi cố định xong tủ điện thang máy.
-
- Tiếp theo là tới bước lắp đặt máy kéo. Trước khi đặt máy kéo vào vị trí đúng theo bản vẽ thang máy, các kỹ sư phải dùng thước thủy nivo để xác định mặt phẳng hệ thống dầm đặt động cơ. Sau đó, xác định vị trí pully đông cơ, pully phụ và pully đối trọng theo dây dọi đã định vị. Dùng nở bê tông để cố định dầm vào sàn hoặc dầm bo đỡ máy trên phòng máy.
- Tới bước lắp đặt cabin thang máy, kỹ sư sẽ cần lắp theo thứ tự sau: hệ khung sàn, đầu trâu dưới, sàn cabin, cọc dóng, đầu trâu trên, trần và vách bao quanh.
-
Bước 7: Lắp cửa tầng thang máy
Cửa thang máy được lắp đặt theo trình tự từ trên xuống dưới. Hoạt động của cửa thang máy mang tới cho khách hàng những cảm nhận, hình dung đầu tiên về hoạt động tổng thể của cả thang máy. Do đó các kỹ thuật viên thang máy cần cẩn thận, chỉn chu để lắp đặt cửa chính xác, giúp cửa hoạt động êm ái nhất.
-
Bước 8: Chèn mặt cửa và bảng điều khiển cửa tầng
Sau khi hoàn tất lắp đặt cửa tầng, chủ đầu tư có thể tiến hành xây chèn mặt cửa, ốp đá hoặc gạch theo nhu cầu. Các bảng điều khiển cửa tầng (LOP) được định vị trong quá trình xây chèn.
-
Bước 9: Kiểm tra các thông số của cabin
Vệ sinh toàn bộ phần hố thang tiến hành lắp vách và nóc cabin, bộ truyền cửa cabin, và cửa cabin. Đưa thang lên để kiểm tra các thông số kỹ thuật theo đúng yêu cầu đồng thời chất thêm tải đối trọng để cân bằng với tải trọng cabin.
-
Bước 10: Vệ sinh lần cuối sau đó bàn giao cho tổ điện
-
Bước 11: Tiến hành chạy thử điện và kiểm tra căn chỉnh
- Tổ điện đi dây nối tổ điện, máy kéo, hệ thống dây điện dọc hố, dây điện theo cabin.
- Lắp bảng điều khiển, bảng điều khiển tầng và kết nối dây cho các thiết bị tín hiệu tại mỗi tầng.
- Kiểm tra toàn bộ hệ thống điện.
- Đóng điện chạy thử
- Kiểm tra và căn chỉnh trước khi kiểm định: Sau khi đã kiểm tra và căn chỉnh mọi thông số kỹ thuật cũng như cân tải, thang được chạy với chế độ không tải sau đó chạy với chế độ đủ tải để căn chỉnh độ bằng tầng khi dừng.
-
Bước 12: Kiểm định thang máy
Thang được chạy kiểm tra trong 03 ngày, sau đó tiến hành vệ sinh toàn bộ để chuẩn bị cho việc tiến hành kiểm định.
Trong quy trình lắp đặt thang máy tải khách mặt bằng thi công chỉ giới hạn trong diện tích hố thang nên không ảnh hưởng đến các phần việc khác trong công trình.
Dịch vụ Lắp Đặt Thang Máy Tải Khách Đúng Tiêu Chuẩn Kỹ Thuật
Quy trình 12 bước lắp đặt thang máy của Đông Đô đảm bảo đúng chuẩn quốc tế đồng thời đảm bảo những tiêu chuẩn an toàn theo những quy định của Pháp luật Việt Nam dưới đây:
- TCVN 5744:1993: Yêu cầu an toàn trong lắp đặt
- TCVN 5866:1995: Cơ cấu an toàn cơ khí trong thang máy
- TCVN 5867:1995: Yêu cầu an toàn về cabin, đối trọng, ray dẫn hướng của thang máy
- TCVN 6395:1998 và 6904:2001: Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang máy điện
- TCVN 6397:1998 và TCVN 6906:2001: Yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt thang cuốn và băng chở người.
Tổng hợp về tiêu chuẩn kiểm định, thời gian và quy trình lắp đặt và kiểm định thang máy, đọc thêm bài viết: Tiêu chuẩn kiểm định thang máy Đông Đô
Quy trình lắp đặt thang máy tải khách phải luôn đảm bảo đúng tiêu chuẩn, quy trình an toàn người dưới sự thực hiện của đội ngũ chuyên nghiệp, kỹ sư trình độ cao.
Thang máy và Thiết bị Đông Đô tâm huyết đem đến sản phẩm tốt nhất, trải nghiệm tuyệt vời nhất đến mọi công trình Việt. Chúng tôi cung cấp sản phẩm và dịch vụ thang máy Fuji chất lượng cao- giải pháp tối ưu cho sự di chuyển an toàn. Liên hệ tư vấn lắp đặt thang máy tải khách và hotline: 086 504 3686
Bài viết liên quan:
Hướng dẫn xử lý khi thang máy bị chập điện
Các trường hợp sai sót khi lắp đặt thang máy, cách xử lý
Giải pháp lắp đặt thang máy cho nhà cải tạo
Tài liệu tổng hợp báo giá lắp đặt thang máy trọn gói mới nhất
Thông tin về chúng tôi:
📞 Hotline: 086 504 3686
📍 Địa chỉ: LK 03-03, Khu Đô Thị Hinode Royal Park, Xã Kim Chung, Huyện Hoài Đức, Hà Nội
🌐 Theo dõi Đông Đô tại D.D-Omnichannel
Add New Comment