Sản phẩm

Sản phẩm

Đăng ký tư vấn

 Your message has been sent successfully, We will contact you as soon as possible. Thank you!
Error: Please try again

Tin nổi bật

Tin doanh nghiệp

Quy định phòng cháy chữa cháy liên quan đến thang máy

Hiện nay số lượng nhà cao tầng ngày càng nhiều, đặc biệt là ở các khu đô thị đông dân có tác động lớn đến công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. Một trong các yếu tố mang tính giải pháp yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật chính là thang máy chữa cháy. Sau đây hãy cùng thang máy Đông Đô tìm hiểu về Quy định phòng cháy chữa cháy liên quan đến thang máy ngay nhé! 1. Tìm hiểu về thang máy chữa cháy Thang máy chữa cháy Thang máy chữa cháy được lắp đặt chủ yếu để vận chuyển người những được trang bị thêm các hệ thống điều khiển bảo vệ, thông tin liên lạc và các dấu hiệu để cho phép những thang máy đó được sử dụng dưới sự điều khiển trực tiếp của lực lượng chữa cháy đến được các tầng của nhà khi xảy ra hỏa hoạn. 2. Những quy định về phòng cháy chữa cháy 2.1. Quy định tại Khoản 3 về Đảm bảo an toàn cho người  - Trong không gian của các buồng thang bộ, trừ các buồng thang không nhiễm khói, cho phép bố trí không quá hai thang máy chở người hạ xuống chỉ đến tầng 1 với các kết cấu bao che giếng thang làm từ các vật liệu không cháy. - Các giếng thang máy nằm ngoài nhà, nếu cần bao che thì phải sử dụng các kết cấu làm từ vật liệu không cháy. 2.2. Quy định tại Khoản 4 về Ngăn chặn cháy lan – Các kết cấu bao che của các giếng thang máy (trừ các giếng đã nêu trong Khoản 3 điều 4.6) và các phòng máy của thang máy (trừ các phòng trên mái), cũng như của các kênh, giếng và hộp kỹ thuật phải đáp ứng các yêu cầu đặt ra như đối với các vách ngăn cháy loại 1 và các sàn ngăn cháy loại 3. Không quy định giới hạn chịu lửa của các kết cấu bao che giữa giếng thang máy và phòng máy của thang máy. - Khi không thể lắp các cửa ngăn cháy trong các kết cấu bao che các giếng thang máy nêu trên, phải bố trí các khoang đệm hoặc các sảnh với các vách ngăn cháy loại 1 và sàn ngăn cháy loại 3 hoặc các màn chắn tự động đóng các lỗ cửa đi của giếng thang khi cháy. Các màn chắn này phải được làm bằng vật liệu không cháy và giới hạn chịu lửa của chúng không nhỏ hơn E 30. - Trong các nhà có các buồng thang bộ không nhiễm khói phải bố trí bảo vệ chống khói tự động cho các giếng thang máy mà tại cửa ra của chúng không có các khoang đệm ngăn cháy với áp suất không khí dương khi cháy. – Trong các tầng hầm hoặc tầng nửa hầm, trước lối vào các thang máy phải bố trí các khoang đệm ngăn cháy loại 1 có áp suất không khí dương khi cháy. 2.3. Quy định tại khoản 6 về Chữa cháy và cứu nạn  – Nhà và công trình phải bảo đảm việc chữa cháy và cứu nạn bằng các giải pháp: kết cấu, bố trí mặt bằng – không gian, kỹ thuật – công trình và giải pháp tổ chức. 3. Quy định về việc bố trí và lắp đặt các thang máy chữa cháy Bố trí và lắp đặt thang máy đúng quy định Việc bố trí và lắp đặt các thang máy chữa cháy phải bảo đảm những quy định cơ bản nha: Không được sử dụng các thang máy hay vận chuyển hàng hóa để làm thang máy chữa cháy Tính toán đủ số lượng để khoảng cách từ vị trí các thang máy đó đến một điểm bất kỳ trên mặt bằng tầng mà nó phục vụ không được vượt quá 60m. Trong trường hợp nếu chỉ có một thang máy chữa cháy thì thang máy đó ít nhất phải đến được tất cả các tầng kế cận với tầng đang cháy của nhà. Hình thức phục vụ của các thang máy chữa cháy phải giống nhau, cụ thể thang máy chỉ phục vụ các tầng lẻ hoặc các tầng chẵn hoặc tất cả các tầng. Nếu có các tầng lánh nạn thì mỗi tầng đó phải được phục vụ ít nhất một thang máy chữa cháy. Ở chế độ hoạt động bình thường, cửa các thang máy chữa cháy không được mở vào những tầng lánh nạn đó còn cửa tầng của các giếng thang tại những tầng lánh nạn đó phải thường xuyên được khóa và chỉ được tự động mở khóa khi chuyển sang chế độ phục vụ lực lượng chữa cháy. Việc bố trí thang máy chữa cháy phải dự tính được đường di chuyển của đội phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp và luôn bảo đảm đội chữa cháy tiếp cận được tất cả các gian phòng, lối đi trên tất cả các tầng của nhà. Sức chở của thang máy chữa cháy không được nhỏ hơn 630 kg đối với nhà chung cư và không nhỏ hơn 1000 kg đối với nhà sản xuất và nhà công cộng khác. Tốc độ di chuyển của thang máy chữa cháy không được nhỏ hơn H/60 (m/s), trong đó H là chiều cao nâng (m). Kết cấu bao che của cabin thang máy chữa cháy phải được làm từ vật liệu không cháy hoặc cháy yếu. Tất cả các tầng hầm trong nhà có từ 2 đến 3 tầng hầm, phải được trang bị hệ thống liên lạc khẩn cấp hai chiều giữa phòng trực điều khiển chống cháy tới những khu vực cần thiết, trong đó có các thang máy chữa cháy. 4. Các quy định bổ sung về an toàn cháy đối với một số nhóm nhà cụ thể 4.1. Đối với nhà (có chiều cao PCCC từ trên 50m đến 150m) thuộc nhóm nguy hiểm cháy và nhà hỗn hợp) – Các sảnh thang máy phải được ngăn cách với các hành lang và các phòng bên cạnh bằng các vách ngăn cháy có giới hạn chịu lửa theo quy định. – Phải bố trí thang máy chữa cháy trong các giếng thang riêng biệt, có sảnh thang máy độc lập. Lối ra từ thang máy này đi ra ngoài nhà không được bố trí đi qua sảnh chung. - Số lượng thang máy chữa cháy cho mỗi khoang cháy phải được tính toán đủ để khoảng cách từ vị trí các thang máy đó đến một điểm bất kỳ trên mặt bằng tầng mà nó phục vụ không vượt quá 45m. – Giới hạn chịu lửa của kết cấu giếng thang máy và buồng máy của thang máy lấy theo quy định tại A.2.24. – Các cửa đi của sảnh thang máy và cửa đi của gian máy của thang máy phải là các cửa không lọt khí, khói. – Hệ thống điện cấp cho các hệ thống thiết bị kỹ thuật, trong đó có thang máy chữa cháy phải bảo đảm duy trì sự làm việc của các thiết bị đó trong thời gian không ít hơn 3 giờ kể từ khi có cháy. 4.2. Đối với nhà thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng – Việc bảo vệ chống khói cho nhà, hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động thực hiện theo các quy định bổ sung dưới đây: – Hệ thống báo cháy tự động phải báo rõ địa chỉ của từng căn hộ. Trong các phòng của căn hộ và các hành lang tầng, kể cả sảnh thang máy phải lắp đặt đầu báo khói. – Cần trang bị hệ thống báo cháy, thiết bị, phương tiện chữa cháy tự động trong các kênh, giếng kỹ thuật điện, thông tin liên lạc và giếng kỹ thuật khác có nguy hiểm cháy. – Nguồn điện cấp cho hệ thống bảo vệ chống cháy gồm: thang máy phục vụ chuyên chở lực lượng, phương tiện chữa cháy; hệ thống bảo vệ chống khói; hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động; phải được lấy từ các tủ điện độc lập hoặc các bảng điện riêng với mầu sơn khác nhau đi theo hai tuyến riêng biệt tới thiết bị phân phối của từng khoang cháy. 5. Quy định bảo vệ chống khói các khu vực liên quan đến thang máy Quy định bảo vệ chống khói các khu vực – Việc bảo vệ chống khói phải cung cấp không khí từ bên ngoài vào các khu vực bao gồm: – Lưu lượng cấp không khí dùng để bảo vệ chống khói cần được tính toán để bảo đảm áp suất không khí không thấp hơn 20Pa ở các vị trí: – Khi tính toán các thông số của hệ thống cấp không khí vào phải kể đến: + Độ dư của áp suất không khí không thấp hơn 20Pa và không lớn hơn 50Pa – ở các giếng thang máy. + Các buồng thang máy thông với chiếu tới của thang bộ và khi các cửa thang máy ở tầng đang xét để mở. Tìm hiểu thêm: Tại sao không nên sử dụng thang máy khi có hỏa hoạn? Với những Quy định phòng cháy chữa cháy liên quan đến thang máy nêu trên, thang máy Đông Đô mong rằng sẽ giúp bạn hiểu hơn về những quy định và bên cạnh đó cũng góp phần đem lại sự an toàn để chung cư, tòa nhà có thể khắc phục được những rủi ro không mong muốn khi hỏa hoạn xảy ra. Chúng ta cũng cần luôn cẩn thận và phòng tránh những nguy cơ hỏa hoạn xảy ra để phòng ngừa, không để “giặc lửa” không có cơ hội phát triển, lăm le đến cuộc sống của chúng ta. Thông tin về chúng tôi: 📞 Hotline: 086 504 3686 📍 Địa chỉ: LK 03-03, Khu Đô Thị Hinode Royal Park, Xã Kim Chung, Huyện Hoài Đức, Hà Nội 🌐 Theo dõi Đông Đô tại D.D-Omnichannel

Thang máy Đông Đô công bố khẩu hiệu (Slogan) mới

Sau các vòng thi đầy thú vị của "Cuộc thi Sáng tạo Slogan" do Công ty TNHH Thang máy và Thiết bị Đông Đô tổ chức, đầu tháng 9 vừa qua, kết quả cuộc thi đã được công bố. Slogan phù hợp nhất thuộc về "Nét thăng hoa cho không gian sống hiện đại" Không gian sống không chỉ là nơi chúng ta quay về nghỉ ngơi sau một ngày làm việc căng thẳng mà còn là nơi thể hiện tính cách, phong cách của mỗi người. Nó thể hiện qua sự tinh tế và sáng tạo trong thiết kế nội thất và trang trí nhà cửa. Với những công trình có lắp đặt thang máy thì đây không chỉ là phương tiện di chuyển mà còn là điểm nhấn, sự kết nối giữa các thiết kế trong ngôi nhà. Slogan "Nét thăng hoa cho không gian sống hiện đại" là sự kết hợp giữa vẻ đẹp bay bổng và sự hiện đại của chiếc thang máy. Khi bước một công trình, bên cạnh những chi tiết như trần, sàn, bàn ghế,... thì thang máy là một điều giúp người nhìn cảm nhận rõ hơn về sự chú trọng của chủ nhà trong từng chi tiết. Một chiếc thang máy phải đảm bảo tiện nghi, hoạt động êm ái và có những nét hài hòa với nội thất xung quanh. Để có được nét "thăng hoa" xen lẫn hiện đại trong cùng một chiếc thang máy thì chủ công trình cần phải lựa chọn được đơn vị thang máy có tay nghề lâu năm, tư vấn chi tiết và biết đẹp. Biết đẹp ở đây là chỉ sự thông minh, tinh tế khi tư vấn được chiếc thang máy phù hợp với tổng thể ngôi nhà, chi phí phù hợp với ngân sách của gia chủ và chỉn chu trong từng bước lắp đặt. Thang máy Đông Đô công bố slogan mới Đây là cuộc thi dành cho nhân sự của Thang máy Đông Đô. Để có thể tìm ra slogan phù hợp nhất với tiêu chí của cuộc thi, Ban Tổ chức đã trao đổi rất kĩ. Mỗi nhân sự đều hiểu rõ sứ mệnh và đường lối phát triển của công ty nên đưa ra được những câu slogan rất chất lượng. Sau những vòng thi căng thẳng, câu Slogan chiến thắng thuộc về thành viên ban Thiết kế. Theo như phần thuyết trình của người chiến thắng: "Sự sắp xếp, lựa chọn nội thất trong gia đình phải có sự kết hợp giữa nghệ thuật và sự tiện nghi để tạo nên không gian sống cá nhân và độc đáo" Như vậy với slogan "Nét thăng hoa cho không gian sống hiện đại", Thang máy Đông Đô mong muốn mang tới cho mỗi công trình một sản phẩm tiện nghi nhưng vẫn có tính thẩm mĩ cao.

Phát động cuộc thi sáng tạo slogan: Khi thang máy không còn là máy móc

Nội dung bài viết 1. Ý nghĩa của slogan đối với mỗi doanh nghiệp 2. Quy định về thể lệ, nội dung sản phẩm dự thi cuộc thi sáng tạo slogan 1.1 Thể lệ cuộc thi sáng tạo slogan 1.2 Nội dung Slogan  1.3 Đối tượng tham gia cuộc thi slogan 1.4 Cơ cấu giải thưởng Trong hơn 7 năm hoạt động, Công ty TNHH Thang máy và Thiết bị Đông Đô đã trở thành đơn vị lắp đặt, bảo trì, sửa chữa thang máy được nhiều doanh nghiệp và gia đình tin tưởng. Để xứng đáng với lòng tin và sự tín nhiệm của khách hàng, Thang máy Đông Đô sẽ nỗ lực hơn nữa trên chặng đường năm thứ 8 sắp tới. Để mừng sinh nhật lần thứ 8 của Thang máy Đông Đô, Ban Giám đốc phát động cuộc thi sáng tạo slogan với chủ đề “Khi thang máy không còn là máy móc” Công ty TNHH Thang máy và Thiết bị Đông Đô phát động cuộc thi sáng tạo slogan 1. Ý nghĩa của slogan đối với mỗi doanh nghiệp Slogan là một câu ngắn gọn giúp doanh nghiệp gắn kết với khách hàng mục tiêu và thể hiện giá trị cốt lõi của mình. Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng gay gắt, slogan không chỉ là lời kêu gọi mà còn là biểu tượng tinh thần độc đáo, giúp thương hiệu nổi bật và ghi sâu trong tâm trí người tiêu dùng. Slogan hiệu quả có khả năng tóm gọn sự khác biệt của doanh nghiệp và nhấn mạnh giá trị độc đáo mà sản phẩm hoặc dịch vụ của họ mang lại. Khi được chọn lựa và xây dựng cẩn thận, slogan có thể truyền tải thông điệp quan trọng và tạo ra một kết nối tinh tế với cảm xúc của khách hàng. Việc lựa chọn slogan phù hợp không chỉ giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu mạnh mẽ mà còn tạo ra sự nhận diện dễ dàng trong tâm trí người tiêu dùng. Một slogan độc đáo và ấn tượng có thể tạo ra tương tác tích cực, thúc đẩy sự tò mò và khám phá thêm về sản phẩm hoặc dịch vụ mà thương hiệu cung cấp. Ngoài ra, slogan còn giúp thể hiện tầm nhìn, triết lý kinh doanh và cam kết của doanh nghiệp đối với khách hàng. Một slogan mạnh mẽ có thể kích thích tinh thần làm việc của nhân viên, tạo sự gắn kết và thúc đẩy họ hướng tới mục tiêu chung. Như vậy, việc tạo ra một slogan đầy ý nghĩa và độc đáo là một phần quan trọng của việc xây dựng một thương hiệu thành công, giúp doanh nghiệp nổi bật trong đám đông và tạo dấu ấn đậm nét trong lòng của khách hàng. Hiểu được điều này, Ban Giám đốc Công ty TNHH Thang máy và Thiết bị Đông Đô tổ chức cuộc thi sáng tạo Slogan với chủ đề "Khi thang máy không còn là máy móc" 2. Quy định về thể lệ, nội dung sản phẩm dự thi cuộc thi sáng tạo slogan Theo thời gian, Thang máy Đông Đô nhận thấy rằng chiếc thang máy không chỉ đơn thuần là một thiết bị di chuyển. Với mỗi công trình khi lắp đặt thang máy, chủ thầu thường cân nhắc cả về những khía cạnh như tính thẩm mĩ, chính sách, dịch vụ,... Thang máy Đông Đô luôn cố gắng nâng cao trình độ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Chính vì vậy, slogan được chọn ra trong cuộc thi này cũng sẽ thể hiện rõ tầm nhìn và sứ mệnh của Thang máy Đông Đô trong thời gian tới. 1.1 Thể lệ cuộc thi sáng tạo slogan - Vòng 1: Mỗi nhân sự nghĩ tối thiểu 1 slogan, không giới hạn số lượng. - Vòng 2: Slogan hay nhất của mỗi nhân sự nộp tại vòng 1 sẽ được Ban Giám đốc lựa chọn để tham gia vòng bình chọn online. - Vòng 3: Ba nhân sự nhận được số lượt bình chọn cao nhất sẽ thuyết trình trình bày ý tưởng của mình. 1.2 Nội dung Slogan Các slogan phải đảm bảo: - Slogan chưa từng được sự dụng bởi các doanh nghiệp, hội nhóm khác. - Mỗi câu slogan tối thiểu 3 từ - Slogan tạo cảm xúc mạnh mẽ, tích cực, dễ đọc, dễ nhớ, không có từ ngữ địa phương. - Slogan thể hiện được tầm nhìn chiến lược và sứ mệnh của công ty  1.3 Đối tượng tham gia cuộc thi slogan Đối tượng tham gia cuộc thi sáng tạo slogan là toàn thể nhân viên Công ty TNHH Thang máy và Thiết bị Đông Đô. Đây là cơ hội cho mỗi nhân sự phát huy sự sáng tạo và giúp mỗi nhân sự hiểu hơn về công ty. 1.4 Cơ cấu giải thưởng - Slogan được chọn sẽ trở thành slogan chính thức của Công ty, tác giả sẽ được trao thưởng: 2.000.000 triệu đồng và tăng lương. - Các giải thưởng phụ sẽ được cập nhật trong văn bản công bố trên 1Office  Thông tin về chúng tôi: 📞 Hotline: 086 504 3686 📍 Địa chỉ: LK 03-03, Khu Đô Thị Hinode Royal Park, Xã Kim Chung, Huyện Hoài Đức, Hà Nội 🌐 Theo dõi Đông Đô tại D.D-Omnichannel

Tin kỹ thuật

Giải pháp tiết kiệm điện năng cho thang máy vào mùa hè

Trong thời đại công nghệ đang phát triển như hiện nay thì bên cạnh việc sử dụng thang máy để làm tăng tính thẩm mĩ, sang trọng cho toàn bộ ngôi nhà thì một trong những vấn đề được nhiều khách hàng quan tâm là làm thế nào để tiết kiệm điện năng. Đặc biệt khi vào hè, thang máy trong quá trình sử dụng sẽ tiêu thụ một lượng lớn điện năng, đây là chi phí lớn trong các gia đình công cộng. Vậy hãy cùng thang máy Đông Đô tìm hiểu “Giải pháp tiết kiệm điện năng cho thang máy vào mùa hè” này qua bài viết dưới đây ngay nhé! Nội dung bài viết 1. Lựa chọn đúng động cơ thang máy để tiết kiệm điện 1.1. Động cơ kéo không hộp số 1.2. Nâng cấp máy kéo hoặc hệ thống truyền động 1.3. Nâng cấp hệ thống kiểm soát và điều khiển thang máy 2. Tiết kiệm điều hòa trong cabin 3. Lựa chọn hệ thống đèn chiếu sáng cho thang máy 4. Quạt thông gió trong cabin 5. Bảo hành, bảo dưỡng thang máy định kì 1. Lựa chọn đúng động cơ thang máy để tiết kiệm điện 1.1. Động cơ kéo không hộp số Động cơ là một trong những bộ phận tiêu thụ điện lớn nhất trong thang máy, lựa chọn đúng loại động cơ thang máy sẽ giúp gia chủ tiết kiệm điện năng một cách hiệu quả nhất. Công suất thang máy gia đình nên được lựa chọn trong ngưỡng công suất động cơ 1,5kW – 2,4kW.  Sử dụng động cơ không hộp số đang được nhiều gia đình lựa chọn vì nó giúp tiết kiệm điện năng một cách hiệu quả. Loại động cơ không hộp số giúp tiết kiệm điện lên đến 40% so với động cơ có hộp số, giúp giảm thiểu chi phí một cách hiệu quả. Ưu điểm của động cơ không hộp số là tiết kiệm điện nhưng lại bị giới hạn về số tầng chỉ dưới 20 tầng, vì vậy nên loại động cơ này thích hợp với các loại thang máy gia đình. => Lựa chọn đúng loại động cơ sẽ giúp tiết kiệm điện hiệu quả, giảm thiểu chi phí sử dụng hàng tháng cho các gia đình vào mùa hè nói riêng và tất cả các mùa trong năm nói chung. 1.2. Nâng cấp máy kéo hoặc hệ thống truyền động Nếu thang máy đã sử dụng trong thời gian dài, gia chủ nên xem xét nâng cấp thang máy kéo hoặc hệ thống truyền động. Nâng cấp máy kéo hoặc hệ thống truyền động sẽ giúp thang máy của bạn vận hành ổn định, hiệu quả và tiết kiệm điện lên đến 40% lượng điện tiêu thụ so với các loại thang máy cũ, lỗi thời. 1.3. Nâng cấp hệ thống kiểm soát và điều khiển thang máy Hệ thống kiểm soát và điều khiển thang máy khi được nâng cấp tối ưu sẽ giúp vận hành thang máy tốt và chính xác hơn. Thời gian chờ thang máy được rút ngắn gọn do quá trình dừng, đón trả khách đi thang máy được tối ưu hiệu quả, thông minh, từ đó giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ của thang máy. 2. Tiết kiệm điều hòa trong cabin Vào mùa hè việc sử dụng điều hòa trong thang máy tăng mạnh do mật độ người sử dụng thang máy đông khiến không gian bức nên sử dụng điều hòa trong thang máy giúp không gian mát mẻ hơn, tránh cảm giác ngột ngạt cho người dùng. Chính vì vậy nên điều hòa khiến tiêu tốn khá nhiều năng lượng, do đó, tiết kiệm điện từ việc sử dụng điều hòa sẽ là giúp tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể. Vậy làm cách nào để tiết kiệm điện điều hòa cabin thang máy? Chúng ta tiết kiệm bằng cách lập trình cho điều hòa tắt mở theo một thời gian nhất định, khi đó nhiệt độ bên trong cabin vẫn rất mát mẻ. Sau một khoảng thời gian nhất định được thiết lập sẵn (khoảng 10-15 phút) hoặc khi cảm biến nhiệt độ không khí trong cabin cảm thấy nhiệt độ quá ngưỡng cho phép thì lúc này sau khi tắt điều hòa sẽ tự động hoạt động trở lại, điều này giúp thang máy tiết kiệm được điện năng một cách hiệu quả. 3. Lựa chọn hệ thống đèn chiếu sáng cho thang máy Chúng ta có thể lựa chọn đèn LED để sử dụng cho thang máy vì nó có khả năng tiết kiệm điện năng, chiếu sáng hiệu quả đồng thời cũng giảm bớt đáng kể lượng điện tiêu thụ hàng tháng, việc sử dụng đèn LED để chiếu sáng giúp khả năng phát tán nhiệt nhỏ hơn, giảm bớt oi bức vào mùa hè. Cài đặt tính năng tự tắt cho hệ thống chiếu sáng khi thang máy không hoạt động giúp tiết kiệm điện một cách hiệu quả. Trong thời gian nghỉ hệ thống thang máy sẽ tự động tắt nguồn điện chiếu sáng nhờ đã được lập trình từ trước. Khi hoạt động trở lại thang máy sẽ tự động cung cấp ánh sáng phục vụ người dùng. Đối với các loại thang máy vách kính hoặc thang máy quan sát, vào ban ngày trời sáng có thể tắt hệ thống đèn chiếu sáng sẽ giúp tiết kiệm điện năng rất nhiều, ban ngày có thể tắt hệ thống đèn chiếu sáng sẽ giúp tiết kiệm nhiều điện năng. Thang máy kính trong suốt giúp lấy ánh sáng tự nhiên, buổi tối gia chủ cũng có thể tắt bớt các bóng đèn bên trong cabin bởi ánh sáng từ không gian bên ngoài cũng giúp không gian cabin sáng nhờ vách kính. 4. Quạt thông gió trong cabin Giống như điều hòa và ánh sáng, quạt thông gió được cài đặt tự động tắt mở khi thang máy ngưng hoặc đang hoạt động. Quạt thông gió có nhiệm vụ thông khí giữa bên trong và bên ngoài cabin giúp không khi không còn ngột ngạt bởi không gian kín. Trong quá trình hoạt động nếu không lập trình quạt thông gió tắt mở thì sẽ gây lãng phí và tiêu tốn điện năng rất nhiều kể cả là mùa đông hay mùa hè. Cần lưu ý không nên cài đặt thời gian chờ trước khi tự ngắt điện trong cabin thang máy quá ngắn. Tình trạng bật tắt liên tục có thể ảnh hưởng tới tuổi thọ, độ bền của đèn chiếu sáng, quạt thông gió cũng như tổng thể thiết bị. 5. Bảo hành, bảo dưỡng thang máy định kì Yếu tố quan trọng để giúp thang máy tiết kiệm điện hiệu quả là bạn cần tiến hành bảo hành, bảo dưỡng sản phẩm định kỳ, đúng theo khuyến cáo từ nhà sản xuất. Khi thang máy được bảo hành, bảo dưỡng tốt thì mới có thể vận hành ổn định và tiết kiệm điện. Tìm hiểu thêm: Thang máy gia đình có tốn điện không ? 4 giải pháp tiết kiệm điện cho thang máy Vậy là qua bài viết trên, thang máy Đông Đô đã chia sẻ cho bạn về “Giải pháp tiết kiệm điện năng cho thang máy vào mùa hè”, mong rằng qua bài viết bạn có thể tích lũy cho mình thêm những kinh nghiệm bổ ích giúp tiết kiệm tối ưu điện năng cho thang máy. Cần tư vấn thêm cũng như giải đáp các thắc mắc về thang máy, hãy liên hệ ngay tới Hotline của Đông Đô để được đội ngũ nhân viên tư vấn và giải đáp ngay nhé! Thông tin về chúng tôi: 📞 Hotline: 086 504 3686 📍 Địa chỉ: LK 03-03, Khu Đô Thị Hinode Royal Park, Xã Kim Chung, Huyện Hoài Đức, Hà Nội 🌐 Theo dõi Đông Đô tại D.D-Omnichannel

Những điều cấm kị khi đi thang máy

Hiện nay việc sử dụng thang máy sao cho đúng cách, an toàn không phải ai cũng biết và hầu như mọi người đang còn rất mơ hồ về vấn đề này. Việc sử dụng thang máy đúng cách giúp chúng ta có thể bảo vệ chính bản thân, gia đình. Trong quá trình sử dụng thang máy cần lưu ý những điều cấm kị không được thực hiện để tránh gây nguy hiểm cho bản thân cũng như thiết bị của thang máy. Sau đây thang máy Đông Đô sẽ cùng bạn tìm hiểu về “Những điều cấm kị khi đi thang máy” ngay nhé! Nội dung bài viết 1. Không vận chuyển những chất gây cháy nổ vào thang máy 2. Không đổ nước vào cabin thang máy 3. Không sử dụng thang máy khi xảy ra hỏa hoạn 4. Không cạy cửa cabin thang máy khi sử dụng, khi bị kẹt trong thang máy 5. Nghiêm cấm những người không có trách nhiệm tự ý ra vào những vị trí sau: 1. Không vận chuyển những chất gây cháy nổ vào thang máy Xăng dầu được biết đến là những chất lỏng rất dễ gây ra cháy nổ. Chính vì vậy, tuyệt đối không để những chất lỏng này tiếp xúc với thang máy. Có nhiều trường hợp người dân tận dụng thang máy vận chuyển người để làm thang vận chuyển hàng hóa như vận chuyển ga, xăng dầu,… gây ra cháy nổ đáng tiếc xảy ra. Đối với thang máy tải hàng vận chuyển xăng dầu cần đóng gói, tránh rơi rớt trong cabin, chảy ra ngoài. Nếu không muốn việc sử dụng thang máy có những nguy hiểm, có thể tổn hại tới tính mạng của bản thân và gia đình thì việc để xăng dầu tránh xa thiết bị là điều cần chú ý. Khi xăng dầu không có cơ hội tác động thì tình trạng cháy nổ cũng không xảy ra 2. Không đổ nước vào cabin thang máy Nước dễ làm cho đồ điện nhanh hỏng, khi nước không may bị đổ ra sàn cần khắc phục ngay, tránh để nước thấm vào các bộ phận của thang máy, bởi nếu nước bị chảy ra sàn cabin hay cửa tầng các bộ phận điện và nhiều bộ phận khác của thiết bị tiếp xúc với nước, mạch điện có thể đột ngột bị ngắt mạch, nhiễm điện gây nguy hiểm cho người sử dụng. 3. Không sử dụng thang máy khi xảy ra hỏa hoạn Khi hỏa hoạn xảy ra thì việc hệ thống điện thang máy bị tê liệt là điều thường xuyên xảy ra. Tùy thuộc vào quy mô, độ lớn của vụ cháy mà việc tác động tới thang máy cũng khác nhau. Việc chúng ta nên quan tâm là làm sao có thể thoát ra bên ngoài an toàn khi có sự cố hỏa hoạn xảy ra. Chúng ta nên thoát ra bằng đường nào nhanh chóng nhưng cũng cần đảm bảo an toàn, tránh gây nguy hiểm cho bản thân. Vì vậy tuyệt đối không sử dụng thang máy trong trường hợp có hỏa hoạn xảy ra. Việc sử dụng thang máy để thoát ra ngoài sẽ khiến nguy cơ bị kẹt thang máy cao hơn do tác động của lửa tới cửa thang máy làm cho người dùng bị kẹt trong cabin thang máy, gây nguy hiểm tới tính mạng, nên cần tuyệt đối không sử dụng thang máy khi có hỏa hoạn. Xem thêm: Tại sao không nên sử dụng thang máy khi có hỏa hoạn 4. Không cạy cửa cabin thang máy khi sử dụng, khi bị kẹt trong thang máy Tình trạng thang máy ngừng hoạt động đột ngột có thể có nhiều nguyên do khác nhau như: lỗi kĩ thuật của thiết bị, hay do nguồn điện không được cung cấp,… Dù do bất cứ nguyên nhân nào làm thang máy dừng hoạt động, khiến chúng ta bị kẹt bên trong cabin thì chúng ta cũng cần bình tĩnh để giải quyết mọi tình huống. Khi bị kẹt bên trong thang máy, việc chúng ta cố gắng cạy cửa để thoát ra bên ngoài là việc không nên làm, việc này không chỉ khiến thang máy có nguy cơ bị hỏng mà còn gây nguy hiểm cho chính bản thân chúng ta. Ngoài ra việc cố gắng nhảy lên, thoát ra bằng trần cabin cũng là việc làm dại dột nhất. Khi chúng ta không biết có những việc nguy hiểm gì đang chờ đợi mình thì việc giữ bình tĩnh và chờ người tới cứu là quyết định hợp lý Bên cạnh đó, việc thang máy đang trong quá trình di chuyển, bạn cố ý dùng tay hoặc chân để cạy cửa sẽ dễ bị kẹp tay hay đứt tay. Tuy rằng cửa thang máy có hệ thống mắt thần an toàn nhưng nó vẫn chỉ là máy móc, trong trường hợp bị hư hỏng bất chợt gây nguy hiểm cho người sử dụng. 5. Nghiêm cấm những người không có trách nhiệm tự ý ra vào những vị trí sau: - Buồng máy - Hố thang - Tự ý đứng trên nóc cabin thang máy - Dùng chìa khóa mở các cửa tầng, cửa thông, cửa quan sát, cửa buồng thang máy - Không tự ý dập cầu dao cấp điện, hộp cầu chì Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn các kĩ năng sử dụng thang máy an toàn cho người lớn và trẻ nhỏ Văn hóa sử dụng thang máy tại nơi công cộng Qua bài viết trên, thang máy Đông Đô đã cùng bạn tìm hiểu kĩ về “Những điều cầm kị khi đi thang máy”, mong rằng qua bài viết trên bạn sẽ có thêm những kinh nghiệm hữu ích khi đi thang máy để bảo vệ tốt bản thân và những người thân của bạn hơn. Cần tư vấn thêm cũng như giải đáp các thắc mắc về lắp đặt thang máy, vui lòng liên hệ đến Hotline của thang máy Đông Đô ngay nhé! Thông tin về chúng tôi: 📞 Hotline: 086 504 3686 📍 Địa chỉ: LK 03-03, Khu Đô Thị Hinode Royal Park, Xã Kim Chung, Huyện Hoài Đức, Hà Nội 🌐 Theo dõi Đông Đô tại D.D-Omnichannel

Lí do cần bảo trì thang máy định kì

Theo thống kê, nguyên nhân chính xảy ra sự cố thang máy là do thang máy không được bảo trì định kì. Việc kiểm tra, bảo dưỡng thang máy định kì sẽ hạn chế đi nhiều những sự cố không may xảy ra. Bảo trì thang máy định kì là việc làm quan trọng giúp thang máy vận hành tốt nhất, tuy nhiên nhiều người vẫn còn chưa hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo trì thang máy. Vì vậy để tìm hiểu và giải đáp câu hỏi “Tại sao cần phải bảo trì thang máy định kì?” hãy cùng thang máy Đông Đô tìm hiểu kĩ qua bài viết dưới đây nhé! Nội dung bài viết 1. Bảo trì thang máy là gì? 2. Thời gian bảo trì thang máy 3. Lí do cần bảo trì thang máy định kì 3.1. Phát hiện sớm các vấn đề về lỗi thiết bị 3.2. Đảm bảo thang máy hoạt động bền bỉ và an toàn 3.3 Có phương án dự phòng hỗ trợ thay thế thiết bị 3.4. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng 3.5. Giảm thiểu chi phí thay thế thiết bị khác 4. Các hạng mục bảo trì thang máy 1. Bảo trì thang máy là gì? Bảo trì thang máy là dịch vụ bảo dưỡng thang máy định kì giúp duy trì hoạt động liên tục của thang máy nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sự cố hỏng hóc có thể xảy ra. Theo thống kê của tổ chức danh tiếng thang máy Thế giới có nhận định “Thang máy thường có sự cố hỏng hóc cao hơn khi không được bảo trì”. Từ phân tích trên, ta có thể thấy việc bảo trì thang máy là cần thiết và quan trọng đối với người sử dụng nói riêng và của thang máy nói chung 2. Thời gian bảo trì thang máy Thời gian bảo trì thang máy phụ thuộc vào tuổi thọ của thang máy và tần suất sử dụng dài ngắn của thang máy. Sau đây là thời gian bảo trì thang máy thông thường: Thang máy mới lắp đặt: Đối với thang máy mới nguyên trong năm đầu tiên nên bảo trì 1 tháng/lần để đảm bảo sự vận hành tốt nhất và kiểm tra máy móc để tránh sự cố trong trường hợp xấu nhất. Sau khi thang máy sử dụng được 1 năm, bạn có thể sử dụng gói bảo trì 1 tháng/lần hoặc 2 tháng/ lần để đảm bảo thang máy luôn hoạt động trong tình trạng ổn định nhất và khắc phục kịp thời những hỏng hóc tiềm ẩn, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Tìm hiểu thêm: Cẩm nang bảo trì thang máy gia đình Những lưu ý quan trọng về bảo trì thang máy bạn cần biết 3. Lí do cần bảo trì thang máy định kì 3.1. Phát hiện sớm các vấn đề về lỗi thiết bị Thang máy được hoạt động liên tục trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, ngay khi thang máy không có người di chuyển thì thang máy vẫn được hoạt động ở chế độ chờ. Vì vậy nên các linh kiện và thiết bị cấu thành thang máy bị xuống cấp, khiến thang máy hoạt động không chính xác, làm ảnh hưởng đến quá trình vận hành của thang máy không còn ổn định, trơn tru và êm ái như ban đầu. 3.2. Đảm bảo thang máy hoạt động bền bỉ và an toàn Khi thang máy hoạt động không ổn định thì sẽ kéo theo những thiết bị liên quan đến thang máy cũng có khả năng hỏng hóc hay xảy ra sự cố. Việc này dẫn đến quá trình sử dụng thang máy không còn an toàn cho người sử dụng. Vì vậy hãy luôn lưu ý đến việc vệ sinh thang máy bằng cách kiểm tra thường xuyên dấu hiệu bất thường và phải thực hiện việc bảo trì bảo dưỡng liên tục cho thang. 3.3 Có phương án dự phòng hỗ trợ thay thế thiết bị Mọi thiết bị điện tử nói chung và thiết bị linh kiện thang máy nói riêng đều có tuổi thọ và đều có mức độ sai số nhất định khi thiết bị đã bị xuống cấp với môi trường khắc nghiệt, khiến cho thiết bị bị hao mòn nhanh làm hoạt động của thang máy không còn được chính xác. Để đảm bảo thang máy được hoạt động liên tục và ổn định thì các linh kiện thiết bị phải đảm bảo chính xác tuyệt đối. Một số thiết bị thang máy không phải lúc nào cũng có sẵn nên việc nhân viên kĩ thuật kiểm tra định kì đưa ra các phương án đánh giá toàn bộ thang máy, đồng thời kĩ thuật viên sẽ tư vấn cho gia chủ những thiết bị cần phải thay thế sửa chữa. 3.4. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng Việc sử dụng thang máy thì yếu tố an toàn được đặt lên hàng đầu. Việc bảo trì thang máy định kì và đúng cách sẽ đảm bảo ngăn ngừa được những sự cố không mong muốn xảy ra và giúp thang máy luôn hoạt động ổn định và đảm bảo an toàn nhất cho người sử dụng. 3.5. Giảm thiểu chi phí thay thế thiết bị khác Hiện nay giá thành linh kiện thiết bị thang máy vẫn còn khá cao, nếu thang máy không được bảo dưỡng thường xuyên thì vấn đề hư hỏng sẽ diễn ra nhanh hơn, bên cạnh đó khi thang máy hoạt động không chính xác sẽ dẫn đến các thiết bị khác cũng hư hỏng theo. Bảo trì thang máy định kì sẽ giúp phát hiện và kịp thời thay thế những thiết bị hỏng hóc, giúp giảm thiểu chi phí sửa chữa cho linh kiện. 4. Các hạng mục bảo trì thang máy * Những công việc cần thực hiện trong mỗi lần bảo trì: (Vệ sinh công nghiệp toàn bộ Thang Máy) 1 Phòng đặt máy Khoá cửa và cửa sổ. Sự di chuyển của cửa, nhiệt độ phòng máy. Đèn, sự thấm nước các vật dụng khác đặt trong phòng máy 2 Các thiết bị trong Phòng Máy Máy kéo, động cơ. Dầu máy kéo, phanh điện tử, bộ phanh cơ khí an toàn (Governor), tủ điều khiển. Tất cả các chi tiết trong tủ điều khiển: Relay, khởi động từ, các mạch điều khiển, giắc cắm…. 3 Sự hoạt động của buồng thang Sự hoạt động của cửa: Khởi động, hãm, dừng. Độ lắc, tiếng ồn, Đất, cát ở Sill cửa. Sự di chuyển, Thanh Sefety - Shoes, các thiết bị khác làm cửa mở lại (Photocell, USDS….), lau mắt kính của Photocell, Chuông dừng tầng, quạt làm mát buồng thang. 4 Sự hoạt động của tủ cứu hộ tự động Kiểm tra hoạt động của hệ thống ắc quy, nguyên lý hoạt động của tủ cứu hộ tự động 5 Bảng điều khiển, hộp, hiển thị báo tầng, báo chiều Sự tác động của các nút ấn, các công tắc. Các vis định vị, các đèn bảo chiều tầng, quá tải. 6 Đèn và vách buồng thang Bóng đèn, bụi bẩn xung quanh. Các boulon bắt vách buồng thang. 7 Đèn E. Light Sự hoạt động của đèn E. Light, độ sáng của bóng đèn. 8 Interphon Kiểm tra sự hoạt động, rẻ, nhiễu…. 9 Cửa tầng Sự hoạt động của các nút gọi tầng. Các đèn báo tầng, chiều. Vệ sinh bụi đất, cát bám trên Sill cửa tầng. 10 Bảng quan sát Kiểm tra lau chùi các đèn báo. 11 Hố thang Kiểm tra đèn dọc hố thang, hộp hứng dầu. Độ thấm nước, vệ sinh sạch sẽ. 12 Nóc buồng thang Vệ sinh công nghiệp, đổ thêm dầu bôi trơn Raill. Vệ sinh toàn bộ 13 Cửa thoát hiểm Kiểm tra sự hoạt động, khoá , Switch an toàn 14 Hệ thống Door lock Kiểm tra khoá Doorlock, tiếp điểm Doorlock, độ nhún của tiếp điểm khi đóng cửa. Kiểm tra các đầu dây. 15 Các hộp giới hạn Kiểm tra khoảng cách tác động. Kiểm tra các bánh xe, hiệu chỉnh các tiếp điểm. Kiểm tra các đầu dây. Đây đều là những hạng mục thường xuyên bị hư hỏng nên cần phải kiểm tra, bảo trì thường xuyên để sớm phát hiện, khắc phục các sự cố. có phương án thay thế và sửa chữa khi cần thiết. Xem thêm: Những thông tin cần biết về bảo trì thang máy Qua bài viết trên, thang máy Đông Đô đã giải đáp chi tiết cho bạn về “Tại sao cần phải bảo trì thang máy định kì?”, mong rằng qua bài viết trên bạn có thể hiểu được rõ hơn về tầm quan trọng của việc bảo trì thang máy, từ đó lưu ý bảo trì thang máy thường xuyên để thang máy luôn đạt được hiệu suất tốt nhất. Cần tư vấn về các gói bảo trì thang máy, đừng chần chừ mà gọi ngay đến Hotline của Đông Đô để được tư vấn kĩ hơn ngay nhé! Thông tin về chúng tôi: 📞 Hotline: 086 504 3686 📍 Địa chỉ: LK 03-03, Khu Đô Thị Hinode Royal Park, Xã Kim Chung, Huyện Hoài Đức, Hà Nội 🌐 Theo dõi Đông Đô tại D.D-Omnichannel

Thương hiệu thang máy nổi bật