Tin tức

Tiêu Chuẩn Nguồn Điện Thang Máy

Thang máy là thiết bị thông minh được vận hành bằng điện giúp vận chuyển hành khách lên xuống tại các tòa nhà cao tầng. Điện thang máy được lắp đặt theo sơ đồ riêng biệt và có những tiêu chuẩn lắp đặt đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng. Vậy tiêu chuẩn nguồn điện thang máy khác gì so với điện sinh hoạt thông thường? Xin cấp điện thang máy có khó không?

Tiêu chuẩn nguồn điện thang máy là gì?

Yêu cầu đối với nguồn điện cấp cho thang máy được quy định trong bộ Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6396-41:2018. Trong đó hệ thống cấp điện cho thang máy phải đủ 5 dây, với 3 dây pha, 1 dây trung tính và 1 dây tiếp đất. Nguồn điện cho vận hành thang máy phải là nguồn điện 3 pha, phòng máy thang máy cần có bộ ngắt điện tự động. Phần điện thang máy được tiến hành lắp đặt sau khi xây dựng hoàn thiện phần cơ khí thang máy. 

Điện thang máy có 02 loại được sử dụng phổ biến: 

  • Điện 1 phase:  Điện 1 phase là nguồn điện sử dụng chung với gia đình sinh hoạt nếu lắp đặt cho thang máy sẽ dẫn điện nhiều trường hợp thang vận hành không ổn định và ảnh hưởng đến độ bền của thang máy. Tùy vào từng sản phẩm thang máy có đặc tính về tốc độ và chiều cao tầng khác nhau mà có thể xem xét lắp đặt điện 1 phase cho thang máy. 
  • Điện 3 phase: Điện 3 pha được sử dụng nhiều trong sản xuất công nghiệp, truyền tải đối với các thiết bị có công suất lớn để giải quyết vấn đề tổn hao điện năng. Về đường điện 3 pha cũng tương tự như 3 đường điện 1 pha chạy song song và chung 1 dây trung tính. Do dó, hệ thống điện 3 pha thường có 4 dây, 3 dây nóng và 1 dây lạnh. Giá trị điện 3 phase sử dụng hiện nay ở Việt Nam là 380/3F.

Theo tiêu chuẩn lắp đặt thang máy điện, điện 3 phase được quy định sử dụng phổ biến, bên cạnh đó việc sử dụng nguồn điện 2 phase sẽ được áp dụng đối với công trình có nguồn điện sinh hoạt ổn định. Không áp dụng lắp điện 2 phase cho thang máy kinh doanh, công trình dịch vụ.

tieu-chuan-dien-thang-may
Tiêu chuẩn lắp điện thang máy sử dụng nguồn điện 3 phase

Thủ tục lắp điện 3 phase thang máy có khó không?

Đa số khách hàng lắp đặt thang máy lần đầu thường gặp khó khăn trong vấn đề xin cấp điện 3 pha. Tuy nhiên thủ tục lắp điện 3 phase thang máy không khó, mọi thủ tục đăng ký làm tại công ty điện lực với thời gian giải quyết không quá 7 ngày. Điều kiện khách hàng phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như sau:

Các khách hàng mua điện để sử dụng tiêu dùng cho các nhu cầu sinh hoạt gia đình hàng ngày muốn lắp điện 3 pha, cần chuẩn bị các giấy tờ cấp điện 3 pha thang máy sau:

  • Giấy đề nghị mua điện
  • Giấy tờ tùy thân (của cá nhân – đối với hộ gia đình; hoặc người đại diện hợp pháp của Tổ chức)
  • Giấy tờ xác định chủ thể hợp đồng mua bán điện

Trong trường hợp khách hàng mua điện sinh hoạt 3 pha, sử dụng chung công tơ, ngoài 3 loại giấy tờ trên còn cần thêm:

  • Sổ hộ khẩu/Sổ tạm trú/xác nhận công an quản lý trên địa bàn của các hộ dùng chung
  • Giấy ủy quyền có chữ ký của các hộ dùng chung

Trong một số trường hợp cụ thể, cần chủ động liên hệ trực tiếp với điện lực tại nơi lưu trú để được tư vấn các giấy tờ thủ tục cần thiết. Về cơ bản, thủ tục kéo điện 3 pha hiện nay khá dễ dàng, việc xin cấp điện 3 pha không quá khó khăn!

so-do-manh-dien-thang-may
Sơ đồ mạnh điện thang máy 

Sơ đồ lắp điện thang máy

Sơ đồ mạnh điện thang máy gồm sơ đồ điều kiển trung tâm và Bộ điều khiển cửa của thang máy; Bộ điều khiển thời gian đóng – mở thang máy; Bộ điều khiển giúp biến đổi điện áp và tần số dòng điện; Phím kéo dài thời gian; Phím đóng – mở nhanh cửa thang máy; Hệ thống truyền thông (intercom) trong thang máy; Tắt đèn – quạt thông gió tự động; Đèn chiếu sáng khẩn cấp và chuông báo động; Ắc quy dự phòng; Thiết bị đo – điều chỉnh hoạt động của cửa thang máy; Thiết bị báo quá tải; Tự động bỏ qua; Chuông báo tầng.

Ở mỗi bộ phận này yêu cầu tiêu chuẩn lắp đặt khác nhau, yêu cầu kỹ năng và kinh nghiệm lắp đặt của kỹ thuật viên cần đáp ứng được yêu cầu lắp đặt điện tiêu chuẩn. 

so-do-hẹ-thong-dien-thang-may
Sơ đồ hệ thống mạnh điện thang máy được kết nối với trung tâm điều khiển

Bộ điều khiển này được xem như “bộ não” của chiếc thang máy, quyết định toàn bộ quá trình hoạt động tự động của thiết bị. Mô-đun có khả năng kết nối các bộ phận, chương trình phụ tạo nên tổng thể hài hòa, hoàn chỉnh. Nhờ bộ điều khiển mô-đun tự động hóa, thang máy có thể dễ dàng vận hành và thực hiện toàn bộ chức năng.

Hướng dẫn cách đi dây điện trong thang máy

Trước khi lắp đặt điện thang máy cần chọn loại dây điện đáp ứng những tiêu chuẩn lắp đặt phù hợp theo cách sau:

  • Đối với thang máy tải hàng 2000kg, công suất máy kéo & tủ điện < 15kw, chọn dây cáp cu/pvc/xlpe, tiết diện 3x16 + 1x6 mm2 (hoặc 3x10 + 1x6 mm2)
  • Đối với thang máy tải khách 250kg, 350kg,..., 1000kg, công suất máy kéo < 6.7kw & công suất tủ điện < 7.5kw, nên chọn dây cáp cu/pvc/xlpe 3x10 + 1x6 mm2 hoặc dây 3 pha 4x6
  • Đối với thang máy tải thực phẩm 200kg, công suất máy kéo < 2.2 kw & công suất tủ điện < 5.5kw, chọn cáp cu/pvc, tiết diện 3x4 + 1x2.5 mm2

Cách đi dây điện thang máy có 02 cách cơ bản như lắp điện sinh hoạt, khách hàng có thể lựa chọn cách lắp đặt dưới đây:

Cách đi dây điện nổi: Dây & cáp điện sẽ được luồn trong các ống nhựa hoặc nẹp nhựa và được cố định trên tường, trần nhà. Số lượng dây trong ống cần xem xét sao cho đừng quá chật để có thể rút dây, luồn dây khi cần thiết sửa chữa thay thế. Các loại dây như VCm, VCmd, VC là thích hợp cho cách đi dây nổi. Với cách đi này dễ đi tuy nhiên nếu không xử lý khoa học sẽ mất thẩm mỹ, đặc biệt đối với thang máy kính. 

Cách đi dây điện ngầm: Đối với các công trình ngoại vi, không dính liền với nhà, dây & cáp điện được luồn trong các ống nhựa cứng hoặc ống thép chịu lực, không thấm nước và chôn trong tường làm tăng tính thẩm mỹ, tuy nhiên cần lựa chọn loại ống chống nước, chống mối mọt…

cach-di-day-dien-thang-may
Cách đi dây điện trong thang máy

Tìm hiểu về tủ điện thang máy

Tủ điện thang máy hay còn gọi là tủ điều khiển thang máy có chức năng điều khiển mọi hoạt động của thang máy, thực tế các chức năng hoạch định phối hợp với các lệnh điều khiển của người sử dụng. Tủ điều khiển làm việc nhờ các thiết bị khác cung cấp dữ kiện sau khi đã kiểm soát hàng loạt các chức năng an toàn.

Cấu tạo tủ điện thang máy gồm nhiều bộ phận khác nhau như hệ thống điều khiển, hệ thống mạch động lực, hệ thống bảo vệ an toàn,…  Mỗi chi tiết có trong tủ điện thực hiện một chức năng khác nhau. Sơ đồ tủ điện thang máy được cấu tạo như sau:

so-do-lap-dien-thang-may
Sơ đồ lắp đặt điện hệ thống thang máy

Nguyên lý hoạt động của Tủ điều khiển thang máy: Tín hiệu điều khiển sẽ được truyền tới hệ thống điều khiển, vị trí này sẽ tiếp nhận đồng thời xử lý thông tin, phát tín hiệu nhanh chóng tới mạch động lực để từ đó giúp động cơ quay, giúp cabin thang máy di chuyển tới vị trí mà chúng ta cần. Quá trình hoạt động cứ lặp lại liên tục và sẽ giúp cho con người có thể sử dụng thang máy một cách đơn giản.

tu-dien-thang-may
Tủ điện thang máy MT70 tủ điện nổi tiếng về độ bền và vận hành ổn định

Kiểm định an toàn điện thang máy sau khi lắp đặt

Kiểm định thang máy là hoạt động quan trọng và bắt buộc phải thực hiện trước khi đưa thang máy vào sử dụng. Trong đó kiểm định an toàn điện thang máy sau khi lắp đặt là một trong nhiều hoạt động kiểm định quan trọng, các hạng mục mục an toàn điện cần được kiểm tra bao gồm:

  • Hệ thống chiếu sáng, đèn cứu hộ
  • Hệ thống thông gió, điều hòa không khí
  • Hệ thống thông tin, liên lạc (chuông báo khẩn cấp, điện thoại)
  • Bảng vận hành
  • Công tắc an toàn cửa cabin khi gặp chướng ngại vật
  • Tín hiệu chiều lên xuống
  • Nút ấn gọi tầng
  • Công tắc cứu hỏa (khóa chạy/dừng ở tầng chính)
  • Kiểm tra điện áp nguồn và các thiết bị đóng ngắt, thiết bị an toàn điện
  • Kiểm tra phanh điện từ: khe hở má phanh, lực phanh, tình trạng đóng ngắt ...
  • Bộ quá tải (nếu đặt trên buồng đặt máy)
  • Bộ cứu hộ khi mất điện nguồn
  • Tủ tái tạo năng lượng
  • Bộ khống chế vượt tốc: tiếp điểm điện, dây cáp, lò xo, lẫy điện, lẫy cơ
  • Điều kiện môi trường trong phòng đặt máy (Không quá 40 độ C) đảm bảo các thiết bị điện hoạt động ổn định, an toàn

Kiểm định viên tham gia kiểm định an toàn điện thang máy cần phải nắm rõ những yêu cầu và tiêu chuẩn của điện thang máy. Có phương pháp tiếp cận, kiểm định chuyên nghiệp và đảm bảo an toàn trong quá trình tổ chức kiểm định. Thang máy sau khi đã được đảm bảo an toàn 100% về điện và các yếu tố kỹ thuật khác sẽ được đơn vị kiểm định cấp chứng nhận thang máy tiêu chuẩn quốc gia và được phép đưa vào sử dụng. 

>> Xem thêm: Chi phí sử dụng thang máy gia đình trong 1 tháng

kiem-dinh-dien-thang-may
Kiểm định an toàn điện thang máy luôn được Thang máy Đông Đô nghiêm túc thực hiện

Như vậy điện thang máy là hạng mục đặc biệt hơn so với các loại điện sinh hoạt, sản xuất thông thường. Vì vậy khách hàng khi lắp đặt thang máy cần phải tìm hiểu kỹ và có phương án xin cấp phép sử dụng điện 3 phase sớm để không ảnh hưởng đến tiến độ lắp đặt công trình. Mọi thắc mắc liên quan đến phương án thiết kế, thi công, lắp đặt thang máy quý khách hãy gọi cho Thang máy Đông Đô 086 504 3686 để được tư vấn tận tình triển khai thực hiện hiệu quả.

>> Xem thêm: Thang máy thường dùng điện mấy pha? So sánh 1phase và 3phase


Thông tin về chúng tôi:

📞 Hotline: 086 504 3686

📍 Địa chỉ: LK 03-03, Khu Đô Thị Hinode Royal Park, Xã Kim Chung, Huyện Hoài Đức, Hà Nội

🌐 Theo dõi Đông Đô tại D.D-Omnichannel

Chia sẻ :

Thêm bình luận

 Bạn đã gửi bình luận thành công!   Tải lại
Error: Please try again

Tin Tức liên quan

Đăng ký tư vấn

 Tin nhắn của bạn đã được gửi thành công, Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất. Cảm ơn bạn!
Error: Please try again