Những lưu ý khi thiết kế nhà ống có thang máy
Việc lắp đặt thang máy cho nhà phố đẹp có thang máy trở nên phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay, thang máy không chỉ giúp cho quá trình di chuyển dễ dàng, tiện lợi mà còn giúp nâng tầm đẳng cấp, tính sang trọng của ngôi nhà. Tuy nhiên thì không phải ngôi nhà ống nào cũng có thể lắp thang máy. Hãy cùng thang máy Đông Đô tìm hiểu kĩ về “Những lưu ý khi thiết kế nhà ống có thang máy” ngay dưới đây nhé!
1. Những lưu ý khi thiết kế thang máy cho nhà ống
1.1. Chọn vị trí thiết kế thang máy cho nhà ống
Khi thiết kế nhà ống có thang máy, bạn cần lựa chọn những vị trí thích hợp, thuận tiện cho việc lên xuống để bố trí thang máy. Đặc biệt với những nhà ống có sự hạn chế về diện tích thì cần phải xem xét kỹ càng nhằm đảm bảo thẩm mỹ, an toàn và thuận tiện trong quá trình di chuyển. Ngoài ra, với những gia chủ kết hợp cả những mô hình kinh doanh thì cần chú ý đảm bảo sự riêng tư
1.2. Lựa chọn thang máy có tải trọng, thiết kế phù hợp với kiến trúc ngôi nhà
Lưu ý tiếp theo khi thiết kế nhà ống có thang máy là cần lắp đặt thang máy phù hợp với tải trọng, kích thước của thang máy. Lắp đặt theo đúng như thiết kế bản vẽ của nhà sản xuất và phù hợp với diện tích không gian ngôi nhà. Việc này giúp cho thiết kế được hài hòa, tổng thể hoàn chỉnh và đảm bảo được tuổi thọ của thang máy.
Việc lựa chọn thang máy còn phụ thuộc vào diện tích của ngôi nhà. Thang máy đòi hỏi diện tích sàn khá lớn, tối thiểu 60m2/sàn. Với những ngôi nhà có bề ngang từ 4m trở lên sẽ giúp việc lắp đặt dễ dàng hơn.
Khi xây dựng hố thang máy, bạn nên xây dựng phần tường bao quanh hố thang có bề dày khoảng 100 đến 20mm, đồng thời thiết kế bốn cột ở bốn góc có kích thước 100 x 300mm để đảm bảo hố thang chịu được lực an toàn.
Khi xây dựng thang máy, cần chừa lại một khoảng trống để tạo sự thuận lợi cho việc lắp đặt sau này. Việc chừa lại khoảng trống cũng giúp công tác ốp lát, hoàn thiện sau này dễ dàng và có tính thẩm mỹ cao.
1.3. Sắp xếp bố cục không gian hợp lý
Khi gia chủ có nhu cầu thiết kế nhà ống có thang máy, cần tham khảo, trao đổi thật kỹ với kiến trúc sư về các giải pháp thiết kế mặt đứng và mặt bằng công năng để đảm bảo về vấn đề an toàn khi cháy nổ.
2. Các mẫu thang máy phổ biến trong thiết kế nhà ống
2.1. Mẫu thang máy kính
Những gia chủ thích thiết kế nhà theo phong cách sang trọng và hiện đại khá ưa chuộng mẫu thang máy kính. Loại thang máy này có cabin làm bằng kính và phần bên ngoài cũng được bao bọc bởi những lớp kính cường lực chắc chắn. Thang máy kính có tính thẩm mỹ rất cao, đảm bảo an toàn cho người sử dụng vì có thể nhìn thấy toàn cảnh từ trong ra ngoài thang máy.
2.2. Mẫu thang máy vách gỗ
Mẫu thang máy vách gỗ thường được sử dụng trong ngôi nhà có thiết kế hơi hướng cổ điển hay xa hoa để đồng bộ nội thất gỗ trong nhà.
2.3. Mẫu thang máy tròn
Với những ngôi nhà mang thiên hướng kiến trúc châu Âu thì cầu thang tròn là sự lựa chọn hoàn hảo. Từ giếng thang, kính tròn xung quanh giếng thang rất phù hợp với những căn Villa, biệt thự có diện tích rộng lớn. Với những căn nhà ống thì mẫu thang tròn này có sự biến tấu để phù hợp hơn.
3. Cách bố trí thang máy phổ biến trong nhà ống hiện nay
Hiện nay có 2 cách bố trí thang máy trong nhà ống phổ biến nhất là thiết kế thang máy ở giữa cầu thang bộ và thiết kế bên cạnh cầu thang bộ.
3.1. Nhà ống có thang máy ở giữa cầu thang bộ
Phương án này phù hợp với những ngôi nhà dự án, không được xây dựng sẵn hố thang máy. Ngoài ra, cũng được sử dụng ở những ngôi nhà đang ở, chưa có hố thang nhưng có nhu cầu đưa thang máy vào sử dụng. Việc sử dụng giếng trời hay khoảng trống giữa lòng cầu thang là lưa chọn phù hợp, giúp tiết kiệm diện tích cho ngôi nhà.
Tuy nhiên khi lắp đặt loại thang máy này cũng có những hạn chế như mất một phần diện tích nhà. Điều này gây ra cảm giác khó chịu khi ánh sáng cũng như không khí không thể lưu thông vào.
3.2. Nhà ống có thang máy bên cạnh thang bộ
Lắp đặt thang máy bên cạnh cầu thang bộ là phương án được sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng nhà phố, nhà ống, những công trình có diện tích hẹp, chiều sâu lớn. Với phương án này thì phần cầu thang sẽ có độ dốc lớn, khiến quá trình đi lại sẽ gặp đôi chút khó khăn. Bên cạnh đó, việc xây dựng 2 cầu thang cạnh nhau cũng sẽ hao tốn nhiều diện tích của công trình.
Có thể bạn quan tâm:
- Những lưu ý khi lắp đặt thang máy gia đình
- Các kích thước tiêu chuẩn và lưu ý lắp đặt thang máy gia đình
Trên đây thang máy Đông Đô đã cùng bạn tìm hiểu kĩ về “Những lưu ý khi thiết kế nhà ống có thang máy”, mong rằng qua bài viết trên, bạn có thể lựa chọn được kiểu lắp đặt thang máy phù hợp với không gian sống của bạn. Cần tư vấn lắp đặt thêm về thang máy, hãy liên hệ ngay tới thang máy Đông Đô để được tư vấn bạn nha!
Thông tin về chúng tôi:
📞 Hotline: 086 504 3686
📍 Địa chỉ: LK 03-03, Khu Đô Thị Hinode Royal Park, Xã Kim Chung, Huyện Hoài Đức, Hà Nội
🌐 Theo dõi Đông Đô tại D.D-Omnichannel
Bình luận
Thêm bình luận