Tiếp Địa Thang Máy Thi Công Như Thế Nào?
Một thiết bị thang máy khi đưa vào lắp đặt phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan đến chất lượng sản phẩm. Yếu tố tiên quyết hàng đầu luôn là sự an toàn và trải nghiệm thoải mái của người sử dụng. Trong đó vai trò của hệ thống tiếp địa thang máy là vô cùng quan trọng. Tại sao vậy? Thi công tiếp địa thang máy như thế nào? Những lưu ý gì trong quá trình thi công tiếp địa thang máy?
|
Tiếp địa thang máy là gì?
Tiếp địa thang máy là một phần quan trọng đối với thang máy, có vai trò giúp triệt tiêu nhiễu sinh ra trong quá trình vận hành, đảm bảo độ an toàn, ổn định và tuổi thọ của thiết bị. Bên cạnh đó hệ thống tiếp địa với một đầu dây được đấu nối vào cọc tiếp địa còn lại vào vỏ cabin, cửa thang máy, vỏ tủ điện, máy kéo.
Thang máy không có tiếp địa khi xây xong thường gặp vấn đề gì?
Khi tham gia di chuyển tại hệ thống thang máy không lắp tiếp địa nhiều trường hợp người sử dụng thường bắt gặp 2 tình trạng phiền phức sau:
- Cảm thấy thấy tê tay như bị điện giật, cảm nhận được dòng điện truyền qua các tay vịn, phím điều khiển trên bảng gọi tầng thang máy khi tiếp xúc bằng tay.
- Màn hình hiển thị trên bảng gọi tầng bị nhiễu, truyền thông tin không chính xác dẫn đến nhiều khách hàng mất bình tĩnh. Trường hợp xảy ra một số sự cố về thang như kẹt thang, thang máy không mở được cửa,… yếu tố này sẽ gây cản trở trong quá trình vận hành, cứu hộ thang máy.
Hai trường hợp phổ biến này thường xảy ra với các thang máy không có tiếp địa. Có thể tại thời điểm ngắn ban đầu khi thang mới lắp đặt chưa xảy ra hiện tượng trên nhưng về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn và trải nghiệm di chuyển của người sử dụng, an toàn thiết bị trong thang máy và độ bền của thang máy theo thời gian.
>> Xem thêm: Giải pháp chống sét cho thang máy đối với nhà cao tầng
Tiêu chuẩn thi công tiếp địa thang máy
Tiếp địa thang máy cũng giống như các bộ phận trong thang máy cần có yêu cầu kỹ thuật cụ thể và áp dụng tiêu chuẩn an toàn chung trong quá trình thi công:
Yêu cầu kỹ thuật
- Cọc đồng độ dày tối thiểu 14mm, dài tối thiểu 0.7m.
- Dây dẫn đồng độ dày tối thiểu 6mm.
Tiêu chuẩn chung
Trước trong và sau quá trình thi công tiếp địa thang máy cần đảm bảo các tiêu chuẩn cần đảm bảo tiêu chuẩn sau:
- Tiêu chuẩn chống sét TCVN 9385:2012 “Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống”
- Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện TCVN 4756:1989.
Thi công tiếp địa thang máy như thế nào?
Nhận biết được tầm quan trọng của hệ thống tiếp địa thang máy, Công ty Thang máy & Thiết bị Đông Đô luôn tư vấn khách hàng phải có tiếp địa thang máy và trực tiếp tham gia giám sát thi công tiếp địa thang máy cho mỗi công trình khách hàng lắp đặt.
Cấu tạo hệ thống tiếp địa thang máy
Hệ thống tiếp địa thang máy bao gồm 2 bộ phận chính:
- Tiếp địa đất: Các cọc thép hoặc cọc thép bọc đồng (hoặc mạ đồng) được chôn hoặc đóng xuống đất. Chiều dài của cọc từ 1,2 – 2,5 m và được liên kết với nhau thành hệ thống tiếp địa phù hợp với yêu cầu chống sét cho từng đối tượng cụ thể.
- Tiếp địa an toàn: Tiếp địa an toàn với một đầu dây được đấu nối vào cọc tiếp địa còn đầu còn lại nối vào vỏ cabin, cửa thang máy, vỏ tủ điện, máy kéo.
Việc hoàn thiện tiếp địa theo đúng yêu cầu, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo cho thiết bị thang máy được đưa vào sử dụng chất lượng, an toàn và bền bỉ hơn.
Quy trình thi công tiếp địa thang máy
Quá trình thi công tiếp địa thang máy bao gồm 4 bước cơ bản dưới đây.
Bước 1: Đơn vị thi công chuẩn bị các thiết bị
- Dây tiếp địa: Với thang máy gia đình thường thì dây điện nối thang máy với cọc tiếp địa là dây có thiết diện tối thiểu 4mm2. Đầu dây nên được hàn hoặc bắt bằng bulông với cọc tiếp địa.
- Cọc đồng hoặc thép mạ kẽm/mạ đồng thiết diện từ 20 mm2 có chiều dài từ trên 0.7m. Số lượng cọc tùy thuộc vào địa chất của từng công trình với mục đích làm sao điện trở đo được nằm trong mức cho phép.
Bước 2: Chôn cọc tiếp địa đồng cần phải được đóng cách xa cọc chống sét tòa nhà (nếu có), khoảng cách ít nhất là 6m.
Bước 3: Sử dụng tối thiểu 3 cọc đồng, chôn cách nhau tối thiểu 50cm điện trở tối đa là 4 ôm.
Bước 4: Đội thi công đi dây dẫn nối tiếp giữa các cọc đồng và được dẫn truyền lên phòng máy thông qua đường ống kỹ thuật của ngôi nhà hoặc đi dọc hố thang máy. (Dây nên đặt trong ống nhựa đi xuyên qua hố thang từ cốt sàn và đi thẳng lên phòng máy).
5 Lưu ý trong quá trình thi công tiếp địa thang máy
- Phải nối đất những bộ phận bằng kim loại của thiết bị thang máy có thể mang điện áp khi cách điện của các bộ phận mang điện bị hỏng.
- Các đầu ống và vỏ bọc bằng kim loại của thang máy đều phải được nối tắt bằng cách hàn.
- Để nối đất các buồng thang máy nên dùng một trong các ruột cáp hay ruột trong các dây dẫn điện. Nên lợi dụng các vật sau đây để làm dây nối đất bổ sung màn chắn kim loại của cáp và cáp thép chịu lực hoặc kể cả cáp thép chịu lực của buồng thang máy.
- Khi bộ phận chuyển động, thang máy các các thiết bị được lắp trên các đệm giảm sốc và đệm cách âm, thì các dây nối đất phải có các vòng bù trừ.
- Các buồng thang máy dẫn hướng bằng kim loại, các đối trọng và các kết cấu kim loại của rào chắn giếng thang, đều phải được nối đất, tiếp địa, tiếp mát.
Những công trình mà trong quá trình thi công chủ đầu tư không đóng cọc và chờ dây tiếp đất thì vẫn có biện pháp khắc phục đó là đấu nối với:
- Đấu nối với móc treo pa lăng: Có tác dụng nếu thép móc treo được đặt tiếp xúc với thép nóc phòng máy và thép nóc phòng máy có tiếp xúc với thép cột nhà.
- Nối với thép cột nhà tại vị trí góc của hố thang máy, nhiều trường hợp có thể phải đục cột.
Bài viết liên quan:
Tài liệu tổng hợp, báo giá lắp đặt thang máy trọn gói mới nhất
Thông tin về chúng tôi:
📞 Hotline: 086 504 3686
📍 Địa chỉ: LK 03-03, Khu Đô Thị Hinode Royal Park, Xã Kim Chung, Huyện Hoài Đức, Hà Nội
🌐 Theo dõi Đông Đô tại D.D-Omnichannel
Add New Comment