Thang máy tải thực phẩm

Thang máy tải thực phẩm

Đăng ký tư vấn

 Tin nhắn của bạn đã được gửi thành công, Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất. Cảm ơn bạn!
Error: Please try again

Tin nổi bật

Tin doanh nghiệp

Phát động cuộc thi sáng tạo slogan: Khi thang máy không còn là máy móc

Nội dung bài viết 1. Ý nghĩa của slogan đối với mỗi doanh nghiệp 2. Quy định về thể lệ, nội dung sản phẩm dự thi cuộc thi sáng tạo slogan 1.1 Thể lệ cuộc thi sáng tạo slogan 1.2 Nội dung Slogan  1.3 Đối tượng tham gia cuộc thi slogan 1.4 Cơ cấu giải thưởng Trong hơn 7 năm hoạt động, Công ty TNHH Thang máy và Thiết bị Đông Đô đã trở thành đơn vị lắp đặt, bảo trì, sửa chữa thang máy được nhiều doanh nghiệp và gia đình tin tưởng. Để xứng đáng với lòng tin và sự tín nhiệm của khách hàng, Thang máy Đông Đô sẽ nỗ lực hơn nữa trên chặng đường năm thứ 8 sắp tới. Để mừng sinh nhật lần thứ 8 của Thang máy Đông Đô, Ban Giám đốc phát động cuộc thi sáng tạo slogan với chủ đề “Khi thang máy không còn là máy móc” Công ty TNHH Thang máy và Thiết bị Đông Đô phát động cuộc thi sáng tạo slogan 1. Ý nghĩa của slogan đối với mỗi doanh nghiệp Slogan là một câu ngắn gọn giúp doanh nghiệp gắn kết với khách hàng mục tiêu và thể hiện giá trị cốt lõi của mình. Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng gay gắt, slogan không chỉ là lời kêu gọi mà còn là biểu tượng tinh thần độc đáo, giúp thương hiệu nổi bật và ghi sâu trong tâm trí người tiêu dùng. Slogan hiệu quả có khả năng tóm gọn sự khác biệt của doanh nghiệp và nhấn mạnh giá trị độc đáo mà sản phẩm hoặc dịch vụ của họ mang lại. Khi được chọn lựa và xây dựng cẩn thận, slogan có thể truyền tải thông điệp quan trọng và tạo ra một kết nối tinh tế với cảm xúc của khách hàng. Việc lựa chọn slogan phù hợp không chỉ giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu mạnh mẽ mà còn tạo ra sự nhận diện dễ dàng trong tâm trí người tiêu dùng. Một slogan độc đáo và ấn tượng có thể tạo ra tương tác tích cực, thúc đẩy sự tò mò và khám phá thêm về sản phẩm hoặc dịch vụ mà thương hiệu cung cấp. Ngoài ra, slogan còn giúp thể hiện tầm nhìn, triết lý kinh doanh và cam kết của doanh nghiệp đối với khách hàng. Một slogan mạnh mẽ có thể kích thích tinh thần làm việc của nhân viên, tạo sự gắn kết và thúc đẩy họ hướng tới mục tiêu chung. Như vậy, việc tạo ra một slogan đầy ý nghĩa và độc đáo là một phần quan trọng của việc xây dựng một thương hiệu thành công, giúp doanh nghiệp nổi bật trong đám đông và tạo dấu ấn đậm nét trong lòng của khách hàng. Hiểu được điều này, Ban Giám đốc Công ty TNHH Thang máy và Thiết bị Đông Đô tổ chức cuộc thi sáng tạo Slogan với chủ đề "Khi thang máy không còn là máy móc" 2. Quy định về thể lệ, nội dung sản phẩm dự thi cuộc thi sáng tạo slogan Theo thời gian, Thang máy Đông Đô nhận thấy rằng chiếc thang máy không chỉ đơn thuần là một thiết bị di chuyển. Với mỗi công trình khi lắp đặt thang máy, chủ thầu thường cân nhắc cả về những khía cạnh như tính thẩm mĩ, chính sách, dịch vụ,... Thang máy Đông Đô luôn cố gắng nâng cao trình độ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Chính vì vậy, slogan được chọn ra trong cuộc thi này cũng sẽ thể hiện rõ tầm nhìn và sứ mệnh của Thang máy Đông Đô trong thời gian tới. 1.1 Thể lệ cuộc thi sáng tạo slogan - Vòng 1: Mỗi nhân sự nghĩ tối thiểu 1 slogan, không giới hạn số lượng. - Vòng 2: Slogan hay nhất của mỗi nhân sự nộp tại vòng 1 sẽ được Ban Giám đốc lựa chọn để tham gia vòng bình chọn online. - Vòng 3: Ba nhân sự nhận được số lượt bình chọn cao nhất sẽ thuyết trình trình bày ý tưởng của mình. 1.2 Nội dung Slogan Các slogan phải đảm bảo: - Slogan chưa từng được sự dụng bởi các doanh nghiệp, hội nhóm khác. - Mỗi câu slogan tối thiểu 3 từ - Slogan tạo cảm xúc mạnh mẽ, tích cực, dễ đọc, dễ nhớ, không có từ ngữ địa phương. - Slogan thể hiện được tầm nhìn chiến lược và sứ mệnh của công ty  1.3 Đối tượng tham gia cuộc thi slogan Đối tượng tham gia cuộc thi sáng tạo slogan là toàn thể nhân viên Công ty TNHH Thang máy và Thiết bị Đông Đô. Đây là cơ hội cho mỗi nhân sự phát huy sự sáng tạo và giúp mỗi nhân sự hiểu hơn về công ty. 1.4 Cơ cấu giải thưởng - Slogan được chọn sẽ trở thành slogan chính thức của Công ty, tác giả sẽ được trao thưởng: 2.000.000 triệu đồng và tăng lương. - Các giải thưởng phụ sẽ được cập nhật trong văn bản công bố trên 1Office  Thông tin về chúng tôi: 📞 Hotline: 086 504 3686 | 037 504 3686 | 033 717 3686 | 0386 15 3686 📍 Địa chỉ: 53 Phạm Thận Duật, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội 🌐 Theo dõi Đông Đô tại D.D-Omnichannel

Cách tính công suất thang máy tải hàng

Công suất là một đơn vị đo lường công thực hiện được trong một thời gian nhất định. Áp dụng vào trường hợp của thang hàng, công suất được biểu thị qua số lượng điện tiêu thụ trong vòng 1 giờ của thang máy tải hàng. Vậy công suất là gì? Công suất của thang máy được tính thế nào? Nên dùng thiết bị thang máy có công suất lớn hay công suất nhỏ? Công suất của thang máy tải hàng phù hợp với công năng sử dụng là bao nhiêu? Đông Đô sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về công suất thang máy tải hàng trong bài viết dưới đây. Nội dung bài viết 1. Công suất thiết bị là gì? Đơn vị đo công suất thang tải hàng là gì? 2. Có bao nhiêu mức công suất thang hàng? Các mức tải trọng tương ứng là bao nhiêu? 3. Cách tính công suất thang máy tải hàng 4. Năm cách tiết kiệm điện khi sử dụng thang hàng 5. So sánh công suất thang hàng của các hãng thang máy nổi tiếng 6. Lựa chọn tủ điện phù hợp với mức công suất thế nào Thang máy tải hàng 1. Công suất thiết bị là gì? Đơn vị đo công suất thang tải hàng là gì? Công suất được định nghĩa là công thực hiện được trong một khoảng thời gian xác định. Khi quyết định mua/sử dụng một thiết bị điện bất kỳ, mọi người sẽ có thói quen tìm hiểu về công suất của thiết bị. Khi đó, công suất sẽ được hiểu như lượng điện năng tiêu thụ trong khoảng thời gian nhất định (thường được tính theo giờ) của thiết bị điện đang được xem xét. Lấy ví dụ một số thiết bị điện dân dụng có công suất như sau: Công suất của một bóng đèn tuýp led 1m2 là 36w Máy điều hòa có công suất 9000BTU/h sẽ tiêu thụ lượng điện tương đương 2637w/h Công suất bếp từ giao động trong khoảng từ 1000 - 2000w Công suất thiết bị là gì Dù trong nhà hay trong xưởng, trong công trình gia đình hay nhà máy, công suất sẽ là một trong những yếu tố được xét tới khi chủ đầu tư lựa chọn thiết bị. Và thang hàng cũng không phải ngoại lệ. Đối với thang máy tải hàng, công suất sẽ được tính theo đơn vị kwh, tương đương với số điện tiêu thụ khi vận hành đủ một giờ. Sản phẩm cơ điện này có rất nhiều thiết bị sử dụng điện như hệ thống đèn chiếu sáng, quạt thông gió, bảng hiển thị led trong cabin (COP), bảng hiển thị tầng ngoài cabin (LOP),... Tuy nhiên, hai thiết bị tiêu thụ điện năng chủ yếu trong khi vận hành thang hàng là máy kéo và tủ điện. Vậy công suất thang hàng được tính thế nào? Công suất được tính theo giá trị tổng mức công suất của máy kéo và tủ điện thang máy tải hàng hay là tính đơn lẻ? Cùng Đông Đô xem mức công suất thang hàng trong phần tiếp theo nhé. Công suất thang máy là bao nhiêu 2. Có bao nhiêu mức công suất thang hàng? Các mức tải trọng tương ứng là bao nhiêu? Thang hàng thường là thang tải trọng lớn, cần máy kéo có công suất thật khỏe để đảm bảo an toàn trong vận hành. Tuy nhiên trong thời gian gần đây thì công nghệ sản xuất máy kéo thang máy tải hàng đã được cải tiến nhiều. Do đó, với một số trường hợp thang tải hàng có kèm tải người, chủ đầu tư vẫn có thể sử dụng loại máy kéo không hộp số. Máy kéo không hộp số của thang máy tải hàng Máy kéo thang máy tải hàng và tủ điện vận hành là hai thiết bị riêng biệt và có các mức công suất khác nhau. Máy kéo thang hàng có các mức công suất từ 5.6kw, 7.0kw, 11.1kw, 19.4kw,... cho tới 27.7kw. Mức công suất tủ điện thang máy được thiết kế từ 7.5kw cho tới 35kw. Công suất tủ điện thang máy tải hàng bao giờ cũng sẽ lớn hơn mức công suất của máy kéo 15% để đảm bảo tủ luôn cung cấp đủ điện năng cho thang máy vận hành an toàn. Theo nhiều tài liệu, công suất của thang máy tải hàng thường được tính theo công suất của máy kéo. Vì thế, khi nói tới công suất máy kéo thì mọi người sẽ hiểu ngay đó là mức công suất tương ứng của thang máy tải hàng. Công suất của thang máy sẽ quyết định tải trọng và tốc độ tối đa của thiết bị. Tuy nhiên với đặc thù của thang máy tải hàng là luôn chở đủ tải và vận hành liên tục, nên công suất thiết bị sẽ phản ánh cả tuổi thọ của thiết bị nữa. Dưới đây là bảng liệt kê chi tiết công suất máy kéo và các mức tải trọng, tốc độ tương ứng của thang máy tải hàng: Loại máy kéo cho thang tải hàng kèm tải người Công suất (kw) Tốc độ tối đa (m/s) Tải trọng tối đa (kg) Kích thước cabin tối đa (mm * mm) Máy kéo không hộp số FK500 5.6 0.5 1600 1900 * 2000 7.0 0.63 1600 1900 * 2000 11.1 1.0 1600 1900 * 2000 16.6 1.5 1600 1900 * 2000 22.1 1.6 2000 2100 * 2300 27.6 2.0 2000 2100 * 2300 Máy kéo có hộp số SYJF-2000 11 1.0 1000 1600 * 1800 15 0.63 2000 2100 * 2300 Máy kéo có hộp số SYJF-3000 18.5 1 1600 1900 * 2000 18.5 0.5 3200 2200 * 2500 Máy kéo có hộp số SYJF-310 22 0.5 5000 2400 * 2700 Máy kéo có hộp số SYJ300 25 0.5 4000 2300 * 2500 25 0.25 8000 2500 * 3000 3. Cách tính công suất thang máy tải hàng Theo chuyên trang về toán học, các cách tính công suất có thể kể đến như sau: Cách tính công suất cơ học: Cách tính công suất cơ học Đối với chuyển động đều, có khoảng thời gian “t” và khoảng cách “s” được xác định, vật chuyển động với vận tốc ghi nhận được = v và được tác dụng lực F, thì công thức tính công suất P sẽ là: Cách tính công suất chuyển động đều Cách tính công suất tiêu thụ điện: Cách tính công suất tiêu thụ điện Trong đó: P: công suất của mạch điện xoay chiều (W). U: điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mạch điện xoay chiều (V). I: cường độ hiệu dụng trong mạch điện xoay chiều (A). cos φ: hệ số công suất của đoạn mạch xoay chiều. Đối với thang máy, công suất của thang máy được tính bằng công suất thiết kế của máy kéo thang máy. Trong trường hợp của thang máy tải hàng, công suất tiêu thụ điện có thể được quy đổi tương đương với lượng điện tiêu thụ của thang máy tải hàng trong quá trình vận hành. Trong các công trình tư nhân, chi phí sử dụng thang máy gia đình rất rẻ. Nếu nhìn theo công suất thiết kế của thang máy (VD 5,6kwh) thì dường như thang máy sẽ là thiết bị “ngốn” nhiều điện nhất khi so với công suất điều hòa (chỉ khoảng 0,9kwh), công suất tủ lạnh (2,4kwh) hay công suất máy bơm (khoảng 0,1-0,3kwh). Tuy nhiên khi xét trên thực tế, thang máy lại là một trong những thiết bị ít tiêu thụ điện nhất trong nhà. Gia đình nào sử dụng nhiều thì mỗi tháng cũng chỉ tốn khoảng 350.000 - 450.000 VNĐ/tháng. Trong các công trình nhà xưởng, trường học, bệnh viện có rất nhiều thiết bị sử dụng động cơ điện có công suất lớn nên việc áng chừng lượng điện tiêu thụ sẽ khá khó khăn. Do đó lượng điện tiêu thụ của thang máy tải hàng nên được tính theo công thức. Từ những thông số theo thiết kế của thang máy tải hàng, ta sẽ hình thành được công thức tính công suất tiêu thụ điện của thang hàng như sau: Cách tính công suất thang máy tải hàng Trong đó: P: Công suất tiêu thụ điện của thang máy tải hàng St: Số lần khởi động thang máy J: Chiều cao hành trình thang máy Po: Công suất thiết kế của máy kéo thang hàng Sp: Tốc độ thang máy tối đa theo thiết kế Ví dụ: Thang máy tải hàng được lắp đặt trong công trình nhà xưởng cao 10m. Công trình sử dụng máy kéo có công suất 5.6kwh, tốc độ tối đa là 0.5m/s. Giả sử trường hợp thang vận hành khoảng 100 lần/ngày. Theo công thức ở trên, ngày hôm đó thang máy tải hàng sẽ tiêu thụ khoảng 3 số điện. Các thiết bị điện trong nhà có mức công suất khác nhau 4. Năm cách tiết kiệm điện khi sử dụng thang hàng Mặc dù thang máy tải hàng rất tiết kiệm điện, nhưng không vì thế mà chúng ta dùng không có kế hoạch dẫn đến hoang phí điện năng. Trong đợt đầu cao điểm mùa hè, tình trạng thiếu điện xảy ra ở nhiều địa phương trên cả nước. Ở ngay thủ đô Hà Nội, EVN thành phố cũng phải thực hiện lịch cắt điện luân phiên để đảm bảo lượng điện sử dụng trong những giờ cao điểm. Để kiểm soát tình hình này, Chính phủ đã phát động chiến dịch tiết kiệm điện để giảm thiểu nguy cơ thiếu điện ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh. Do đó, trong mỗi đơn vị sự nghiệp, nhà xưởng, nhà máy có lắp đặt thang hàng hoặc thang máy tải hàng kèm tải người, cần lưu ý sử dụng thang máy đúng cách để tiết kiệm điện cũng như duy trì thang máy luôn bền bỉ và ổn định. Dưới đây là 5 cách tiết kiệm điện khi sử dụng thang hàng: Lựa chọn thang máy phù hợp với nhu cầu, thiết kế công trình Sử dụng sản phẩm thang máy tải hàng chính hãng Chở hàng đúng trọng tải quy định, đóng gói vận chuyển đúng quy cách Bảo trì, bảo dưỡng thang máy thường xuyên Thay thế, sửa chữa thang máy, thay thế linh kiện thang máy kịp thời. Tuổi thọ thiết bị cũng sẽ ảnh hưởng tới khả năng vận hành thang hàng Cách tiết kiệm điện khi sử dụng thang máy tải hàng 5. So sánh công suất thang hàng của các hãng thang máy nổi tiếng Mỗi hãng sẽ thiết kế nhiều loại máy kéo thang máy tải hàng với các mức công suất khác nhau. Tùy thuộc vào thiết kế công trình, mục đích sử dụng, hàng hóa chuyên chở mà bên đơn vị thang máy sẽ tư vấn lựa chọn loại máy kéo cho phù hợp. Dưới đây là bảng so sánh máy kéo thang hàng các hãng để mọi người tham khảo: Hãng Fuji FK500 Mitsubishi F-1500-2S Hyundai Kone GW15 TKE Công suất 5.6 kw 13 kw 15 kw 16 kw 18 kw Tải trọng tối đa 1600 kg 1500 kg 1500 kg 1500 kg 1800 kg Tốc độ tối đa 0.5 m/s 1 m/s 1 m/s 0.5 m/s 1 m/s 6. Lựa chọn tủ điện phù hợp với mức công suất thế nào Tủ điện thường được yêu cầu có công suất thiết kế lớn hơn của máy kéo từ 15 - 25%. Đây là yêu cầu tiên quyết trước khi lựa chọn tủ điện để đảm bảo thang máy vận hành đúng kỹ thuật, an toàn, bền bỉ. Cách lựa chọn tủ điện thang máy Để được tư vấn sử dụng loại tủ điện thang hàng phù hợp với máy kéo và để lựa chọn, tính toán công suất thang máy tải hàng phù hợp, Quý chủ thầu nên tìm tới sự tư vấn từ những đơn vị chuyên lắp đặt thang máy tải hàng chất lượng. Tự hào là đơn vị chuyên lắp đặt thang máy tải khách kèm tải hàng, thang máy tải hàng, thang thực phẩm, Đông Đô luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng lựa chọn thang máy tối ưu nhất cho công trình. Lựa chọn công ty lắp đặt thang hàng uy tín >> Xem thêm: Báo giá lắp đặt thang tải hàng 1000-5000Kg mới nhất Thông tin về chúng tôi: 📞 Hotline: 086 504 3686 | 037 504 3686 | 033 717 3686 | 0386 15 3686 📍 Địa chỉ: 53 Phạm Thận Duật, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội 🌐 Theo dõi Đông Đô tại D.D-Omnichannel

Bảng khảo sát độ tiện dụng của Website Thang máy Đông Đô

Công ty TNHH Thang máy và Thiết bị Đông Đô xin gửi lời chào, lời chúc sức khỏe tới quý đối tác. quý khách hàng!   Thang máy Đông Đô thực hiện khảo sát này để có thêm thông tin nhằm đánh giá đầy đủ hơn về sự hài lòng của quý đối tác, quý khách hàng đối với website của công ty. Mỗi câu trả lời là thông tin quý giá để chúng tôi cải thiện và nâng cao chất lượng website.   Mọi thông tin quý đối tác, quý khách hàng cung cấp sẽ được giữ bí mật tuyệt đối và chỉ được sử dụng cho mục đích nâng cao chất lượng website của chúng tôi https://thangmaydongdo.com/chinh-sach-bao-mat   Rất mong nhận được sự hỗ trợ từ quý đối tác, quý khách hàng bằng cách điền đầy đủ thông tin theo bảng khảo sát dưới đây. https://forms.gle/u6WLg3VPjuutUMQ38   Xin chân thành cảm ơn! Thông tin về chúng tôi: 📞 Hotline: 086 504 3686, 037 504 3686, 033 717 3686 📍 Địa chỉ: 53 Phạm Thận Duật, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội 🌐 Theo dõi Đông Đô tại D.D-Omnichannel

Tin kỹ thuật

Báo giá lắp đặt thang tải hàng 1000-5000Kg mới nhất

Thang máy tải hàng là sản phẩm được nhà sản xuất thiết kế, phá triển phục vụ cho các nhà máy, nhà xưởng, kho chứa. Vậy những chiếc thang máy tải hàng này có giá như thế nào? Chúng có tải trọng là bao nhiêu? Thang máy tải hàng phục vụ những công việc như thế nào? Đông Đô sẽ giải đáp tất tần tật cho các bạn cụ thể và đầy đủ nhất cho những câu hỏi này nhé. Nội dung bài viết 1.Thang máy tải hàng hóa là như thế nào? 2.Cấu tạo của thang máy tải hàng 4.Nguyên lý vận hành của thang máy tải hàng 5.Bản vẽ kỹ thuật của thang máy tải hàng 6.Kích thước tiêu chuẩn của một số dòng thang máy tải hàng 7.Các dòng thang máy tải hàng sử dụng phổ biến 7.1.Phân loại thang máy theo động cơ 7.2.Phân loại theo xuất xứ thang máy 7.3.Phân loại thang theo mục đích sử dụng 8.Quy trình lắp đặt cho thang máy tải hàng 8.1.Kiểm tra vị trí lắp đặt thang máy trên bản vẽ 8.2. Kiểm tra lại bản vẽ lắp đặt thang hàng 8.3.Kiểm tra chất lượng, nguồn gốc thiết bị của thang hàng 8.4. Chuyển hàng vào vị trí và dán cảnh báo các tầng 8.5.Tiến hành lắp đặt thang hàng đúng kỹ thuật 9.Đơn vị cung cấp thang máy tải hàng uy tín 9.1.Tìm đơn vị cung cấp thang máy tải hàng uy tín ở đâu? 9.2.Báo giá thang máy tải hàng mới nhất 1.Thang máy tải hàng hóa là như thế nào? Thang máy tải hàng hóa hay còn có tên gọi khác đó là thang máy chở hàng, thang nâng hàng là một loại cầu thang máy thường được dùng trong các nhà máy khu công nghiệp, xí nghiệp, phân xưởng, nhà kho,… chúng thường được thiết kế để vận chuyển theo hướng thẳng đứng giữa các tầng, vận chuyển và nâng hạ các loại hàng hóa đi đến các khu vực nhằm phục vụ quá trình sản xuất hoặc lưu trữ trong kho. Lắp đặt thang máy tải hàng chính hãng tại Hà Nội Với thang máy tải hàng, cabin của chúng thường được thiết kế rất rộng, lòng cabin cớ thể lớn hớn 3000mm để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa với số lượng lớn trong nhà máy, hoặc các loại hàng lớn, cồng kềnh. >> Xem thêm: Thang máy tải hàng là gì, cách lựa chọn thang tải hàng phù hợp 2.Cấu tạo của thang máy tải hàng Về cấu tạo của thang máy tải hàng thì cơ bản không khác gì so với thang máy tải khách thông thường, chúng chỉ khác nhau về công năng sử dụng và kích thước lắp đặt. Ví dụ như, với thang máy tải hàng chúng có những thiết bị và linh kiện sau: Tủ điều khiển thang máy: Đây là bộ phận quan trọng được coi là bộ não điều khiển để thang máy có thể hoạt động tự động chính xác. Với thang tải hàng, tủ điều khiển thường có công suất lớn hơn rất nhiều so với thang máy tải khách. Trung bình khoảng 18kW cho một bộ tủ. Động cơ thang máy: Máy kéo hay tên khác là động cơ tời, Motor là thiết bị cơ khí vô cùng quan trọng giúp nâng hạ thang máy lên xuống một cách dễ dàng và êm ái. Thiết bị này thông thường được thiết kế nằm trên đầu của thang máy, và chúng có thiết kế dưới dạng một động cơ dẫn động thông qua hộp giảm tốc để tốc độ di chuyển được khống chế dưới mức cho phép, rồi dẫn động quay puly truyền động dẫn cabin thang di chuyển lên xuống theo yêu cầu. Cáp, ray: Đối với 3 chi tiết cơ khí này, cũng giống với thang máy tải khách, cáp thang máy được làm từ vật liệu thép chịu lực được chế tạo rất bền và chắc chắn, tạo sự liên kết giữa cabin và đối trọng giúp thang có thể di chuyển dễ dàng. Bộ phận rail được lắp trong hố thang có chức năng định hình hướng di chuyển cho cabin và đối trọng giúp di chuyển ổn định và chống rung lắc, Mặt khác chúng còn là thanh trung gian giúp thắng cơ thang máy hoạt động khi thang gặp sự cố hoặc quá tải. Cấu tạo chi tiết của một chiếc thang máy tải hàng kèm người Đối trong thang máy: Đối trọng là một bộ phận cân bằng tải trọng, giúp giảm công suất và tiết kiệm năng lượng cho máy kéo khi thực hiện nâng hạ thang máy, đảm bảo thang máy được hoạt động êm ái và an toàn. Hệ thống giảm chấn: Hệ thống giảm chấn thường được thiết kế ở đáy hố thang, nằm giữa 2 bộ phận cabin và đối trọng, Giúp giảm chấn động mạnh cho cabin và đối trọng thang khi thang vượt tải và bị trôi về phía dưới hố. Thắng cơ thang máy: Với thang máy tải hàng, cũng giống với thang máy tải khách, thì thắng cơ cũng là bộ phận rất quan trọng. Nó cùng với bộ phận giảm tốc kết hợp đóng vai trò khống chế và ngăn chặn các trường hợp cabin bị đứt cáp hoặc thang máy mất kiểm soát tốc độ bằng cách phanh, khóa và dừng thang. Cửa, cabin và cửa tầng thang hàng: Bộ phận cabin là nơi chất chứa hàng hóa và chuyển lên các tầng. Tuy nhiên, với thang máy tải hàng, cửa tầng của các loại thang máy này thường được thiết kế dưới dạng cửa cánh lùa ề 1 phía hoặc 2 phía, nhằm tận dụng tối đa diện tích của cửa thang so với cabin để dễ dang trong vận chuyển hàng hóa. >> Xem thêm: Cách tính công suất thang máy tải hàng 4.Nguyên lý vận hành của thang máy tải hàng Với thang máy tải hàng, cách thức vận hành và hoạt động cũng giống như thang máy tải khách, chúng cũng hoạt động dựa trên hệ thống cáp và máy kéo của thang máy. Cabin và đối trọng được thiết kế đối xứng nhau, được móc qua dây cáp và treo vòng trên puly máy kéo trên phòng máy. Khi động cơ kích hoạt, puly quay sẽ kéo cáp giúp cabin di chuyển lên xuống theo yêu cầu của người sử dụng và được điều khiển tự động đóng mở cửa hướng di chuyển nhờ vào hệ thống tủ điện điều khiển của thang máy. Thang máy tải hàng được vận hành trong nhà kho 5.Bản vẽ kỹ thuật của thang máy tải hàng Trong hệ thống thang máy tải hàng, về kỹ thuật chi tiết, không giống với thang tải khách, thang tải hàng thường có cấu tạo lớn và các chi tiết lớn và có phần phức tạp hơn chút so với thang tải khách do mang mục đích để chở hàng nặng và số lượng. Vì thế nên trước khi lắp đặt, chủ đầu tư cần phải  nghiên cứu và tìm hiểu kỹ về bản vẽ chi tiết của chúng. Với thang máy tải hàng, bản vẽ thường biểu thị các thiết bị chính, vị trí lắp đặt và kích thước của thang. Trong đó, bản vẽ lắp đặt thang tải hàng thường bao gồm các yếu tố như: Thông tin công trình: Với các công trình nhà máy thì việc cấp thông tin là cần thiết, điều này giúp mình có thể định hình được kích thước, mục đích sử dụng, vị trí lắp đặt và số tầng, để có giải pháp thiết kế cũng như thi công phù hợp cho thang máy tải hàng. Thông tin bản vẽ của chiếc thang máy Vị trí và kích thước lắp đặt thang máy: Việc có bản vẽ sẽ khiến chủ đầu tư có thể dễ dàng xác định vị trí chính xác của thang máy, gồm cả hướng cửa, hướng di chuyển của thang máy. Ngoài ra, nó cũng chỉ thị cả các kích thước chi tiết của thang máy để đảm bảo nó đáp ứng nhu cầu sử dụng cũng như không gian của nhà máy của bạn. Vị trí bố trí và thiết kế thang máy Hệ thống động cơ và tủ điều khiển: Trong bản vẽ, thông tin chi tiết về hệ thống động cơ và tủ điện điều khiển cũng được cung cấp đầy đủ cho chủ đầu tư bao gồm, thông tin về vật liệu, động cơ, bộ truyền động, hệ thống dẫn hướng và các linh kiện điện. Hệ thống động cơ và điện trên phòng máy của thang máy Các bộ phận an toàn: Trong thang máy tải hàng, bản vẽ cũng biểu thị rất rõ các thiết bị an toàn cần có cho thang máy. Chi tiết kết cấu: Các chi tiết về kết cấu kỹ thuật cũng được bản vẽ biểu thị đầy đủ về cấu trúc, kỹ thuật lắp đặt của thang máy, bao gồm thông số kỹ thuật, vật liệu, phụ kiện đi kèm, và các hướng dẫn quy trình liên quan đến lắp đặt thang máy. >> Xem thêm: Tải miễn phí bản vẽ lắp đặt thang máy tải hàng 6.Kích thước tiêu chuẩn của một số dòng thang máy tải hàng Bảng kích thước tiêu chuẩn của dòng thang máy tải hàng mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, đây là kích thước thông số tiêu chuẩn chung, thực tế với một vài công trình có yếu tố thiết kế tinh gọn phù hợp với công năng nhà xưởng, thì việc kích thước sẽ được tinh chỉnh và thay đổi may đo phù hợp theo yêu cầu chức năng của công trình đó. Đơn vị tính: mm Loại thang máy Kích thước giếng thang R x D Kích thước cabin RxDxH Kích thước cửa cabin R x H Chiều cao OH   Chiều sâu hố PIT tối thiểu Tải trọng 100Kg 1000 x 1200 700 x 800 x 900 700 x 900 2800 1000 Tải trọng 200Kg 1300 x 1250 900 x 1100 x 1200 900 x 1200 2900 1000 Tải trọng 300kg 1700 x 1750 1300 x 1500 x 1600 1300 x 1600 3100 1200 Tải tọng 500Kg 1500 x 1450 1100 x 1300 x 1400 1100 x 1400 3300 1400 Tải trọng 750Kg 2200 x 2900 1300 x 2300 x 2300 1100 x 2100 4500 1600 Tải trọng 1000Kg 2600 x 2900 1700 x 2300 x 2300 1400 x 2100 4500 1600 Tải trọng 1500Kg 3300 x 3000 2200 x 2400 x 2300 2200 x 2300 4500 1600 Tải trọng 2000Kg 3300 x 3400 2200 x 2800 x 2600 2200 x 2600 4500 1600 Tải trọng 2500Kg 3600 x 3600 2500 x 3000 x 2600 2500 x 2600 4800 1600 Tải trọng 3000Kg 3700 x 4000 2500 x 3400 x 2600 2500 x 2600 4800 1800   7.Các dòng thang máy tải hàng sử dụng phổ biến Hiện nay, trên thị trường, các hãng thang máy thường cung cấp gồm 2 loại thang máy chính đó là thang máy tải hàng kèm người và thang máy tải hàng không người. Với thang máy tải hàng kèm người là dòng thang được thiết kế để vận chuyển hàng hóa tại các khu công nghiệp, nhà máy, khu chế xuất mà tại đó hàng hóa cần có người di chuyển cùng để đảm bảo an toàn và thuận tiện khi bốc xếp hàng hóa giữa các tầng. Dòng thang máy này được lắp đặt và sử dụng với công nghệ an toàn tương đồng với thang máy tải khách, nên yêu cầu về an toàn cũng như sự ổn định rất tốt. Thang máy tải hàng kèm người cỡ lớn trong khu công nghiệp Thang máy tải hàng không kèm người là dòng thang máy giá rẻ, và có tên gọi khác là thang máy tời hàng. Sản phẩm được lắp đặt tại các khu xưởng sản xuất, nhà kho, nhà chứa với mục đích chỉ để nâng hạ hàng hóa với tải trọng nặng và không sử dụng cho con người di chuyển. Thang máy tải hàng khung quây không kèm người 7.1.Phân loại thang máy theo động cơ Ngoài phân ra làm 2 loại thang kèm người và không kèm người, ta còn có thể phân loại thang tải hàng dựa vào động cơ vận hành. Trong đó thang tải hàng hiện nay có 3 dòng động cơ vận hành chính: Thang máy tải hàng sử dụng máy kéo cáp đối trọng: Loại này được chia ra làm 2 dòng máy kéo chính tiếp, đó là loại máy kéo có hộp số và dòng máy kéo không hộp số. và với loại máy kéo này thường áp dụng cho những chiếc thang máy tải hàng kèm người có thiết kế tương đồng với dòng thang máy tải khách. Thang máy tải hàng sử dụng cáp kéo đối trọng Thang máy tải hàng sử dụng máy kéo dạng tang cuốn: Loại động cơ này được thiết kế theo cơ chế cuốn và thả thông qua cuộn tang cuốn được gắn liền với động cơ điện. Tuy nhiên do tiêu chuẩn và kỹ thuật an toàn không được đánh giá cao nên loại máy kéo này thường được sử dụng cho để lắp đặt cho các dòng thang máy tải hàng không kèm người. Động cơ tời cáp cho thang tời Thang máy tải hàng sử dụng động cơ thủy lực: Đây là loại công nghệ nâng hạ bằng thủy lực được sử dụng tại các nhà máy, khu chế xuất mà tại đó hàng hóa là những sản phẩm có tải trọng với khối lượng rất lớn, từ 1000-5000Kg. Tuy nhiên, nhược điểm loại công nghệ này là không sử dụng được với những công trình có nhiều tầng và cao, do hành trình piston thủy lực chỉ thiết kế với chiều dài nhất định. Thang máy sử dụng hệ thống nâng thủy lực tải hàng cho khu công nghiệp 7.2.Phân loại theo xuất xứ thang máy Về nguồn gốc xuất xứ thì trên thị trường hiện nay thang máy tải hàng được cung cấp theo 2 nguồn chính đó là thang máy tải hàng nhập khẩu và thang máy tải hàng liên doanh nội địa. Thang máy tải hàng nhập khẩu: Là dòng thang được thiết kế và kiểm định chặt chẽ theo tiêu chuẩn của nước ngoài. Nên chất lượng của thang luôn được đảm bảo khi sử dụng. Tuy nhiên vì là dòng thang nhập khẩu nguyên chiếc nên giá thành của chúng khá cao, gây khó cho việc bảo trì bảo dưỡng sau này. Ngoài ra, kích thước của thang được thiết kế theo chuẩn của nhà sản xuất nên sẽ gây khó khăn trong việc thiết kế công năng chung cho nhà máy và nhà xưởng. Thang máy tải hàng nhập khẩu nguyên chiếc Thang máy tải hàng liên doanh: Là loại thang được sản xuất liên doanh kết hợp giữa trong nước và nước ngoài, trong đó động cơ và các thiết bị điện được nhập khẩu chính hãng, còn các linh kiện cơ khí cơ bản được sản xuất và gia công trong nước. Nhờ vào điều này nên thang liên doanh luôn được thiết kế linh động theo yêu cầu kích thước của khách hàng, giúp khách hàng thuận tiện khi bố trí lắp đặt thang máy, giá thành lắp đặt và bảo trì bảo dưỡng thấp, chất lượng cũng không kém cạnh so với các dòng thang nhập khẩu. Thang máy liên doanh tải hàng công nghiệp >> Xem thêm: Các loại thang máy tải hàng phổ biến hiện nay 7.3.Phân loại thang theo mục đích sử dụng Về mục đích sử dụng thì thang máy được chia thành 4 lại cơ bản trên thị trường hiện nay: Thang máy tải thực phẩm: Loại thang máy này thường thiết kế có tải trọng khá thấp, từ 50Kg-300Kg sử dụng trong các nhà hàng, khách sạn, và quán café,… Thang máy tời hàng thực phẩm được sử dụng nhiều trong các nhà hàng Thang máy tải hàng hóa: Đây là dọng thang thường thiết kế với tải trọng lớn từ 500Kg - 3000Kg, dùng để vận chuyển hàng hóa lớn trong các nhà kho, siêu thị, tòa nhà văn phòng, nhà máy,… Thang máy tải hàng hóa cho nhà xưởng, nhà máy Thang máy vận chuyển ô tô: Loại thang máy được thiết kế phục vụ vận chuyển xe ô tô, xe nâng, thiết bị máy lớn tại các nhà máy, Gara ô tô, Showroom,.. Thang máy này thường có thiết kế tải trọng từ 1000Kg-5000Kg. Thang máy nâng hàng ô tô Thang máy vận chuyển xe máy: Là loại thang được thiết kế tại các Showroom xe máy, cửa hàng hoặc bãi giữ xe máy tại các trung tâm thương mại. 8.Quy trình lắp đặt cho thang máy tải hàng Quy trình lắp đặt của một chiếc thang máy tải hàng cũng gần giống với thang máy tải khách. Chúng được tuân thủ theo quy trình sau: 8.1.Kiểm tra vị trí lắp đặt thang máy trên bản vẽ Tại bước này, kỹ sư sẽ xác định xem hố thang đã được đặt đúng vị trí chưa. Kích thước hố thang có đúng như trên bản vẽ không, độ sai số là bao nhiêu? Đối chiếu lại TCVN 6395-1998, kiểm tra xem hố thang đã bằng phẳng, khô ráo chưa? Hố thang có đủ hệ thống điện, đèn, lối lên xuống an toàn chưa? Vẫn chiếu theo TCVN 6395-1998, các kỹ sư thang máy sẽ phải kiểm tra độ thẳng đứng của hố thang theo phương pháp thả rọi. Độ sai lệch kích thước được chấp nhận như sau: +25 mm đối với giếng thang đến 30 m; +35 mm đối với giếng thang từ trên 30 m đến 60 m; +50 mm đối với giếng thang từ trên 60 m đến 90 m; 8.2. Kiểm tra lại bản vẽ lắp đặt thang hàng Đây là yêu cầu bắt buộc đối với mọi kỹ sư thang máy, kể cả những kỹ sư đã có nhiều năm lắp đặt thang máy tải khách cũng không được chủ quan tại quá trình này. Vì vậy, việc đọc kỹ bản vẽ đóng vai trò rất lớn trong quá trình triển khai lắp đặt thang hàng theo tiêu chuẩn. Mọi người có thể tải miễn phí bản vẽ lắp đặt thang máy tải hàng tại đây. Bản thiết kế thang máy tải hàng 8.3.Kiểm tra chất lượng, nguồn gốc thiết bị của thang hàng Khi hàng thang máy được chuyển tới công trình, các kỹ sư sẽ phải đồng kiểm cùng với bộ phận nhập hàng để đảm bảo hàng hóa được nhập đúng theo hợp đồng. Để đảm bảo hàng hóa đúng chất lượng, đơn vị bán thang máy tải hàng sẽ cần cung cấp được những giấy tờ chứng minh nguồn gốc hàng hóa như: Tờ khai hải quan Bảng kê đóng gói hàng hóa chi tiết Giấy chứng nhận xuất sứ hàng hóa (CO) Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa (CQ) Thông số kỹ thuật thang máy 8.4. Chuyển hàng vào vị trí và dán cảnh báo các tầng Sau bước kiểm tra hàng hóa thang máy, đội ngũ lắp đặt sẽ cần chuyển hàng vào đúng vị trí đã xác định, gần với hố thang máy. Sau đó sẽ chia các thiết bị thang máy tới từng tầng để thuận tiện cho quá trình thi công và dán cảnh báo tại các tầng để đảm bảo an toàn cho mọi người khi làm việc công trình. Khu vực bố trí phụ tùng thang máy trước khi lắp đặt >> Xem thêm: Quy trình lắp đặt thang máy tải hàng đúng kỹ thuật 8.5.Tiến hành lắp đặt thang hàng đúng kỹ thuật Đây là giai đoạn quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và an toàn của thang máy tải hàng. Các bước lắp đặt thang hàng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật cần được tuân thủ chặt chẽ. Theo tiêu chuẩn của hiệp hội thang máy tải hàng, quy trình lắp đặt thang hàng tiêu chuẩn sẽ gồm 6 bước sau: Bước 1. Lắp đặt sàn thao tác Sàn thao tác cần được lắp đầu tiên để các kỹ sư có thể đứng thoải mái và lắp đặt các bộ phận khác cho thuận tiện. Bước 2. Lắp đặt máy kéo, tủ điện, cáp gov Tiếp đó là lắp đặt hệ thống phanh hãm an toàn bên dưới cabin thang máy và bộ khống chế vượt tốc (governor). Tiến hành kiểm tra, thử nghiệm độ ổn định và an toàn của hệ thống. Quá trình thi công và lắp đặt thang máy Sau đó, các kỹ thuật lắp đặt sẽ cần vận chuyển máy kéo và tủ điện bằng palang lên khu vực phòng máy để tiến hành lắp đặt. Vị trí máy kéo, pully, dầm gác máy sẽ cần được lắp đặt theo đúng bản vẽ thang máy. Tủ điều khiển cần được thiết lập thông số chuẩn theo thông số mà nhà máy đã cung cấp. Bước 3. Lắp đặt hệ thống ray Kỹ sư sẽ cần sử dụng palang điện để kéo ray vào và lắp đặt đúng theo vị trí trên bản vẽ lắp đặt thang hàng. Lắp ray dẫn hướng là bước quan trọng để đảm bảo thang máy di chuyển lên xuống mượt mà, êm ái, không rung lắc. Bước 4. Lắp đặt đối trọng, cabin, cửa tầng, thả cáp Đối trọng sẽ cần được chất vào lần lượt, phù hợp với quá trình lắp đặt các thiết bị khác để tạo ra sự cân bằng và an toàn trong quá trình lắp đặt thang hàng.Tiếp theo là bước lắp cabin với các chi tiết như sàn cabin, thanh khung đứng, thanh giằng, khung trên. Sau khi các đồ cơ khí đã được đưa vào và lắp đặt hết trong hố thang thì sẽ tới bước lắp đặt cửa tầng. Bước lắp cửa tầng thang máy được yêu cầu như vậy để đảm bảo cửa tầng sẽ được giữ nguyên trạng cho tới khi bàn giao, không bị móp méo khi vận chuyển hàng thang máy lên xuống giữa các tầng. Cửa tầng sẽ được lắp lần lượt từ trên xuống dưới để đảm bảo độ chính xác và cân bằng. Bước 5. Vận hành điện và hiệu chỉnh thang máy tải hàng đúng kỹ thuật Hệ thống dây điện được lắp đặt theo các bước: Lắp hệ thống dây điều khiển trên phòng máy Quá trình lắp đặt vân hành thang máy tại Đông Đô Lắp hệ thống điều khiển và dây kết nối tín hiệu tại các tầng Lắp dây cáp tín hiệu trong hố thang Sau bước lắp dây điện, thang máy sẽ cần được chạy thử kiểm tra lỗi. Nếu phát sinh vấn đề, các kỹ sư điện thang máy sẽ hiệu chỉnh lại toàn bộ trước khi tới bước cuối cùng. Bước 6. Kiểm định và bàn giao thang máy tải hàng Quá trình kiểm định thang máy sẽ được thực hiện bởi các trung tâm kiểm định chuyên trách được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp phép. Chỉ khi nào có giấy kiểm định thì thang máy mới được bàn giao và đưa vào hoạt động. Hoàn thiện và bàn giao thang máy 9.Đơn vị cung cấp thang máy tải hàng uy tín 9.1.Tìm đơn vị cung cấp thang máy tải hàng uy tín ở đâu? Việc lựa chọn đơn vị lắp đặt thang máy tải hàng có uy tín và chất lượng là yếu tố đầu tiên rất quan trọng giúp chủ đầu tư có thể yên tâm khi lắp đặt thang hàng với đúng tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như đảm bảo an toàn cho thiết bị và người sử dụng thang máy. Công Ty thang máy Đông Đô chúng tôi, tự hào là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong việc cung cấp và lắp đặt thang máy tải hàng trên thị trường. Đông Đô rất hân hạnh khi được hợp tác và đồng hành với các Chủ đầu tư, các khu công nghiệp, nhà xưởng trong quá trình thiết kế, xây dựng hố thang máy. Đông Đô chúng tôi mong rằng có thế đem tới những dòng sản phẩm thang máy chất lượng và tốt nhất để giúp doanh nghiệp của quý khách có thể an tâm và tối ưu hóa nguồn vốn cho sự phát triển mạnh mẽ trong tương lai. >> Xem thêm: Lắp đặt thang máy tải hàng chính hãng uy tín tại Miền Bắc 9.2.Báo giá thang máy tải hàng mới nhất Với Đông Đô chúng tôi, các sản phẩm thang máy tải hàng rất đa dạng. Thông thường chi phí lắp đặt thang máy dao động từ 200.000.000 VNĐ đến 1.000.000.000 VNĐ tùy từng dòng thang, số tầng, tải trọng và mục đích sử dụng của thang máy cho công việc thế nào. Ví dụ với thang máy tải hàng thực phẩm cho nhà hàng, do mang tính chất phục vụ vận chuyển đồ ăn và thiết kế đơn giản nên loại thang này thường có giá khá rẻ từ 150.000.000 – 250.000.000 VNĐ. Nhưng với thang được thiết kế tải trọng lớn và nặng như thang tải hàng ô tô, hay thang tải hàng công nghiệp với tải trọng từ 1500Kg – 3000Kg thì giá sẽ dao động khoảng từ 800.000.000 – 1.500.000.000 VNĐ. Lắp đặt thang máy lồng quây cho nhà xưởng giá rẻ Vậy để khách hàng có thể lựa chọn được một chiếc thang máy tải hàng phù hợp, sử dụng đúng công năng và nhu cầu của mình và phù hợp với chi phí tài chính, Quý khách hàng có thể tìm đến Đông Đô chúng tôi để được tư vấn và báo giá một cách chính xác và nhanh chóng. Thang máy Đông Đô chúng tôi có thể cung cấp đa dạng các sản phẩm thang máy tải hàng theo nhu cầu và mục đích sử dụng như thang máy tải hàng thực phẩm, thang máy tải hàng công nghiệp, thang máy tải hàng ô tô, thang tời hàng,… Vì vậy quý khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi đến với Đông Đô, cùng với những chính sách ưu đãi, bảo trì, bảo hành đạt chuẩn quốc tế, nhanh chóng và chuyên nghiệp. >> Xem thêm: Dịch vụ lắp đặt thang máy tải hàng công nghiệp MH    Thông tin về chúng tôi: 📞 Hotline: 086 504 3686 | 037 504 3686 | 033 717 3686 | 0386 15 3686 📍 Địa chỉ: 53 Phạm Thận Duật, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội 🌐 Theo dõi Đông Đô tại D.D-Omnichannel

So sánh thang máy tải hàng và thang máy gia đình

Thang máy tải hàng là gì? Thang máy tải khách là gì ? so sánh sự khác nhau giữa thang máy gia đình và thang máy tải hàng? Liệu thang máy tải hàng có an toàn hơn thang máy tải khách không? Đông Đô hôm nay sẽ giải đáp cho các bạn mọi thắc mắc này một cách cụ thể nhất. Nội dung bài viết 1.Thang máy tải khách có mục đích sử dụng như thế nào? 2.Thang máy tải hàng được sử dụng ở đâu 3.So sánh thang máy tải hàng và thang máy gia đình 1.Thang máy gia đình có mục đích sử dụng như thế nào? Thang máy gia đình chỉ đơn thuần là một chiếc thang máy được thiết kế nhằm phục vụ mục đích chở người, vận chuyển nhanh chóng và an toàn. Thang máy chở người thường là dòng thang có yêu cầu về độ thẩm mỹ khá cao, chính vì thế nên những chiếc thabg này thường được thiết kế với kiến trúc đặc biệt, sang trọng và khá tinh tế để phù hợp với mọi không gian kiết trúc của từng công trình. Thang máy gia đình và thang máy tải khách Thang máy gia đình tải khách thường được sử dụng trong đại đa số các công trình nhà cao tầng, các khu trung tâm thương mại, nhà ở gia đình. Với mục đích vận chuyển hành khách di chuyển nhanh chóng qua các tầng, giúp tiết kiệm thời gian di chuyển và thuận tiện công việc một cách tối đa cho hành khách. Với thang máy chở người, tải trọng của thang máy thường được thiết kế khá cơ bản. Trọng lượng tải thang thường được thiết kế từ 300Kg – 1000Kg. Trọng lượng này sẽ được lắp đặt tùy thuộc vào quy mô cũng như tần suất sử dụng và vận hành của thang máy. Hiện nay, trên thị trường cũng đang có 2 dòng thang máy chính, đó là thang máy tải khách liên doanh và thang máy nhập khẩu. >> Xem thêm: BÁO GIÁ THANG MÁY GIA ĐÌNH 2023 MỚI NHẤT So sánh thang máy liên doanh và thang máy nhập khẩu 2.Thang máy tải hàng được sử dụng ở đâu Thang máy tời hàng hay thang máy tải hàng là thang máy được thiết kế có mục đích sử dụng chính đó là vận chuyển, nâng hạ các loại hàng hóa, thức ăn, thiết bị máy lên xuống giữa các tầng một cách nhanh chóng và thuận tiện. Đối với thang máy tải hàng, chúng được sử dụng nhằm đáp ứng sự thuận tiện nhất cho người lao động trong các nhà máy, phân xưởng, giúp giảm sự mệt mỏi và sức lao động cho con người một cách tối đa, và gia tăng năng suất lao động. Cấu tạo chi tiết của một chiếc thang hàng Thang máy tải hàng được phân ra làm 2 loại chính, đó là: Thang máy chỉ tải hàng và thang máy tải hàng kèm người. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố cũng như công năng mục đích sử dụng mà nhiều chủ đầu tư kinh doanh thường không biết nên lựa chọn lắp đặt thang máy tải khách hay thang máy tải hàng. Vậy tại sao chúng lại khác nhau và khác nhau ở điểm nào? Thì Đông Đô sẽ so sánh thang máy tải hàng và thang máy gia đình để cho các bạn hiểu rõ hơn về chúng. >> Xem thêm: Quy trình lắp đặt thang máy tải hàng đúng kỹ thuật 3.So sánh thang máy tải hàng và thang máy gia đình Cấu tạo thiết kế của một chiếc thang máy tải hàng khu công nghiệp Trong 2 dòng thang máy này đều sẽ có những đặc điểm giống và khác nhau, vậy chúng tương đồng nhau như thế nào, dưới đây Đông Đô sẽ lập ra cho bạn 1 bảng so sánh để bạn có thể hiểu hơn về 2 dòng thang máy này.   Thang máy tải khách Thang máy tải hàng Cấu tạo Cấu tạo gồm cabin, máy kéo, đối trọng và các thiết bị an toàn cho con người. Đơn giản hơn thang máy tải khách, không có các thiết bị an toàn cho con người.  Tải trọng  300kg- 2000kg 100kg- 5000kg Hố thang (hố Pít) Kích thước hố pit thường sâu từ 1000mm trở lên Kích thước hố Pit phụ thuộc vào trọng lượng của thang máy Với thang có trọng lượng tải <200kg thì không cần hố PIT vì là dòng thàng tải thức ăn nên khối lượng là không lớn. Tốc độ Từ 60m/phút - 150m/phút tùy theo thiết kế số tầng của công trình Từ 30m/phút - 60m/phút, vì chở hàng nên tốc độ cho phép di chuyển khá thấp. Động cơ Động cơ được sản xuất từ các hãng sản xuất lớn như: Fuji, Mitsubishi, Montanari, Otis, Thyssenkrupp,... Thang < 200kg sử dụng để vận chuyển thực phẩm và hàng hóa loại nhẹ nên thường dùng loại máy kéo dạng tang cuốn cáp. Thang > 200kg mang tính chất sử dụng để nâng các hàng hóa nặng nên đông cơ thường dùng giống như thang tải khách Phân loại Có 2 dòng chính là thang tải khách liên doanh và thang tải khách nhập khẩu. Thang tải thực phẩm nhẹ < 200kg Thang tải oto, hàng hóa > 200kg Giá thành Tùy thuộc vào loại động cơ, thiết kế, số tầng sẽ có giá khác nhau Rẻ hơn rất nhiều so với thang tải khách   Trong đó, thang máy tải hàng được chia làm 2 loại chính đó là thang máy tải hàng thông thường và thang máy tải hàng kèm người. Với dòng thang được thiết kế tải hàng kèm người thì tải trọng thiết kế thang thường từ 500kg trở lên và có nhiều tính năng tích hợp trong thang để đảm bảo an toàn cho con người. >> Xem thêm: Cách tính công suất thang máy tải hàng                          Báo giá lắp đặt thang tải hàng 1000-5000Kg mới nhất MH  Thông tin về chúng tôi: 📞 Hotline: 086 504 3686 | 037 504 3686 | 033 717 3686 | 0386 15 3686 📍 Địa chỉ: 53 Phạm Thận Duật, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội 🌐 Theo dõi Đông Đô tại D.D-Omnichannel  

Cách tính công suất thang máy tải hàng

Công suất là một đơn vị đo lường công thực hiện được trong một thời gian nhất định. Áp dụng vào trường hợp của thang hàng, công suất được biểu thị qua số lượng điện tiêu thụ trong vòng 1 giờ của thang máy tải hàng. Vậy công suất là gì? Công suất của thang máy được tính thế nào? Nên dùng thiết bị thang máy có công suất lớn hay công suất nhỏ? Công suất của thang máy tải hàng phù hợp với công năng sử dụng là bao nhiêu? Đông Đô sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về công suất thang máy tải hàng trong bài viết dưới đây. Nội dung bài viết 1. Công suất thiết bị là gì? Đơn vị đo công suất thang tải hàng là gì? 2. Có bao nhiêu mức công suất thang hàng? Các mức tải trọng tương ứng là bao nhiêu? 3. Cách tính công suất thang máy tải hàng 4. Năm cách tiết kiệm điện khi sử dụng thang hàng 5. So sánh công suất thang hàng của các hãng thang máy nổi tiếng 6. Lựa chọn tủ điện phù hợp với mức công suất thế nào Thang máy tải hàng 1. Công suất thiết bị là gì? Đơn vị đo công suất thang tải hàng là gì? Công suất được định nghĩa là công thực hiện được trong một khoảng thời gian xác định. Khi quyết định mua/sử dụng một thiết bị điện bất kỳ, mọi người sẽ có thói quen tìm hiểu về công suất của thiết bị. Khi đó, công suất sẽ được hiểu như lượng điện năng tiêu thụ trong khoảng thời gian nhất định (thường được tính theo giờ) của thiết bị điện đang được xem xét. Lấy ví dụ một số thiết bị điện dân dụng có công suất như sau: Công suất của một bóng đèn tuýp led 1m2 là 36w Máy điều hòa có công suất 9000BTU/h sẽ tiêu thụ lượng điện tương đương 2637w/h Công suất bếp từ giao động trong khoảng từ 1000 - 2000w Công suất thiết bị là gì Dù trong nhà hay trong xưởng, trong công trình gia đình hay nhà máy, công suất sẽ là một trong những yếu tố được xét tới khi chủ đầu tư lựa chọn thiết bị. Và thang hàng cũng không phải ngoại lệ. Đối với thang máy tải hàng, công suất sẽ được tính theo đơn vị kwh, tương đương với số điện tiêu thụ khi vận hành đủ một giờ. Sản phẩm cơ điện này có rất nhiều thiết bị sử dụng điện như hệ thống đèn chiếu sáng, quạt thông gió, bảng hiển thị led trong cabin (COP), bảng hiển thị tầng ngoài cabin (LOP),... Tuy nhiên, hai thiết bị tiêu thụ điện năng chủ yếu trong khi vận hành thang hàng là máy kéo và tủ điện. Vậy công suất thang hàng được tính thế nào? Công suất được tính theo giá trị tổng mức công suất của máy kéo và tủ điện thang máy tải hàng hay là tính đơn lẻ? Cùng Đông Đô xem mức công suất thang hàng trong phần tiếp theo nhé. Công suất thang máy là bao nhiêu 2. Có bao nhiêu mức công suất thang hàng? Các mức tải trọng tương ứng là bao nhiêu? Thang hàng thường là thang tải trọng lớn, cần máy kéo có công suất thật khỏe để đảm bảo an toàn trong vận hành. Tuy nhiên trong thời gian gần đây thì công nghệ sản xuất máy kéo thang máy tải hàng đã được cải tiến nhiều. Do đó, với một số trường hợp thang tải hàng có kèm tải người, chủ đầu tư vẫn có thể sử dụng loại máy kéo không hộp số. Máy kéo không hộp số của thang máy tải hàng Máy kéo thang máy tải hàng và tủ điện vận hành là hai thiết bị riêng biệt và có các mức công suất khác nhau. Máy kéo thang hàng có các mức công suất từ 5.6kw, 7.0kw, 11.1kw, 19.4kw,... cho tới 27.7kw. Mức công suất tủ điện thang máy được thiết kế từ 7.5kw cho tới 35kw. Công suất tủ điện thang máy tải hàng bao giờ cũng sẽ lớn hơn mức công suất của máy kéo 15% để đảm bảo tủ luôn cung cấp đủ điện năng cho thang máy vận hành an toàn. Theo nhiều tài liệu, công suất của thang máy tải hàng thường được tính theo công suất của máy kéo. Vì thế, khi nói tới công suất máy kéo thì mọi người sẽ hiểu ngay đó là mức công suất tương ứng của thang máy tải hàng. Công suất của thang máy sẽ quyết định tải trọng và tốc độ tối đa của thiết bị. Tuy nhiên với đặc thù của thang máy tải hàng là luôn chở đủ tải và vận hành liên tục, nên công suất thiết bị sẽ phản ánh cả tuổi thọ của thiết bị nữa. Dưới đây là bảng liệt kê chi tiết công suất máy kéo và các mức tải trọng, tốc độ tương ứng của thang máy tải hàng: Loại máy kéo cho thang tải hàng kèm tải người Công suất (kw) Tốc độ tối đa (m/s) Tải trọng tối đa (kg) Kích thước cabin tối đa (mm * mm) Máy kéo không hộp số FK500 5.6 0.5 1600 1900 * 2000 7.0 0.63 1600 1900 * 2000 11.1 1.0 1600 1900 * 2000 16.6 1.5 1600 1900 * 2000 22.1 1.6 2000 2100 * 2300 27.6 2.0 2000 2100 * 2300 Máy kéo có hộp số SYJF-2000 11 1.0 1000 1600 * 1800 15 0.63 2000 2100 * 2300 Máy kéo có hộp số SYJF-3000 18.5 1 1600 1900 * 2000 18.5 0.5 3200 2200 * 2500 Máy kéo có hộp số SYJF-310 22 0.5 5000 2400 * 2700 Máy kéo có hộp số SYJ300 25 0.5 4000 2300 * 2500 25 0.25 8000 2500 * 3000 3. Cách tính công suất thang máy tải hàng Theo chuyên trang về toán học, các cách tính công suất có thể kể đến như sau: Cách tính công suất cơ học: Cách tính công suất cơ học Đối với chuyển động đều, có khoảng thời gian “t” và khoảng cách “s” được xác định, vật chuyển động với vận tốc ghi nhận được = v và được tác dụng lực F, thì công thức tính công suất P sẽ là: Cách tính công suất chuyển động đều Cách tính công suất tiêu thụ điện: Cách tính công suất tiêu thụ điện Trong đó: P: công suất của mạch điện xoay chiều (W). U: điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mạch điện xoay chiều (V). I: cường độ hiệu dụng trong mạch điện xoay chiều (A). cos φ: hệ số công suất của đoạn mạch xoay chiều. Đối với thang máy, công suất của thang máy được tính bằng công suất thiết kế của máy kéo thang máy. Trong trường hợp của thang máy tải hàng, công suất tiêu thụ điện có thể được quy đổi tương đương với lượng điện tiêu thụ của thang máy tải hàng trong quá trình vận hành. Trong các công trình tư nhân, chi phí sử dụng thang máy gia đình rất rẻ. Nếu nhìn theo công suất thiết kế của thang máy (VD 5,6kwh) thì dường như thang máy sẽ là thiết bị “ngốn” nhiều điện nhất khi so với công suất điều hòa (chỉ khoảng 0,9kwh), công suất tủ lạnh (2,4kwh) hay công suất máy bơm (khoảng 0,1-0,3kwh). Tuy nhiên khi xét trên thực tế, thang máy lại là một trong những thiết bị ít tiêu thụ điện nhất trong nhà. Gia đình nào sử dụng nhiều thì mỗi tháng cũng chỉ tốn khoảng 350.000 - 450.000 VNĐ/tháng. Trong các công trình nhà xưởng, trường học, bệnh viện có rất nhiều thiết bị sử dụng động cơ điện có công suất lớn nên việc áng chừng lượng điện tiêu thụ sẽ khá khó khăn. Do đó lượng điện tiêu thụ của thang máy tải hàng nên được tính theo công thức. Từ những thông số theo thiết kế của thang máy tải hàng, ta sẽ hình thành được công thức tính công suất tiêu thụ điện của thang hàng như sau: Cách tính công suất thang máy tải hàng Trong đó: P: Công suất tiêu thụ điện của thang máy tải hàng St: Số lần khởi động thang máy J: Chiều cao hành trình thang máy Po: Công suất thiết kế của máy kéo thang hàng Sp: Tốc độ thang máy tối đa theo thiết kế Ví dụ: Thang máy tải hàng được lắp đặt trong công trình nhà xưởng cao 10m. Công trình sử dụng máy kéo có công suất 5.6kwh, tốc độ tối đa là 0.5m/s. Giả sử trường hợp thang vận hành khoảng 100 lần/ngày. Theo công thức ở trên, ngày hôm đó thang máy tải hàng sẽ tiêu thụ khoảng 3 số điện. Các thiết bị điện trong nhà có mức công suất khác nhau 4. Năm cách tiết kiệm điện khi sử dụng thang hàng Mặc dù thang máy tải hàng rất tiết kiệm điện, nhưng không vì thế mà chúng ta dùng không có kế hoạch dẫn đến hoang phí điện năng. Trong đợt đầu cao điểm mùa hè, tình trạng thiếu điện xảy ra ở nhiều địa phương trên cả nước. Ở ngay thủ đô Hà Nội, EVN thành phố cũng phải thực hiện lịch cắt điện luân phiên để đảm bảo lượng điện sử dụng trong những giờ cao điểm. Để kiểm soát tình hình này, Chính phủ đã phát động chiến dịch tiết kiệm điện để giảm thiểu nguy cơ thiếu điện ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh. Do đó, trong mỗi đơn vị sự nghiệp, nhà xưởng, nhà máy có lắp đặt thang hàng hoặc thang máy tải hàng kèm tải người, cần lưu ý sử dụng thang máy đúng cách để tiết kiệm điện cũng như duy trì thang máy luôn bền bỉ và ổn định. Dưới đây là 5 cách tiết kiệm điện khi sử dụng thang hàng: Lựa chọn thang máy phù hợp với nhu cầu, thiết kế công trình Sử dụng sản phẩm thang máy tải hàng chính hãng Chở hàng đúng trọng tải quy định, đóng gói vận chuyển đúng quy cách Bảo trì, bảo dưỡng thang máy thường xuyên Thay thế, sửa chữa thang máy, thay thế linh kiện thang máy kịp thời. Tuổi thọ thiết bị cũng sẽ ảnh hưởng tới khả năng vận hành thang hàng Cách tiết kiệm điện khi sử dụng thang máy tải hàng 5. So sánh công suất thang hàng của các hãng thang máy nổi tiếng Mỗi hãng sẽ thiết kế nhiều loại máy kéo thang máy tải hàng với các mức công suất khác nhau. Tùy thuộc vào thiết kế công trình, mục đích sử dụng, hàng hóa chuyên chở mà bên đơn vị thang máy sẽ tư vấn lựa chọn loại máy kéo cho phù hợp. Dưới đây là bảng so sánh máy kéo thang hàng các hãng để mọi người tham khảo: Hãng Fuji FK500 Mitsubishi F-1500-2S Hyundai Kone GW15 TKE Công suất 5.6 kw 13 kw 15 kw 16 kw 18 kw Tải trọng tối đa 1600 kg 1500 kg 1500 kg 1500 kg 1800 kg Tốc độ tối đa 0.5 m/s 1 m/s 1 m/s 0.5 m/s 1 m/s 6. Lựa chọn tủ điện phù hợp với mức công suất thế nào Tủ điện thường được yêu cầu có công suất thiết kế lớn hơn của máy kéo từ 15 - 25%. Đây là yêu cầu tiên quyết trước khi lựa chọn tủ điện để đảm bảo thang máy vận hành đúng kỹ thuật, an toàn, bền bỉ. Cách lựa chọn tủ điện thang máy Để được tư vấn sử dụng loại tủ điện thang hàng phù hợp với máy kéo và để lựa chọn, tính toán công suất thang máy tải hàng phù hợp, Quý chủ thầu nên tìm tới sự tư vấn từ những đơn vị chuyên lắp đặt thang máy tải hàng chất lượng. Tự hào là đơn vị chuyên lắp đặt thang máy tải khách kèm tải hàng, thang máy tải hàng, thang thực phẩm, Đông Đô luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng lựa chọn thang máy tối ưu nhất cho công trình. Lựa chọn công ty lắp đặt thang hàng uy tín >> Xem thêm: Báo giá lắp đặt thang tải hàng 1000-5000Kg mới nhất Thông tin về chúng tôi: 📞 Hotline: 086 504 3686 | 037 504 3686 | 033 717 3686 | 0386 15 3686 📍 Địa chỉ: 53 Phạm Thận Duật, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội 🌐 Theo dõi Đông Đô tại D.D-Omnichannel

Thương hiệu thang máy nổi bật