Cách tính công suất thang máy tải hàng
Công suất là một đơn vị đo lường công thực hiện được trong một thời gian nhất định. Áp dụng vào trường hợp của thang hàng, công suất được biểu thị qua số lượng điện tiêu thụ trong vòng 1 giờ của thang máy tải hàng. Vậy công suất là gì? Công suất của thang máy được tính thế nào? Nên dùng thiết bị thang máy có công suất lớn hay công suất nhỏ? Công suất của thang máy tải hàng phù hợp với công năng sử dụng là bao nhiêu? Đông Đô sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về công suất thang máy tải hàng trong bài viết dưới đây.
1. Công suất thiết bị là gì? Đơn vị đo công suất thang tải hàng là gì?
Công suất được định nghĩa là công thực hiện được trong một khoảng thời gian xác định. Khi quyết định mua/sử dụng một thiết bị điện bất kỳ, mọi người sẽ có thói quen tìm hiểu về công suất của thiết bị. Khi đó, công suất sẽ được hiểu như lượng điện năng tiêu thụ trong khoảng thời gian nhất định (thường được tính theo giờ) của thiết bị điện đang được xem xét.
Lấy ví dụ một số thiết bị điện dân dụng có công suất như sau:
- Công suất của một bóng đèn tuýp led 1m2 là 36w
- Máy điều hòa có công suất 9000BTU/h sẽ tiêu thụ lượng điện tương đương 2637w/h
- Công suất bếp từ giao động trong khoảng từ 1000 - 2000w
Dù trong nhà hay trong xưởng, trong công trình gia đình hay nhà máy, công suất sẽ là một trong những yếu tố được xét tới khi chủ đầu tư lựa chọn thiết bị. Và thang hàng cũng không phải ngoại lệ. Đối với thang máy tải hàng, công suất sẽ được tính theo đơn vị kwh, tương đương với số điện tiêu thụ khi vận hành đủ một giờ. Sản phẩm cơ điện này có rất nhiều thiết bị sử dụng điện như hệ thống đèn chiếu sáng, quạt thông gió, bảng hiển thị led trong cabin (COP), bảng hiển thị tầng ngoài cabin (LOP),... Tuy nhiên, hai thiết bị tiêu thụ điện năng chủ yếu trong khi vận hành thang hàng là máy kéo và tủ điện.
Vậy công suất thang hàng được tính thế nào? Công suất được tính theo giá trị tổng mức công suất của máy kéo và tủ điện thang máy tải hàng hay là tính đơn lẻ? Cùng Đông Đô xem mức công suất thang hàng trong phần tiếp theo nhé.
2. Có bao nhiêu mức công suất thang hàng? Các mức tải trọng tương ứng là bao nhiêu?
Thang hàng thường là thang tải trọng lớn, cần máy kéo có công suất thật khỏe để đảm bảo an toàn trong vận hành. Tuy nhiên trong thời gian gần đây thì công nghệ sản xuất máy kéo thang máy tải hàng đã được cải tiến nhiều. Do đó, với một số trường hợp thang tải hàng có kèm tải người, chủ đầu tư vẫn có thể sử dụng loại máy kéo không hộp số.
Máy kéo thang máy tải hàng và tủ điện vận hành là hai thiết bị riêng biệt và có các mức công suất khác nhau. Máy kéo thang hàng có các mức công suất từ 5.6kw, 7.0kw, 11.1kw, 19.4kw,... cho tới 27.7kw. Mức công suất tủ điện thang máy được thiết kế từ 7.5kw cho tới 35kw. Công suất tủ điện thang máy tải hàng bao giờ cũng sẽ lớn hơn mức công suất của máy kéo 15% để đảm bảo tủ luôn cung cấp đủ điện năng cho thang máy vận hành an toàn.
Theo nhiều tài liệu, công suất của thang máy tải hàng thường được tính theo công suất của máy kéo. Vì thế, khi nói tới công suất máy kéo thì mọi người sẽ hiểu ngay đó là mức công suất tương ứng của thang máy tải hàng.
Công suất của thang máy sẽ quyết định tải trọng và tốc độ tối đa của thiết bị. Tuy nhiên với đặc thù của thang máy tải hàng là luôn chở đủ tải và vận hành liên tục, nên công suất thiết bị sẽ phản ánh cả tuổi thọ của thiết bị nữa. Dưới đây là bảng liệt kê chi tiết công suất máy kéo và các mức tải trọng, tốc độ tương ứng của thang máy tải hàng:
Loại máy kéo cho thang tải hàng kèm tải người |
Công suất (kw) |
Tốc độ tối đa (m/s) |
Tải trọng tối đa (kg) |
Kích thước cabin tối đa (mm * mm) |
Máy kéo không hộp số FK500 |
5.6 |
0.5 |
1600 |
1900 * 2000 |
7.0 |
0.63 |
1600 |
1900 * 2000 |
|
11.1 |
1.0 |
1600 |
1900 * 2000 |
|
16.6 |
1.5 |
1600 |
1900 * 2000 |
|
22.1 |
1.6 |
2000 |
2100 * 2300 |
|
27.6 |
2.0 |
2000 |
2100 * 2300 |
|
Máy kéo có hộp số SYJF-2000 |
11 |
1.0 |
1000 |
1600 * 1800 |
15 |
0.63 |
2000 |
2100 * 2300 |
|
Máy kéo có hộp số SYJF-3000 |
18.5 |
1 |
1600 |
1900 * 2000 |
18.5 |
0.5 |
3200 |
2200 * 2500 |
|
Máy kéo có hộp số SYJF-310 |
22 |
0.5 |
5000 |
2400 * 2700 |
Máy kéo có hộp số SYJ300 |
25 |
0.5 |
4000 |
2300 * 2500 |
25 |
0.25 |
8000 |
2500 * 3000 |
3. Cách tính công suất thang máy tải hàng
Theo chuyên trang về toán học, các cách tính công suất có thể kể đến như sau:
- Cách tính công suất cơ học:
Đối với chuyển động đều, có khoảng thời gian “t” và khoảng cách “s” được xác định, vật chuyển động với vận tốc ghi nhận được = v và được tác dụng lực F, thì công thức tính công suất P sẽ là:
- Cách tính công suất tiêu thụ điện:
Trong đó:
- P: công suất của mạch điện xoay chiều (W).
- U: điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mạch điện xoay chiều (V).
- I: cường độ hiệu dụng trong mạch điện xoay chiều (A).
- cos φ: hệ số công suất của đoạn mạch xoay chiều.
Đối với thang máy, công suất của thang máy được tính bằng công suất thiết kế của máy kéo thang máy. Trong trường hợp của thang máy tải hàng, công suất tiêu thụ điện có thể được quy đổi tương đương với lượng điện tiêu thụ của thang máy tải hàng trong quá trình vận hành.
Trong các công trình tư nhân, chi phí sử dụng thang máy gia đình rất rẻ. Nếu nhìn theo công suất thiết kế của thang máy (VD 5,6kwh) thì dường như thang máy sẽ là thiết bị “ngốn” nhiều điện nhất khi so với công suất điều hòa (chỉ khoảng 0,9kwh), công suất tủ lạnh (2,4kwh) hay công suất máy bơm (khoảng 0,1-0,3kwh). Tuy nhiên khi xét trên thực tế, thang máy lại là một trong những thiết bị ít tiêu thụ điện nhất trong nhà. Gia đình nào sử dụng nhiều thì mỗi tháng cũng chỉ tốn khoảng 350.000 - 450.000 VNĐ/tháng.
Trong các công trình nhà xưởng, trường học, bệnh viện có rất nhiều thiết bị sử dụng động cơ điện có công suất lớn nên việc áng chừng lượng điện tiêu thụ sẽ khá khó khăn. Do đó lượng điện tiêu thụ của thang máy tải hàng nên được tính theo công thức. Từ những thông số theo thiết kế của thang máy tải hàng, ta sẽ hình thành được công thức tính công suất tiêu thụ điện của thang hàng như sau:
Trong đó:
- P: Công suất tiêu thụ điện của thang máy tải hàng
- St: Số lần khởi động thang máy
- J: Chiều cao hành trình thang máy
- Po: Công suất thiết kế của máy kéo thang hàng
- Sp: Tốc độ thang máy tối đa theo thiết kế
Ví dụ: Thang máy tải hàng được lắp đặt trong công trình nhà xưởng cao 10m. Công trình sử dụng máy kéo có công suất 5.6kwh, tốc độ tối đa là 0.5m/s. Giả sử trường hợp thang vận hành khoảng 100 lần/ngày. Theo công thức ở trên, ngày hôm đó thang máy tải hàng sẽ tiêu thụ khoảng 3 số điện.
4. Năm cách tiết kiệm điện khi sử dụng thang hàng
Mặc dù thang máy tải hàng rất tiết kiệm điện, nhưng không vì thế mà chúng ta dùng không có kế hoạch dẫn đến hoang phí điện năng. Trong đợt đầu cao điểm mùa hè, tình trạng thiếu điện xảy ra ở nhiều địa phương trên cả nước. Ở ngay thủ đô Hà Nội, EVN thành phố cũng phải thực hiện lịch cắt điện luân phiên để đảm bảo lượng điện sử dụng trong những giờ cao điểm. Để kiểm soát tình hình này, Chính phủ đã phát động chiến dịch tiết kiệm điện để giảm thiểu nguy cơ thiếu điện ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh. Do đó, trong mỗi đơn vị sự nghiệp, nhà xưởng, nhà máy có lắp đặt thang hàng hoặc thang máy tải hàng kèm tải người, cần lưu ý sử dụng thang máy đúng cách để tiết kiệm điện cũng như duy trì thang máy luôn bền bỉ và ổn định.
Dưới đây là 5 cách tiết kiệm điện khi sử dụng thang hàng:
- Lựa chọn thang máy phù hợp với nhu cầu, thiết kế công trình
- Sử dụng sản phẩm thang máy tải hàng chính hãng
- Chở hàng đúng trọng tải quy định, đóng gói vận chuyển đúng quy cách
- Bảo trì, bảo dưỡng thang máy thường xuyên
- Thay thế, sửa chữa thang máy, thay thế linh kiện thang máy kịp thời. Tuổi thọ thiết bị cũng sẽ ảnh hưởng tới khả năng vận hành thang hàng
5. So sánh công suất thang hàng của các hãng thang máy nổi tiếng
Mỗi hãng sẽ thiết kế nhiều loại máy kéo thang máy tải hàng với các mức công suất khác nhau. Tùy thuộc vào thiết kế công trình, mục đích sử dụng, hàng hóa chuyên chở mà bên đơn vị thang máy sẽ tư vấn lựa chọn loại máy kéo cho phù hợp. Dưới đây là bảng so sánh máy kéo thang hàng các hãng để mọi người tham khảo:
Hãng |
Fuji FK500 |
||||
Công suất |
5.6 kw |
13 kw |
15 kw |
16 kw |
18 kw |
Tải trọng tối đa |
1600 kg |
1500 kg |
1500 kg |
1500 kg |
1800 kg |
Tốc độ tối đa |
0.5 m/s |
1 m/s |
1 m/s |
0.5 m/s |
1 m/s |
6. Lựa chọn tủ điện phù hợp với mức công suất thế nào
Tủ điện thường được yêu cầu có công suất thiết kế lớn hơn của máy kéo từ 15 - 25%. Đây là yêu cầu tiên quyết trước khi lựa chọn tủ điện để đảm bảo thang máy vận hành đúng kỹ thuật, an toàn, bền bỉ.
Để được tư vấn sử dụng loại tủ điện thang hàng phù hợp với máy kéo và để lựa chọn, tính toán công suất thang máy tải hàng phù hợp, Quý chủ thầu nên tìm tới sự tư vấn từ những đơn vị chuyên lắp đặt thang máy tải hàng chất lượng. Tự hào là đơn vị chuyên lắp đặt thang máy tải khách kèm tải hàng, thang máy tải hàng, thang thực phẩm, Đông Đô luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng lựa chọn thang máy tối ưu nhất cho công trình.
>> Xem thêm: Báo giá lắp đặt thang tải hàng 1000-5000Kg mới nhất
Thông tin về chúng tôi:
📞 Hotline: 086 504 3686
📍 Địa chỉ: LK 03-03, Khu Đô Thị Hinode Royal Park, Xã Kim Chung, Huyện Hoài Đức, Hà Nội
🌐 Theo dõi Đông Đô tại D.D-Omnichannel
Comments
Add New Comment